Hiển thị các bài đăng có nhãn hoidap. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoidap. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Các “cao thủ IELTS” học tiếng Anh như thế nào?

ó muôn vàn cách học tiếng Anh, nhưng cách học nào sẽ mang đến hiệu quả cao nhất cho người học, đâu là bí quyết giúp bạn có thể đạt được điểm số IELTS cao như mong đợi? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các cao thủ IELTS dưới đây nhé.
Xem các kênh truyền hình tiếng Anh
Học mà chơi, chơi mà học là bí quyết của rất nhiều cao thủ đạt điểm cao IELTS. Hoàng Hải Anh (7.5 IELTS), sinh viên trường Đại học Ngoại thương cho biết: “Mình có thói quen đọc báo và tạp chí bằng Tiếng Anh và là một fan trung thành của phim Mỹ và các kênh như Discover, National Geographic hay Stars World. Nếu phải ôn tập theo kiểu học thuật như làm 1 bài đọc và 1 bài nghe IELTS hằng ngày thì mình khó lòng theo được, thay vào đó, mình chọn cách thoải mái với bản thân nhất và có lẽ vì thế mà nó đã mang lại hiệu quả cao nhất.”

Phạm Hồng Hạnh (7.5 IELTS) cũng tự nâng cao khả năng tiếng Anh của mình với những bí quyết tương tự: “Mình đặc biệt thích xem phim trên Stars World và Starmovies bởi ở đó có rất nhiều bộ phim truyền hình sitcom hài hước. Khi xem một cái gì đó bản thân mình thấy hứng thú thì việc học tiếng Anh cũng vào rất nhanh. Qua các bộ phim, mình làm quen nhiều với cách phát âm, ngữ điệu cũng như văn nói trong cuộc sống hàng ngày của người bản xứ. Ngoài ra, mình còn theo dõi một số kênh thời sự như CNN, BBC, ABC hay Bloomberg. Các kênh này cung cấp từ vựng về rất nhiều từ vựng với cách nói chuẩn, và chúng thường được phát lại nhiều lần nên mình hoàn toàn có thể hiểu được các thông tin”.
Học phải có thầy có bạn
Đó chính là bí quyết của cô bạn Nguyễn Diệu Cúc (7.0 IELTS). Cúc chia sẻ: “Một trong những điều thú vị nhất khi theo học tại trung tâm chính là mình được học với các bạn tầm tuổi có cùng dự định du học như mình. Từ lớp học tại trung tâm Anh ngữ GLN, bọn mình chơi rất thân với nhau và cùng nhau lập nhóm tự học sau giờ. Bọn mình cùng làm các bài Listening và Reading, đọc đáp án và cùng nhau tìm những lỗi sai hay mắc phải. Những hôm không có điều kiện tập trung tại một địa điểm, bọn mình hay lên chat skype bằng tiếng Anh. Chính những buổi ôn luyện thế này đã tạo cho cả nhóm rất nhiều động lực để luyện thi IELTS. Kết quả thi IELTS của lớp mình cũng rất khả quan với nhiều điểm 7.0, thậm chí có bạn đã đạt 8.0”.

Hãy là một chiến lược gia sáng suốt
Đạt điểm cao trong IELTS không khó nếu bạn có một chiến lược ôn tập đúng đắn. Xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tìm cách khai thác tối đa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, bạn sẽ thành công trên con đường chinh phục IELTS.
Hồng Hạnh (7.5 IELTS) chia sẻ: “Ban đầu mình sợ nhất là phần Nói vì quả thực mình không luyện thường xuyên. Nhưng khi bắt đầu ôn tập IELTS, dưới sự hỗ trợ từ thầy giáo tại GLN, mình đã tự vạch ra cho bản thân một kế hoạch luyện Speaking. Mình nhận thấy các giám khảo thường đánh giá thí sinh chủ yếu dựa và phát âm, khối lượng từ vựng, cấu trúc câu và mức độ liên kết chặt chẽ giữa các câu cũng như các ý. Thí sinh khó lòng được điểm cao với vốn từ vựng ít ỏi mà lại bị hỏi bất chợt về một lĩnh vựa nào đó. Kinh nghiệm của mình là luyện theo quyển Speaking của Mat Clark nhưng có kết hợp sử dụng Google. Quyển Speaking này cung cấp đến 52 chủ đề cùng các từ vựng liên quan, các từ hiếm gặp, thành ngữ và các câu hỏi có thể gặp trong kỳ thi. Vì thế, mỗi ngày mình cố gắng đọc một vài chủ đề, tự trả lời và khi nào thấy khó hiểu hay thiếu ý thì lại tìm trên Google. Theo mình, nếu biết cách sử dụng thì google quả thực là một công cụ cực kỳ hữu ích. Sau đó, mình ghi lại ý chính vào 1 quyển sổ rồi tự diễn đạt lại theo ý bản thân dựa trên những mẫu cấu trúc câu trong quyển của Mat Clark. Luyện tập càng nhiều càng tốt để bản thân không bị quên và có thể bật ra như phản xạ.”

Source: dantri.com.vn
Read More




Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Tư vấn giải đáp tất cả về Tiếng Anh học thuật

Những mắc liên quan và tư vấn kinh nghiệm để các bạn trang bị được vốn tiếng Anh học thuật vững vàng, tự tin bước vào môi trường học tập mới, các thầy cô đến từ Hội đồng Anh sẽ giải đáp cụ thể. Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ cùng chúng tôi.
Ngôn ngữ giao tiếp chỉ là một điều kiện cần, còn “ngôn ngữ học thuật” mới là điều kiện đủ để bạn tự tin tiếp thu tối đa kiến thức khi bước vào giảng đường đại học tại nước ngoài. Nền giáo dục tiên tiến, cơ hội thăng tiến cao sau khi tốt nghiệp, du học hiện đã trở thành sự lựa chọn đầu tư hiệu quả được nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh chọn lựa. Tuy nhiên, những hẫng hụt trong kiến thức kỹ năng sống, kỹ năng học tập đã trở thành rào cản không nhỏ với các bạn trẻ khi hòa nhập vào một môi trường hoàn toàn mới.


Vào 14:00 - 16:00 ngày 14/3/2013, Hội Đồng Anh phối hợp với báo Dân trí tổ chức buổi tư vấn với Hội đồng Anh và cựu du học sinh Anh để trả lời những thắc mắc liên quan và tư vấn những kinh nghiệm cần thiết để các bạn trang bị cho mình được một vốn tiếng Anh học thuật vững vàng, tự tin bước vào môi trường học tập mới.
Sốc - chuyện thường ở huyện
Hiện nay, không ít bạn trẻ ngay sau khi rời ghế phổ thông lập tức được bố mẹ cho đi du học tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp…Thủ tục giấy tờ đã có những trung tâm tư vấn du học lo, tiền bạc tài chính thì gia đình lo, nhiều bạn “ung dung” nhập học trong tâm thế “vô lo vô nghĩ” và không ít trường hợp đã “sốc lên sốc xuống” khi không thể hòa nhập với môi trường mới, không thể theo kịp khi nhập học và không ít trường hợp đành “nửa đường đứt gánh” quay trở về nước sau chỉ vài tháng để học lại.
Trên thực tế thì ngay cả với những bạn được trang bị kiến thức tốt, nắm trong tay những chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL... với điểm số rất cao cũng vẫn bị “ngợp” bởi môi trường học tập và đào tạo quá mới.
Trong số những khó khăn lớn và phổ biến nhất mà các du học sinh thường gặp phải là ngôn ngữ, tư duy và phương pháp học tập hoàn toàn khác so với bậc phổ thông. Vốn ngoại ngữ khá, khả năng giao tiếp tốt là điều kiện cần để du học sinh hòa nhập vào môi trường sống mới. Ngày nay, giới trẻ tiếp cận và học hỏi với nhiều kênh thông tin đa dạng, nên việc giao tiếp khi đi nước ngoài đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc bước vào cánh cổng trường đại học lại là một chuyện hoàn toàn khác. “Đại học là tự học”, làm sao để tiếp thu tốt những kiến thức được truyền đạt và chuyển tải hết được những ý tưởng, chứng minh được năng lực học tập của mình là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Liệu pháp chống sốc
Phương pháp đào tạo ở bậc Đại học và cao hơn ở các nước có nền giáo dục tiên tiến mang nhiều điểm khác so với ở Việt Nam. Với những đòi hỏi khắt khe về khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Ngôn ngữ được sử dụng trong giảng đường cũng vì thế mà rất khác biệt, thường gọi chung là “Ngôn ngữ học thuật”.
Ngôn ngữ giao tiếp chỉ là một điều kiện cần, còn “ngôn ngữ học thuật” mới là điều kiện đủ để bạn tự tin tiếp thu tối đa kiến thức khi bước vào giảng đường đại học tại nước ngoài.

Để nắm vững tiếng Anh học thuật, ngoài 4 kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết thì kỹ năng quan trọng nhất cần được cung cấp là kỹ năng xây dựng phương pháp, kỹ năng học tập và xây dựng nền tảng kiến thức học thuật. Những kỹ năng này đặc biệt cần thiết cho học viên trong quá trình tương tác, thảo luận với giảng viên, bạn học và nghiên cứu, soạn thảo các tiểu luận, rèn luyện tư duy phản biện, nghiên cứu, nghe bài giảng, ghi chú, đọc tài liệu học thuật, tham dự hội thảo, viết luận văn, thuyết trình và kỹ năng tự học….
Chương trình Anh Ngữ Học Thuật giúp học viên tự tin tương tác trong các tình huống trong môi trường học tập, thành công trong môi trường đại học và sẵn sàng cho công việc tương lai. Để tìm hiểu sâu hơn xoay quanh vấn đề này, Hội Đồng Anh - một tổ chức uy tín và có lâu năm kinh nghiệm trong tư vấn kết nối với các trường Đại học Anh cũng như đào tạo tiếng Anh học thuật - phối hợp với báo Dân trí tổ chức buổi tư vấn với Hội đồng Anh và cựu du học sinh Anh vào 14:00 - 16:00 ngày 14/3/2013. Trong đó sẽ trả lời những thắc mắc liên quan và tư vấn những kinh nghiệm cần thiết để các bạn trang bị cho mình được một vốn tiếng Anh học thuật vững vàng, tự tin bước vào môi trường học tập mới.
dichtienganh.info_st 
Read More




Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Hướng dẫn xin visa ấn độ

Thủ tục xin visa đi Ấn Độ

Tư vấn Xin visa Ấn Độ, hoàn tất các Thủ tục Xin visa Ấn Độ nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất chỉ có ở Babylon. Dịch vụ tư vấn Thủ tục Xin visa Ấn Độ của Babylon sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước để đẩy nhanh việc cấp Visa Ấn Độ cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi tư vấn Thủ tục Xin visa Ấn Độ tại Babylon.

I. HỒ SƠ XIN VISA ẤN ĐỘ BAO GỒM:
1. 01 đơn xin cấp visa có dán ảnh 3 x 4cm;
2. 01 ảnh chân dung cỡ 4x6;
3. Chứng minh thư gốc của người đi nộp;
4. Hộ chiếu Phổ thông còn hạn ít nhất 06 tháng tính đến ngày khởi hành.

II. TƯ VẤN THỦ TỤC XIN VISA ẤN ĐỘ TẠI BABYLON:

Khách hàng tư vấn Thủ tục Xin visa Ấn Độ tại Babylon sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Xin visa Ấn Độ như:
- Tư vấn những quy định của pháp luật việc cấp visa Ấn Độ;
- Tư vấn Thủ tục Xin visa Ấn Độ;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn Xin visa Ấn Độ;
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác.

2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Xin visa Ấn Độ, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Babylon sẽ đại diện hoàn tất các Thủ tục Xin visa Ấn Độ cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Babylon sẽ tiến hành soạn hồ sơ Xin visa Ấn Độ cho khách hàng;
- Đại diện lên cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ Xin visa Ấn Độ cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận Visa đi Ấn Độ cho khách hàng.

4. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:
Ngoài các dịch vụ ưu đãi kể trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ Babylon vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Giảm giá 10% cho dịch vụ tiếp theo mà bạn sử dụng;
- Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua http://babylonlaw.com
- Tư vấn miễn phí qua hotline: 1900 66 81
Nguồn:Sưu tầm
Read More




Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Dịch tiếng anh từ căn bản đến nâng cao



Để việc học ngoại ngữ của chúng ta thêm hiệu quả và đi đúng trình tự từ căn bản đến nâng caothì chúng tôi đã sấp xếp lại danh sách các mục và các bài học theo từng mục chuyên biệt, thứ tự từ trên xuống, từ căn bản đến nâng cao.
Một số gợi ý nhỏ để việc học hiệu quả theo trình tự là bạn nên học ngữ pháp căn bản trước, sau đó đến phần từ vựng hình ảnh, từ vựng nâng cao và phối hợp với từ điển Anh-Viêt Việt-Anh để tra từ chéo qua lại, ví dụ bạn muốn tìm từ "yêu thương" của tiếng Anh để học thì bạn có thể dùng từ điển Việt-Anh để chuyển từ "Yêu thương" tiếng Việt sang tiếng anh hoặc bạn có thể dùng công cụ dịch nguyên câu để dịch qua lại những mẩu truyện vui, lời bài hát tiếng Anh và các bài báo Anh-Việt để tập đọc.
Để tập đọc và học từ vựng thì có rất nhiều bài tập rất hay như; học từ vựng với hình ảnh có phát âm, 800 từ cơ bản, từ điển hình Anh-Việt, 3000 từ thông dụng và rất nhiều bài khác, nhưng ở đây tôi sẽ giới thiệu bạn nên học video 1000 từ thông dụng trước và nên phối hợp dùng từ điển thường xuyên, vì trong từ điển có phần phiên âm quốc tế và có phát âm. Để nghe phát âm thì bạn hãy bấm vào hình cái loa sau đó nghe và đọc theo, tuy lúc đầu đọc theo có thể bạn đọc chưa đúng nhưng hãy cố đọc theo để cho thuộc mặt chữ, và sau này học luyện nghe theo giọng người bản ngữ thì bạn sẽ tự đông điều chỉnh lại chính xác.
Trong quá trình học từ vựng cũng như xem các bài khác trên lhttp://www.dichtienganh.info/ thì từ nào không biết thì bạn hãy click nháy 2 cái để tra từ nhanh, trong trường hợp từ cần tra là dạng hình ảnh thì bạn hãy nhấp chuột phải để hiện từ điển và gõ từ cần tra vào.
Sau khi bạn đã có một số kiến thức về ngữ pháp cũng như từ vựng thì bạn hãy bắt đầu luyện nghe và học thêm những chương trình dạy Anh ngữ khác như Anh Ngữ Sinh Động, Word and Idioms và English American Style.. Bạn nên luyện nghe các bài dễ trước, ví dụ như American Streamline Departure, và bạn nên chọn những bài nghe từ nhỏ nhất (theo số thứ tự) và sau này sẽ nghe tiếp các bài có số thứ tự lớn hơn, và hơn thế nữa bạn có thể nghe thêm bài dịch song ngữ trên 600 ngàn bài hát tiếng anh và điền vào ô trống rất thú v.
Tiếp theo các bài luyện nghe thì bạn bước sang các bài luyện nói và viết, hãy bắt đầu với các bài hướng dẫn nói như Say it naturally và học thêm các động từ bất quy tắc
Sau khi bạn đã học qua những phần trên thì bạn hãy tập làm bài tập đạng trắc nghiệm chọn câu đúng sai, Lớp ngoại ngữ chúng tôi có trên 1000 bài tập TOEFL và một thư viện lớn bài tập tại English quiz hoặc vào trang english-test.us để làm thêm những bài English Test nâng cao với nhiều cấp độ khác nhau nhưng tốt nhất bạn nên làm bài tập ở level A trước.
Sau những bài tập điều có đáp án và số câu trả lời đúng sai của bạn. Nếu bạn trả đúng thì rất mừng nhưng cho dù bạn trả lời sai thì cũng rất vui vì bạn sẽ rút ra kinh nghiệm và học được các câu trả lời đúng theo đáp án.
Còn nếu bạn đã có một số kiến thức Anh Văn nhất định thì bạn có thể tự chọn bài học phù hợp để học.
Một gợi ý nhỏ là các menu đã được chúng tôi sắp xếp theo thứ tự, từ dễ đến khó, tính từ trên xuống. Mong bạn hãy dựa vào đó để tìm bài học cho phù hợp với trình độ của mình.
Cuối cùng, nếu bạn chịu khó, siêng năng học theo hướng dẫn và làm những bài tập ở http://www.dichtienganh.info/ thì chúng tôi tin rằng sau một thời gian trình độ Anh ngữ của bạn sẽ không thua gì những bạn học chuyên ngành Anh ngữ.
Các bạn học tại website http://www.dichtienganh.info hoàn toàn miễn phí, không có bất kỳ khoản chi phí nào, sự thành công trong học tập của các bạn là nguồn phí quý báu và vô giá với chúng tôi.
Read More




Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Dịch tiếng anh :Định nghĩa về Dịch thuật


Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương - văn đích hay là bản dịch. 
Trong dịch thuật, người ta thường chia thành biên dịch và phiên dịch. Biên dịch thường được hiểu là dịch văn bản, từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Trong khi đó, phiên dịch thường được hiểu là dịch nói, hoặc là diễn giải lại câu của người khác sang ngôn ngữ để người nghe hiểu.
"Dịch" có nghĩa là "thay đổi", "biến đổi"; "thuật" có nghĩa là "kỹ thuật", "học thuật", "phương pháp". Vậy "dịch thuật" có nghĩa là "phương pháp chuyển đổi" từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Các bước dịch thuật

Có thể chia dich thuật chuyên nghiệp làm 5 bước:
  1. Bước 1: Chuyển định dạng tài liệu về bản mềm (Bản Ms.Word hoặc Writer.Open Offices)
  2. Bước 2: Tiến hành thiết lập danh sách qui ước cách dịch các từ vựng chuyên ngành, các câu chuyên ngành ...
  3. Bước 3: Tiến hành dịch thuật dựa trên danh sách qui ước đã lập trong bước 2
  4. Bước 4: Reviews lại toàn bộ bản dịch về ngữ nghĩa, ngữ pháp, chính tả và đối soát lại cách dùng từ thống nhất.
  5. Bước 5: Chuyển định dạng về dạng tài liệu yêu cầu.

Quy trình kiểm tra chất lượng bản dịch 

Dịch thuật không phải là một môn khoa học chính xác mà là một sản phẩm trí tuệ. Trong đó, mức độ tập trung khác nhau của cùng một chuyên viên ngôn ngữ có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Đó là chưa kể đến những sản phẩm dưới mức tiêu chuẩn được thực hiện bởi những nhóm hoặc điểm dịch thuật tự do, thiếu kinh nghiệm và không đủ kỹ năng. Quan trọng hơn cả, mỗi một từ là một quyết định của người dịch thuật, mà quyết định của một người thì có thể đúng và rất có thể sai. Khả năng mắc lỗi tỉ lệ thuận với với số từ cần chuyển ngữ. Đó là những lý do cần phải có sự bảo đảm chặt chẽ về chất lượng. Nếu không có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có.
Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn (QA) gồm có từ bốn đến năm giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có một yêu cầu công việc riêng của nó.
source:amvietnam.com
Read More




Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

3 bài viết hay về cách luyện nghe tiếng Anh

Bài viết này có rất lâu rồi bên EnglishTime Forum, nhưng nay cháu mới được, tác giả là Trần Duy Nhiên (tác giả Thư gửi em) - thầy đã mất cách đây hơn 1 năm, tội nghiệp thầy. Tuy thế nhưng tình cảm và những bài viết thầy vẫn sống mãi trong lòng học trò cũng như những người đã từng đọc bài của thầy.


Phần 1

LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH:
Nhân một câu hỏi của một thành viên English Time Forum (1), về cách học nghe tiếng Anh, tôi đã viết một topic trong Forum ấy. Hôm nay đọc lại, tôi thấy rằng có thể một số em sinh viên thường ghé blog tôi cũng muốn tìm một cách học để mau tiến bộ trong kỹ năng nghe tiếng Anh, nên tôi chép sang blog mình. Và sau đây là bài tôi viết cách đây hai ngày trên ETF

LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH (và nói chung: MỘT NGOẠI NGỮ)
Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.

Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.

Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!

Thế nhưng những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được.

Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.

Từ lúc sinh ra chúng ta đã NGHE mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sanh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới NÓI những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học ĐỌC, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập VIẾT… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi xong trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.

Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.
Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập ĐỌC các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa đổi phát âm những từ nào chưa chuẩn cho đến khi người khác nghe có thể hiểu được.

Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.

Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!

Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

Và đây là bí quyết để Nghe:

A. Nghe thụ động:
1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum ETF). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 - Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.

B. Nghe chủ động.
1. Bản tin special english:- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tuned', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.

Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Một số bài Audio (trong ETF chẳng hạn): nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe. Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi, nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều!
Read More




Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Du học Hà Lan với bằng IELTS 6.0 được không ?

Em đang có bằng tốt nghiệp 6.49 điểm và bằng IELTS 6.0. Xin hỏi em đủ tiêu chuẩn để du học Hà Lan, lấy bằng thạc sĩ về tài chính chưa? Có cần thêm các điều kiện gì không?
(huynhmai@…)
%title
- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink International: Để học thạc sĩ tại Hà Lan, điểm tiếng Anh phải đủ IELTS 6.5. Trong trường hợp như bạn, có thể tham dự khóa học dự bị thạc sĩ để chuẩn bị vào khóa chính, các khóa học này rất phổ biến và được thiết kế phù hợp với du học sinh quốc tế.
Bên cạnh đó, mỗi trường sẽ có các yêu cầu đầu vào khác nhau, ví dụ như kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành muốn theo học, điểm GMAT…
Để tìm hiểu thông tin cho các khóa học liên quan đến Finance (Tài chính) và điều kiện của từng trường, bạn có thể tham khảo các website chính thức của các trường hoặc của Tổ chức Hợp tác quốc tế về giáo dục của Hà Lan (www.nesovietnam.org).
* Du học sinh có được phép ở lại sống và làm việc dài hạn sau khi tốt nghiệp?Nguyễn Hồng Anh (TP.HCM)
- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink International: Các quốc gia nói tiếng Anh có chính sách nhập cư thoáng và rộng mở cho du học sinh và người lao động quốc tế là Úc, New Zealand, Canada trong việc làm thêm. Đây là những quốc gia rộng lớn, ít dân và thiếu nguồn lao động – nhất là nguồn lao động trí thức và có tay nghề cao.
Tuy nhiên, các chính sách và quy định có liên quan đều thay đổi theo từng năm nên cần theo dõi để cập nhật chính xác. Ngoài ra việc áp dụng các chính sách và quy định định cư này cũng có nhiều điểm cần lưu ý, nhất là với những người chưa am hiểu nhiều về các chính sách nhập cư, di trú; các gia đình cần tìm hiểu thật cẩn thận, tìm thông tin từ các nguồn chính quy như các phòng và bộ phận phụ trách di trú và nhập cư của đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước tại Việt Nam. Không nên nghe những lời bàn tán, đồn thổi của dư luận để tránh bị lợi dụng dẫn đến tốn kém thời gian và tiền bạc.
Bạn có thể liên hệ các trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế chuyên nghiệp, có uy tín để luôn được cập nhật các thông tin về chính sách dành cho du học sinh sau khi tốt nghiệp như ở lại làm việc lấy kinh nghiệm, làm việc và sinh sống dài hạn cũng như các chính sách di trú và nhập cư theo các diện khác.
Theo TTO
Read More




Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Dạy tiếng anh 15 lời khuyên học tiếng Anh hiệu quả

Bạn muốn nâng cấp kĩ năng sử dụng tiếng Anh của mình? Để làm được điều này, bạn cần có phương pháp cụ thể và hiệu quả. Hãy tham khảo những lời khuyên sau.

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.


2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách can cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

Theo Mực Tím/TVE
Read More




Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Một số cấu trúc câu dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt không đúng về ngữ nghĩa và cách sửa lỗi


Cuốn sách "Giới thiệu chung về lí thuyết viễn thông" (General Introduction of Telecommunication Theory) của nhà xuất bản Thanh niên mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu có nội dung khoa học thực tiễn và có giá trị. Trong phần dịch sang tiếng Việt tồn tại các lỗi về ngữ nghĩa, phong cách và chính tả. 
1. Lỗi thuật ngữ, cụm từ và dấu câu: 
Câu đã được dịch sang tiếng Việt Câu nguyên bản tiếng Anh
Sau đó ít lâu con người phát sinh ra tín hiệu bằng lửa có khả năng truyền đạt các thông tin có hiệu quả và nhanh chóng khi tới các vùng xa. (tr.23)A little later, men invented the signal fire capable of transmitting messages effectively and rapidly to distant places. (tr.22)

Đối chiếu nghĩa các thuật ngữ phát sinh và invented cho thấy: 
Phát sinh: dg. Bắt đầu sinh ra, nảy sinh ra (thường nói về cái không hay). Bệnh cúm thường phát sinh vào đầu mùa hè. Giải quyết mâu thuẫn mới phát sinh. Phát sinh vấn đề. (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB.Đà nẵng, 2003, tr.769). 
Invented: v. To discover, as by study or inquiry; to find out; to devise; to contrive or produce for the first time; - applied commonly to the discovery of some serviceable mode, instrument, or machine. (Từ điển New Oxford, 2001). 
Như vậy, có thể thấy rằng invented không thể dịch là phát sinh, mà phải dịch là tìm thấy hoặc phát hiện. Trong tiếng Việt, không tồn tại nghĩa con người phát sinh ra. Đây là các thuật ngữ có tương đồng về nghĩa và khó dịch sai. 
Đối chiếu các cụm từ tín hiệu bằng lửa và signal fire cho thấy việc dịch cụm từ trên là không đúng bởi vì cụm từ signal fire là cụm từ có tương đồng trong tiếng Việt và được dịch là lửa dùng làm dấu hiệu (để ra hiệu, dùng làm tín hiệu). 
Trong ngữ pháp Việt và Anh, trạng ngữ chỉ thời gian được phân biệt bởi dấu phẩy nếu đứng đầu câu để làm rõ nghĩa. Vì vậy, khi dịch sang tiếng Việt, dấu phẩy này cần được giữ nguyên vị trí. Như vậy, câu dịch trên cần phải sửa là: 
Sau đó ít lâu, con người đã tìm ra lửa dùng làm tín hiệu có khả năng truyền đạt các thông tin có hiệu quả và nhanh chóng tới các vùng xa. 
Trong câu dịch trên, theo chúng tôi, để câu ngắn gọn và dễ tiếp nhận hơn, có thể không dùng các: 
Sau đó ít lâu, con người đã tìm ra lửa dùng làm tín hiệu có khả năng truyền đạt thông tin có hiệu quả và nhanh chóng tới các vùng xa. 
2. Lỗi ngữ nghĩa trong câu: 
Câu đã được dịch sang tiếng Việt Câu nguyên bản tiếng Anh
Đồng thời việc xác minh này đã đưa ra các dịch vụ đưa thư và thông báo. (tr.25)Also, this invention started the messenger and mail services. (tr.24)

Đối chiếu nghĩa từ cho thấy started không thể dịch là đã đưa ra mà phải dịch là đã bắt đầu, là khởi nguồn của. 
Đối chiếu nghĩa từ cũng cho thấy dịch messenger với nghĩa thông báo là không đúng, mà phải dịch là đưa tin. 
Như vậy, câu dịch trên cần sửa là: 
Đồng thời việc xác minh này đã bắt đầu các dịch vụ đưa thư và đưa tin. 
Câu dịch đã chỉnh sửa trên, tuy nhiên vẫn chưa phù hợp với tư duy và cách vận dụng ngôn ngữ Việt, bởi vì có thể : bắt đầu một hiện tượng (Phát minh bắt đầu được phổ biến rộng rãi.), mà không phải: một hiện tượng bắt đầu một quá trình như câu dịch trên. Do vậy, câu tiếng Anh có thể dịch như sau: 
Đồng thời việc xác minh này là khởi nguồn của các hoạt động dịch vụ đưa thư và đưa tin. 
3. Lỗi ghép nghĩa từ và dấu câu: 
Câu đã được dịch sang tiếng Việt Câu nguyên bản tiếng Anh
Trong thế kỉ 21, việc phát triển áp dụng có tính thực tế về công nghệ liên quan đang tiếp tục phát triển nhanh chóng và trong quá trình đó, cách mạng hóa thế giới chúng ta. (tr.25)In the XXI century, the development and practical applications of related technology have continued to accelerate and, in the process, revolutionized our world. (tr.24)

Đối chiếu nghĩa từ cho thấy cụm từ the development and practical applications bao gồm một từ development và một nhóm từ riêng biệt practical applications được nối với nhau bằng and và được xác định bởi quán từ xác định the. Tương đồng của cụm từ trên trong tiếng Việt là sự phát triển và ứng dụng thực tế. 
Đối chiếu nghĩa từ cũng cho thấy các từ development và applications đều có gốc của động từ cùng nghĩa là develop và apply. Vì vậy, khi chuyển dịch sang tiếng Việt, cụm từ này có thể dịch theo dạng cấu trúc V - O (vị ngữ - phó từ). Đây là một trong các cấu trúc tương đồng Anh - Việt. 
Cụm từ in the process tiếng Anh khi nằm giữa hai dấu phẩy thì không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu, mà trở thành từ đệm, thành ngữ và có tương đồng trong tiếng Việt là cùng lúc. Trong trường hợp trên, từ đệm trong tiếng Việt cũng phải được ngăn cách bởi hai dấu phẩy như trong tiếng Anh. 
Như vậy, câu dịch trên cần được chỉnh sửa như sau: 
Trong thế kỉ 21, việc phát triển và ứng dụng thực tế các công nghệ liên quan tiếp tục tăng tốc và, cùng lúc, cách mạng hóa thế giới chúng ta. 
4. Các loại lỗi khác: 
4.1. Lỗi ngữ pháp: 
Câu đã được dịch sang tiếng Việt Câu nguyên bản tiếng Anh
Sau chiến tranh, nhu cầu về các hệ tổng đài có khả năng xử lí các cuộc gọi đường dài tự động nhanh chóng đã tăng lên. (tr.33)After the war, the demand for switching systems capable of processing toll calls automatically and rapidly was increased. (tr.32)

Trong tiếng Anh, trạng ngữ được phân biệt bởi vĩ tố -ly và đứng sau động từ và phó từ. Trong tiếng Việt, trạng ngữ có thể phân biệt được nhờ thêm từ một cách. Trong trường hợp dễ làm người đọc hiểu nhầm, các cấu trúc dạng như trên cần được dịch là: 
Sau chiến tranh, nhu cầu về các hệ tổng đài có khả năng tự động và nhanh chóng xử lí các cuộc gọi đường dài đã tăng lên. 
Hoặc : Sau chiến tranh, nhu cầu về các hệ tổng đài có khả năng xử lí một cách tự động và nhanh chóng các cuộc gọi đường dài đã tăng lên. 
4.2. Lỗi chuyển dịch cấu trúc : 
Câu đã được dịch sang tiếng Việt Câu nguyên bản tiếng Anh
Một kết quả không may mắn là nhiều sự khác biệt của khuôn khổ tín hiệu điều khiển và thủ tục tiến hành. (tr.173)An unfortunate result was that many varieties of control signal format and procedures evolved. (tr.172)

Câu trên có cấu trúc là một trong các cấu trúc đặc trưng trong văn bản khoa học tiếng Việt, nhưng dưới dạng cấu trúc không hoàn toàn giống cấu trúc tiếng Anh. Câu trên cần dịch như sau: 
Một điều không may là có sự tiến triển của nhiều loại quy trình và dạng thức tín hiệu điều khiển. 
4.3. Lỗi chuyển dịch cấu trúc "both... and... " 
Câu đã được dịch sang tiếng Việt Câu nguyên bản tiếng Anh
Khuôn khổ điều khiển phụ thuộc vào bản chất của cả hai hệ thống truyền dẫn và thiết bị đầu cuối của chúng. (tr.173)The control formats depend on the nature of both the transmission system and its terminal equipment. (tr.172)

Both trong tiếng Anh tương đương với cả... và... , cả... và cả... Trong trường hợp trên, không thể dịch cả hai... và... , vì cấu trúc này của tiếng Việt không tương đương với both trong tiếng Anh. Do vậy, câu trên cần dịch như sau: 
Các dạng thức điều khiển phụ thuộc vào bản chất của cả hệ thống truyền dẫn và thiết bị đầu cuối của chúng. Hoặc: 
Các dạng thức điều khiển phụ thuộc vào bản chất của cả hệ thống truyền dẫn và cả thiết bị đầu cuối của chúng.Hoặc: 
Các dạng thức điều khiển phụ thuộc vào bản chất của cả hai: hệ thống truyền dẫn và thiết bị đầu cuối của chúng. 
4.4. Lỗi chuyển dịch các thành phần câu: 
Câu đã được dịch sang tiếng Việt Câu nguyên bản tiếng Anh
Ngoài ra, để thực hiện chuyển mạch phân chia thời gian có thể dùng các chuyển mạch thời gian để trao đổi khe thời gian và chuyển mạch phân chia thời gian để trao đổi theo không gian các khe thời gian được phân chia theo thời gian. (tr.45)In addition, for realization of time division switching, time switches for exchanging time slot and time-shared division switches for exchanging spatially the time divided time slots are avaliable. (tr.44)

Câu trên cần sửa lại như sau: 
Ngoài ra, để thực hiện chuyển mạch phân chia thời gian, có thể dùng các chuyển mạch thời gian để trao đổi khe thời gian và dùng chuyển mạch phân chia thời gian để trao đổi theo không gian các khe thời gian được phân chia theo thời gian. 
Tài liệu tham khảo 


1. Tiếng Việt và dạy đại học bằng tiếng Việt, 1967, KHXH, H. 
2. Nguyễn Tài Cẩn (chủ biên) 1981, Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb.ĐH&THCN, H. 
3. Trần Ngọc Thêm 1998, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Giáo dục, H. 
4. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ 1984, KHXH, H. 
5. Vương Toàn (chủ biên) 1998, Việt ngữ học ở nước ngoài, H. 
6. Ngôn ngữ và Văn hóa - 990 năm Thăng Long - Hà Nội 2000, Kỉ yếu hội thảo của Hội Ngôn ngữ Hà Nội và Khoa Ngôn ngữ Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
7. Pụmpanski A.E. 2002, Dịch văn bản khoa học và kĩ thuật sang tiếng Anh. Người dịch : Đào Hồng Thu, KHKT, H. 
8. Các sách giáo khoa và tài liệu tham khảo tiếng Việt thực hành (chương trình dành cho đại học đại cương). 
9. Các nguyên tắc phiên âm tiếng nước ngoài (các bài báo, tạp chí 1998, 1999). 
10. Các sách về việc soạn thảo các thể loại văn bản khoa học và kĩ thuật. 
Read More




Thủ tục chứng minh tài chính du học New Zealand như thế nào?

Tôi muốn xin du học ở New Zealand nhưng tôi không biết thủ tục chứng minh tài chính ra sao, cần phải có những điều kiện gì, trình tự như thế nào?

- Trả lời của cô Bùi Thị Mộng Trang, Giám đốc Phát triển Giáo dục New Zealand, Tổng Lãnh sự quán New Zealand:
Thủ tục chứng minh tài chính để du học tại New Zealand căn cứ theo các loại giấy tờ sau: Giấy tờ nhà, đất hợp lệ, tài khoản ngân hàng, trái phiếu, ngân phiếu, giấy phép kinh doanh (đối với chủ doanh nghiệp), biên lai thuế trong vòng 12 tháng gần nhất, giấy xác nhận góp vốn trong công ty (nếu là cổ đông), giấy xác nhận mức thu nhập hàng tháng của đơn vị công tác, hợp đồng lao động...
Tùy theo tình hình tài chính của gia đình bạn mà sử dụng các loại giấy tờ nêu trên để chứng minh. Tất cả các loại giấy tờ trên đều phải được công chứng và dịch thuật.
Để được hướng dẫn thêm, bạn có thể liên lạc: Phòng visa của New Zealand đặt tại Tổng Lãnh sự quán New Zealand, tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM.

Read More




Điều kiện xin học bổng Trường ĐH Victoria New Zealand

Em là sinh viên năm 2 Trường ĐH Ngoại thương. Em muốn xin học bổng tại Trường ĐH Victoria tại New Zealand. Xin cho hỏi điều kiện là những gì. Xin hướng dẫn chi tiết giúp em.

- Trả lời của cô Bùi Thị Mộng Trang, Giám đốc Phát triển Giáo dục New Zealand, Tổng Lãnh sự quán New Zealand:
Trường ĐH Victoria là một trường ĐH nổi tiếng về chất lượng giáo dục và lịch sử lâu đời tại thủ đô Wellington, New Zealand. Học bổng của New Zealand nói chung cũng như học bổng của ĐH Victoria chủ yếu dành cho chương trình sau ĐH, có rất ít học bổng ĐH.
Điều kiện để có được học bổng sau ĐH này là kết quả học tập giỏi. Trình độ Anh văn IELTS trên 6.5 (không có môn nào dưới 6.0) và bạn được yêu cầu viết một bài luận về một đề tài nghiên cứu nào đó theo quy định của trường. Bạn có thể tham khảo website của Trường ĐH Victoria: www.vuw.ac.nz/international/services/scholarships.html
Đại diện của Trường ĐH Victoria sẽ sang Việt Nam tham dự Triển lãm giáo dục New Zealand từ 9g đến 18g ngày 11-6-2006 tại khách sạn New World, TP.HCM. Bạn có thể đến gặp trực tiếp để được tư vấn cụ thể hơn.
Theo tuoitre.vn
Read More




Điều kiện xin visa du học tại New Zealand

Tôi đã có bằng ĐH tại Việt Nam, nay muốn sang New Zealand học nghề hay học một chứng chỉ để dễ kiếm việc làm. Không biết như vậy có xin visa được không? Tôi cần phải có những điều kiện nào thỏa mãn? Thủ tục và chứng minh tài chính thế nào? (Nguyễn Văn Nam, kt02_0207@)
Sinh viên học tại  Trung tâm học liệu


- Trả lời của cô Bùi Thị Mộng Trang, Giám đốc Phát triển Giáo dục New Zealand, Tổng Lãnh sự quán New Zealand:
Có hai điều kiện để xin visa đi học tại New Zealand: kết quả học tập tại Việt Nam và khả năng tài chính. Các trường sẽ yêu cầu trình độ Anh văn tối thiểu để được nhận vào học (bạn có thể học Anh văn ở Việt Nam hay ở New Zealand).
Thủ tục chứng minh tài chính để du học tại New Zealand căn cứ theo các loại giấy tờ sau: Giấy tờ nhà, đất hợp lệ, tài khoản ngân hàng, trái phiếu, ngân phiếu, giấy phép kinh doanh (đối với chủ doanh nghiệp), biên lai thuế trong vòng 12 tháng gần nhất, giấy xác nhận góp vốn trong công ty (nếu là cổ đông), giấy xác nhận mức thu nhập hàng tháng của đơn vị công tác, hợp đồng lao động...
Tùy theo tình hình tài chính của gia đình bạn mà sử dụng các loại giấy tờ nêu trên để chứng minh. Tất cả các loại giấy tờ trên đều phải được công chứng và dịch thuật.
Bạn không nêu rõ độ tuổi, đã tốt nghiệp bao lâu, kết quả bạn học ĐH như thế nào..., để được tư vấn cụ thể hơn, bạn liên lạc Phòng Giáo dục thuộc Tổng Lãnh sự quán New Zealand, 235 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM; ĐT: (08) 8226904.
Theo tuoitre.vn








































Read More




Dịch tiếng anh theo yêu cầu

Ghetto rioting, the rise of  black militancy, and resentment over Great Society social legislation combined to produce a backlash into full equality declined. In the wake of the riots, many whites 900, 000 whites moved each year from central cities to the suburbs between 1965 and 1970. The 1968 Republican candidate Richard Nixon promised to eliminate 'wasteful' antipoverty programs and to name converstives to tbe Supreme Court. In an effect o curb Great Society social programs, Nixon did away with the  Model Cities program and the Office of Enomic Opportunity. The administration urged Congress not to extend the Voting Rights Act of 1965 and end a fair housing enforcement program.

Sự nổi dậy của dân nghèo, phiến quân người da đen và sự bất mãn với pháp luật Đại xã hội đã cùng tạo tác động mạnh đối với sự bình đẳng vốn đang xuống cấp. Do những ảnh hưởng trên, mỗi năm có khoảng 900,000 người da trắng đã di chuyển từ các thành phố trung tâm ra các vùng ngoại ô giữa những năm 1965-1970.Năm 1968, ứng cử viên đảng Cộng hoà, Nixơn hứa sẽ chấm dứt chương trình xoá nghèo tốn kém và đưa những người bảo thủ ra toà án Tối cao. Trong nỗ lực giải quyết các chương trình Đại xã hội, Nixon đã chấm dút chương trình các thành phố mô hình và Văn phòng tạo cơ hội kinh tế. Chính phủ kêu gọi quốc hội không gia hạn Luật Quyền bỏ phiếu năm 1965 và chương trình nhà ở công bằng bắt buộc.
Read More




Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Kinh nghiệm đăng kí học community college ở Mỹ

Mình qua Mỹ vừa đúng 1 năm 3 tuận Thầy các bạn băn khoăn về chuyện đăng kí chọn ngành học, mình xin chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình trong 1 năm vừa quạ

Vừa qua Mỹ thì mình thi đăng kí vào ESL, trong thời gian này, bạn có thể đăng kí học ABE nếu như trình độ tiếng Anh khá một chút. Còn nếu không thì bắt đầu học từ đầu, ko sao cả. 2 quarters đầu tiên mình học ESL và ABE. Sau đó làm cái test để bắt đầu học các lớp có tín chỉ. Lúc này mình vẫn chưa có dự định trong đầu là sẽ chọn theo chuyên ngành gì cả mặc dù ở VN mình đã có bằng Đại Hoc. Bằng ĐH mình có dịch sang tiếng Anh, thậm chí là nhờ trường ĐH ở VN gởi trực tiếp còn niêm phong qua.
Không có mỗi trường chính sách khác, trường của mình còn yêu cầu mình gởi bảng mô tả chi tiết mình học những gì trong lớp đó rồi mới so sánh xem có tương xứng không mới chuyển điểm.

Tiếp tục việc học English của mình nhé, sau khi học ABE thì lẽ ra mình sẽ học English & Reading 91 , 96 rồi sẽ học English 101. Nhưng tại vì muốn tiết kiệm thời gian và tiền nên mình lấy test lần nữa và vô được lớp 96 ( skip 2 lớp 91). 

Đến lúc này thì mình bắt đầu định hình là sẽ theo học chương trình Dental Hygiene 2 năm , nhưng các môn prerequisite thì tới 13 lớp , tương đương mất khoảng 3,5 năm.

Trong các trường community college luôn có advisor và advising day được tổ chức thường xuyên. Các bạn book hẹn để nói chuyện với các advisor. Sau khi hiểu được mong muống của bạn, họ sẽ advise các lớp nào bạn cần phải học trước khi vô chuyên ngành.( VD English 101 là môn bắt buộc ở hầu hết các ngành trong college). 

Trước khi bất đầu học, các bạn nghiên cứu kĩ điều kiện và yêu cầu của ngành mình sắp theo là gì.Có gì ko rõ bạn book hẹn trực tiếp với Trưởng khoa của ngành đó luôn, họ sẽ giải thích cụ thể cho bạn về ngành bạn sắp hoc. 

Theo như kinh nghiệm của mình, các bạn muốn đăng kí học mấy ngành có liên quan đến healthcare thì tiêu chuẩn tương đối cao ( VD: GPA trung bình 3.3, thời gian volunteer, etc). Các bạn phải nắm và chuẩn bị tinh thần tất cả.

Ngoại trừ những bạn nhân được Financial Aid phải học cho đủ 15 tín chỉ ( thường là 3 môn ). Mình thành thật khuyên các bạn chỉ nên học 2 môn ( 10 tín chỉ ) nến các bạn mượn loan hoăc tự trả. Lý do là chậm mà chặc Vì những môn science bên này tương đối khó , họ học chuyên sâu , nhiều thuât ngữ chuyên môn khó nhớ , mà ngôn ngữ là rào cản lớn nhất của những người nhập cư như mình.

Summer quarter vừa rồi mình lấy lớp Math và Chemistry. Hiện tại đang lấy lớp English 101 và Biology. Vẫn còn 9 lớp nữa trước khi nộp đơn vào chuyên ngành Dental Hygiene. 

Ngay khi đăng kí học bạn nên apply cho financial aid luộn Hiện tại các trường đều đề nghị bạn đăng kí online tại http://www.fafsa.ed.gov/. Sau đó điền vào mẫu đơn của nhà trường. Họ sẽ gởi thông báo nếu bạn được hỗ trợ như thế nào. Thường thì có 3 mức : financial aid ( tiền CP hỗ trợ bạn hoc, ko phải trả lại, nhưng bắt buộc bạn fai là full-time student và có mức tối thiểu GPA ), mức 2 là subsidized loan ( tiền CP cho bạn vay, bạn trả lại sau khi học xong, ko phải trả lãi suất ), mức 3 là unsubsidized loan ( tiền CP cho vay, bạn phải trả lãi suất ). Điều này tuỳ thuộc vào mức income và hoàn cảnh gia đình của bạn nữa. 

Hi vọng những điều chia sẽ nho nhỏ này sẽ giúp các bạn rõ hơn chút ít. Nếu cần thêm gì các bạn cứ hỏi, nếu biết mình sẽ trả lời giúp các ban.

Read More




Thư gởi kèm DS-3032 (tự download)

Hướng dẫn
1. Trong trường hợp mẫu DS-3032 mà NVC gởi cho bạn bị mất, hư hoặc không nhận được. Bạn có thể vào đây: Register an Address and Agent để download DS-3032. Trong mẫu DS-3032 này sẽ không có barcode, HCM#, tên người được bảo lãnh. NVC sẽ chấp nhận bản này nhưng bạn phải nhớ ghi số HCM# lên góc trái phía trên sao cho rõ ràng.

2Download DS-3032

3. Mẫu thư
. Địa chỉ email National Visa Center NVCINQUIRY@state.gov
. Copy, dán và điền vào cho thích hợp những chỗ màu xám.




Subject (đầu đề): 
HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS) - DS-3032

Body (nội dung):
Dear Sir/Madam,

Ref: HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS)

Preference Category: (ghi diện bào lãnh F1, K1 v.v...)

Petitioner's name: (ghi họ tên người bảo lãnh)
Date of Birth: (ngày sinh của người bảo lãnh, thí dụ 01 JAN 1960)

Principal applicant: (ghi họ tên đương đơn chính)
Date of Birth: (ngày sinh của đương đơn chính, thí dụ 30 DEC 1963)

I am the principal applicant of this petition. Due to the fact that my original Form DS-3032 that NVC sent to me on mm/dd/yyyy was lost, I downloaded form DS-3032 from NVC's website to replace it. The case number is at the top-left corner of the form. Please accept this form and continue to process my case.

Your prompt response would be much appreciated.

Regards,
(Họ tên đương đơn chính)
Email: (ghi địa chỉ email)
Phone number: (ghi số điện thoại)
source: vietditru.com
Read More




Email: Xin phục hồi I-130 sau khi người bảo lãnh mất

1. Để đơn xin phục hồi nhân đạo được phê duyệt, bạn phải trình bày sao cho thuyết phục cảm động. Mỗi gia đình sẽ có những lý do khác nhau dựa trên mục 1 đến 7.

2. Người được bảo lãnh phải tự viết các lý do này.


3. Tuỳ theo hồ sơ của bạn đang ở đâu bạn sẽ phải gởi thư đến đó:


+ Nếu hồ sơ ở NVC: Địa chỉ email của National Visa Center là: NVCINQUIRY@state.gov

+ Nếu hồ sơ bị trả về USCIS thì địa chỉ theo I-130 mà người bảo lãnh đã nộp đơn.


4. Copy, dán và điền vào cho thích hợp những chỗ màu xám.

USCIS
P.O.Box xxxxx (địa chỉ đã nộp I-130 ngày xưa)


Subject: Humanitarian reinstatement in the case of death of petitioner

Ref: HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS)



Dear Sir/ Madam

I am X Van Nguyen, the principal beneficiary of the following petition:

. Preference Category: (diện bảo lãnh F1, F2A, F2B, F3, F4)
. Petitioner's name: (họ tên người bảo lãnh), Date of Birth: MM/DD/YYYY
. Principal applicant: (họ tên đương đơn chính), Date of Birth: MM/DD/YYYY


My case was approved by the USCIS on MM/DD/YYYY and is on the way to the U.S. Consulate General. Ten (hoặc tính ra mấy ngày kể từ ngày approved) days later, on MM/DD/YYYY, my father, (họ tên người bảo lãnh), the petitioner, passed away.

As the principal beneficiary, I would be grateful to you for humanitarian reinstatement, by death of petitioner according to the Family Sponsor Immigration Act of 2002, because of:

1. Disruption of an established family unit.

2. Hardship to U.S. citizens or lawful permanent residents

3. Beneficiary is elderly or in poor health

4. Beneficiary has lengthy residence in the U.S.

5. Beneficiary has no home to return to

6. Undue delay by the USCIS or consular officer in processing petition and visa

7. Beneficiary has strong family ties in the U.S.




You will find enclosed:

1. A copy of the petitioner's death certificate.
2. A copy I-797 Approval Notice of I-130.
3. My brother/sister's Affidavit of Support Form I-864.
4. My brother/sister birth certificate, which shows my father name, the petitioner.

Thank you for your assistance.

Sincerely yours,

[Chữ ký người được bảo lãnh chính]
[Tên họ người được bảo lãnh chính]
[Địa chỉ]
[Số điện thoại]
Read More