Hiển thị các bài đăng có nhãn kinhnghiem. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinhnghiem. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Các “cao thủ IELTS” học tiếng Anh như thế nào?

ó muôn vàn cách học tiếng Anh, nhưng cách học nào sẽ mang đến hiệu quả cao nhất cho người học, đâu là bí quyết giúp bạn có thể đạt được điểm số IELTS cao như mong đợi? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các cao thủ IELTS dưới đây nhé.
Xem các kênh truyền hình tiếng Anh
Học mà chơi, chơi mà học là bí quyết của rất nhiều cao thủ đạt điểm cao IELTS. Hoàng Hải Anh (7.5 IELTS), sinh viên trường Đại học Ngoại thương cho biết: “Mình có thói quen đọc báo và tạp chí bằng Tiếng Anh và là một fan trung thành của phim Mỹ và các kênh như Discover, National Geographic hay Stars World. Nếu phải ôn tập theo kiểu học thuật như làm 1 bài đọc và 1 bài nghe IELTS hằng ngày thì mình khó lòng theo được, thay vào đó, mình chọn cách thoải mái với bản thân nhất và có lẽ vì thế mà nó đã mang lại hiệu quả cao nhất.”

Phạm Hồng Hạnh (7.5 IELTS) cũng tự nâng cao khả năng tiếng Anh của mình với những bí quyết tương tự: “Mình đặc biệt thích xem phim trên Stars World và Starmovies bởi ở đó có rất nhiều bộ phim truyền hình sitcom hài hước. Khi xem một cái gì đó bản thân mình thấy hứng thú thì việc học tiếng Anh cũng vào rất nhanh. Qua các bộ phim, mình làm quen nhiều với cách phát âm, ngữ điệu cũng như văn nói trong cuộc sống hàng ngày của người bản xứ. Ngoài ra, mình còn theo dõi một số kênh thời sự như CNN, BBC, ABC hay Bloomberg. Các kênh này cung cấp từ vựng về rất nhiều từ vựng với cách nói chuẩn, và chúng thường được phát lại nhiều lần nên mình hoàn toàn có thể hiểu được các thông tin”.
Học phải có thầy có bạn
Đó chính là bí quyết của cô bạn Nguyễn Diệu Cúc (7.0 IELTS). Cúc chia sẻ: “Một trong những điều thú vị nhất khi theo học tại trung tâm chính là mình được học với các bạn tầm tuổi có cùng dự định du học như mình. Từ lớp học tại trung tâm Anh ngữ GLN, bọn mình chơi rất thân với nhau và cùng nhau lập nhóm tự học sau giờ. Bọn mình cùng làm các bài Listening và Reading, đọc đáp án và cùng nhau tìm những lỗi sai hay mắc phải. Những hôm không có điều kiện tập trung tại một địa điểm, bọn mình hay lên chat skype bằng tiếng Anh. Chính những buổi ôn luyện thế này đã tạo cho cả nhóm rất nhiều động lực để luyện thi IELTS. Kết quả thi IELTS của lớp mình cũng rất khả quan với nhiều điểm 7.0, thậm chí có bạn đã đạt 8.0”.

Hãy là một chiến lược gia sáng suốt
Đạt điểm cao trong IELTS không khó nếu bạn có một chiến lược ôn tập đúng đắn. Xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tìm cách khai thác tối đa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, bạn sẽ thành công trên con đường chinh phục IELTS.
Hồng Hạnh (7.5 IELTS) chia sẻ: “Ban đầu mình sợ nhất là phần Nói vì quả thực mình không luyện thường xuyên. Nhưng khi bắt đầu ôn tập IELTS, dưới sự hỗ trợ từ thầy giáo tại GLN, mình đã tự vạch ra cho bản thân một kế hoạch luyện Speaking. Mình nhận thấy các giám khảo thường đánh giá thí sinh chủ yếu dựa và phát âm, khối lượng từ vựng, cấu trúc câu và mức độ liên kết chặt chẽ giữa các câu cũng như các ý. Thí sinh khó lòng được điểm cao với vốn từ vựng ít ỏi mà lại bị hỏi bất chợt về một lĩnh vựa nào đó. Kinh nghiệm của mình là luyện theo quyển Speaking của Mat Clark nhưng có kết hợp sử dụng Google. Quyển Speaking này cung cấp đến 52 chủ đề cùng các từ vựng liên quan, các từ hiếm gặp, thành ngữ và các câu hỏi có thể gặp trong kỳ thi. Vì thế, mỗi ngày mình cố gắng đọc một vài chủ đề, tự trả lời và khi nào thấy khó hiểu hay thiếu ý thì lại tìm trên Google. Theo mình, nếu biết cách sử dụng thì google quả thực là một công cụ cực kỳ hữu ích. Sau đó, mình ghi lại ý chính vào 1 quyển sổ rồi tự diễn đạt lại theo ý bản thân dựa trên những mẫu cấu trúc câu trong quyển của Mat Clark. Luyện tập càng nhiều càng tốt để bản thân không bị quên và có thể bật ra như phản xạ.”

Source: dantri.com.vn
Read More




Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Kinh nghiệm lọc thông tin du học

Giữa một rừng thông tin du học, học sinh, sinh viên, phụ huynh cần trang bị một số kinh nghiệm để tìm đúng thông tin du học đang cần.

Một thực tế nhiều học sinh, sinh viên khi tham dự triển lãm du học thường không nắm được thông tin về trường, loại hình đào tạo, chế độ chính sách với du học sinh quốc tế, điều kiện ăn ở... khiến việc tìm thông tin tại triển lãm du học như “cưỡi ngựa xem hoa”, phí công sức, thời gian nhưng không đạt được kết quả.

<>Chủ động tìm kiếm

Ông Nguyễn Trường Giang, chuyên viên tư vấn Công ty tư vấn du học quốc tế CMI Việt Nam (Q.Tân Bình, TP.HCM), chia sẻ: “Học sinh, sinh viên dự định du học tại quốc gia nào nên vào các website của lãnh sự quán, quốc gia, trường... để nắm ngay thông tin về nền giáo dục của nước đó, trong đó cần chú ý tới các quy định, chính sách của chính phủ đối với du học sinh.



Sau đó, phải chủ động tìm hiểu thông tin về ngành nghề, trường, học phí, điều kiện ăn ở, làm thêm... từ các nguồn thông tin chính thống hoặc các công ty tư vấn du học có uy tín, chất lượng và được các lãnh sự quán, các cơ quan giáo dục công nhận”.

Bà Phạm Thị Thăng Long, chuyên viên tư vấn Công ty du học Thế Hệ Mới (Q.1, TP.HCM), khuyên trước khi đến dự triển lãm, người tham dự nên xem kỹ danh sách các trường tham gia triển lãm chuẩn bị sẵn danh sách các trường muốn gặp.

 
Ngoài ra, người tham dự triển lãm cần tìm hiểu xem bằng cấp, kinh nghiệm có cho phép bạn hội đủ điều kiện nhập học của trường dự định du học, và nên tham vấn về sự tương thích giữa hệ thống văn bằng ở Việt Nam và quốc gia chọn du học.

Nhiều học sinh, sinh viên coi các triển lãm du học là dịp để “săn” các suất học bổng du học bán phần, toàn phần. Lê Anh, trúng tuyển chương trình học bổng Chính phủ Singapore, du học sinh ĐHQG Singapore, bật mí: “Đại diện tuyển sinh của các trường khi tổ chức triển lãm đều có 1-2 suất học bổng bán phần hoặc toàn phần dành cho học sinh, sinh viên đến tham dự triển lãm.

Để chớp lấy cơ hội giành các suất học bổng này, học sinh, sinh viên tham dự cần chuẩn bị trước một bộ hồ sơ bằng tiếng Anh gồm bài luận viết về bản thân, thư giới thiệu, bản thành tích học tập, các giấy chứng nhận các hoạt động xã hội...”.

<>Hỏi cái mình cần

Khi đến tham dự triển lãm du học, việc liệt kê ra giấy các câu hỏi liên quan đến việc chọn trường, khóa học... sau đó tổng hợp thành một danh sách các câu hỏi là điều người tham dự nên làm.

Lê Thị Mai Phương, cựu du học sinh Trường ĐH Kent State (Mỹ), bật mí: “Người tham dự thắc mắc vấn đề gì hãy chủ động, mạnh dạn hỏi đại diện tuyển sinh của các trường. Câu hỏi càng chi tiết sẽ giúp bạn hình dung cuộc sống du học của mình ở nước ngoài. Vào cuối buổi triển lãm, bạn có thể đến trò chuyện thân mật với đại diện tuyển sinh của các trường để trao đổi thêm các thông tin khác về cuộc sống, con người... ở quốc gia dự định đi du học”.

Theo anh Nguyễn Thi, chuyên viên tư vấn Công ty du học Vietint (Q.1), học sinh, sinh viên, phụ huynh đến dự triển lãm không nên lấy tất cả các tài liệu có sẵn trên quầy, mà chỉ nên thu thập những thông tin thích hợp. Khi chọn được trường đăng ký đi du học, người tham dự chỉ nên thu thập tất cả các thông tin liên quan đến trường dự định du học. Ngoài ra, nếu số trường bạn chọn vượt quá hai, bạn cần so sánh về học phí, chương trình đào tạo, điều kiện ăn ở, xếp hạng trường... để tìm hiểu thông tin.

Khi đi du học tự túc, khâu chứng minh tài chính là cực kỳ quan trọng. Nếu học sinh, sinh viên không chứng minh được bản thân có khả năng tự túc tài chính gồm: học phí, ăn ở, sinh hoạt, mua sách vở, di chuyển... sẽ bị đánh rớt visa ngay. Vì thế chị Phạm Thị Dung, chuyên viên tư vấn Công ty tư vấn du học L&V (Q.3), cho biết: “Khi trao đổi với đại diện tuyển sinh của các trường, bạn cần trình bày cụ thể, rõ ràng về điều kiện tài chính, những khó khăn, vướng mắc về tình hình tài chính của bản thân, gia đình để nhận được những lời khuyên đúng nhất”.
Nguồn : Giáo dục Việt Nam
Read More




Cô gái Việt nhận học bổng toàn phần ĐH Mỹ

Phạm Hải Anh là học sinh của Trường United World College (UWC), một hệ thống trường THPT khá đặc biệt để góp phần đào tạo ra những công dân ưu tú trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp UWC, Phạm Hải Anh đã trúng tuyển vào Đại học Brown và được cấp học bổng toàn phần.
Cô gái Việt nhận học bổng toàn phần ĐH Mỹ
Phạm Hải Anh tại Taj Mahal (Ấn Độ). Ảnh: do nhân vật cung cấp.
Thành công từ tư duy đa chiều
Chúng tôi gặp Hải Anh khi cô tốt nghiệp THPT về nước nghỉ hè. Hải Anh cho biết, khi lên cấp III cô từng thi vào Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) và được tuyển vào lớp A (lớp chuyên Anh, quy tụ những người có điểm đầu vào cao nhất trường-PV).
Thời gian học tại trường, Hải Anh biết chuyện một học sinh khóa trên đã đỗ vào trường UWC tại Canada. UWC là một hệ thống liên kết gồm 12 trường THPT đặt ở một số nước trên thế giới (như Anh, Mỹ, Ấn Độ, Na Uy, Costa Rica...). Mỗi trường quy tụ khoảng 200 học sinh ưu tú, được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm lớp 11, Hải Anh đã làm hồ sơ nộp cho Ủy ban UWC tại Việt Nam. Với thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa xuất sắc, Hải Anh đã vượt qua nhiều thí sinh (sau khi trải qua vòng hồ sơ và vòng phỏng vấn) để cùng 5 bạn khác được chọn học tại các trường UWC trên toàn thế giới. “Em được cấp học bổng để học tại UWC Ấn Độ (Mahindra United World College of India), một nơi mà đến giờ có thể nói rằng được học tại đó là một may mắn đối với em”- Hải Anh chia sẻ.
Ở Ấn Độ, Hải Anh học theo chương trình Tú tài Quốc tế, một chương trình phổ thông kéo dài 2 năm được đánh giá là rất khó trên thế giới. Hải Anh chọn 6 môn để học, trong đó có những môn quen thuộc như Sinh học, Toán học và những môn mới như Tâm lý học hay tiếng Pháp.
Học kỳ đầu, Hải Anh gặp không ít khó khăn trong học tập, nhất là việc phát biểu trong lớp, một điểm yếu của nhiều học sinh Việt Nam. Mà khó hơn cả là môn Tâm lý khi cần phải tranh luận nhiều trong lớp, đồng thời đòi hỏi một tư duy nhanh nhạy và sâu sắc. Bài kiểm tra đầu tiên môn này, Hải Anh chỉ được 3,5/7 điểm (tại đây tính thang điểm 7).
Sau những bỡ ngỡ ban đầu, Hải Anh đã tập dần cho mình khả năng tư duy đa chiều, qua đó có thể tham gia tranh luận cùng các bạn trong lớp. Rồi nữ sinh này thấy thích môn Tâm lý, nhất là khi nhận rõ được ích lợi khi áp dụng tư duy đa chiều của môn học này vào các môn khác. Bài kiểm tra cuối năm thứ nhất, Hải Anh đạt số điểm tuyệt đối môn Tâm lý (7/7), đồng thời giành điểm tuyệt đối hầu hết những môn học còn lại.
 Nên đọc
Muốn thử thách để được hoàn thiện hơn
 Trong năm học thứ 2 tại UWC Ấn Độ, Hải Anh gửi hồ sơ vào Đại học Brown, một trong những trường danh giá của Mỹ. Sở dĩ Hải Anh chọn Đại học Brown, ngoài việc trường có chương trình đào tạo chất lượng (được xếp thứ 15 trong bảng xếp hạng của US News), mà còn bởi môi trường ở đây có cộng đồng học sinh đa dạng về nhiều mặt.Trong môi trường ấy, Hải Anh muốn được thể hiện cái tôi, muốn thế giới quan của bản thân được thử thách và được hoàn thiện hơn nữa. Khoảng thời gian hoàn thành hồ sơ vào Đại học Brown khá căng thẳng đối với Hải Anh, vì cô phải viết nhiều bài luận lớn nhỏ, dự thi các kỳ thi tiêu chuẩn.Tháng 12/2012 vừa qua, Đại học Brown đã thông báo Hải Anh là một trong những học sinh đầu tiên trúng tuyển, đồng thời còn cấp cho nữ sinh này học bổng toàn phần trị giá hơn 60.000 USD/năm.
Đáng lưu ý trong đợt tuyển sinh năm nay, Đại học Brown có tỉ lệ trúng tuyển thấp thứ 2 trong lịch sử của trường (9,2%), nên việc đỗ vào trường của cô nữ sinh Việt Nam này càng thêm phần ý nghĩa.
“Việc được nhận vào Đại học Brown không chỉ bởi thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa của em ở UWC Ấn Độ, mà đó là cả một quá trình rèn luyện và hoàn thiện bản thân từ những năm học ở Việt Nam. Em thích cả tự nhiên lẫn xã hội, nên muốn theo học cả 2 ngành Sinh học và Sư phạm tại Đại học Brown”- Hải Anh cho biết.
Khi được hỏi về kinh nghiệm học tập của bản thân, Hải Anh cho biết: Trước hết cần có hứng thú đối với môn học. Suy nghĩ: “Môn này chán quá” còn nguy hiểm hơn “Môn này khó quá” rất nhiều. Có nhiều cách để khơi gợi hứng thú, như hỏi giáo viên về những kiến thức không có trong sách giáo khoa, áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hay học theo nhóm. Kinh nghiệm tiếp theo là cần biết lắng nghe. Hãy lắng nghe những lời nhận xét của các thầy cô khi trả một bài kiểm tra hay bài tập để rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Nguồn : Tiền Phong
Read More




Bí quyết thi SAT thành công

Điểm thi SAT và TOEFL là một trong những điều kiện đầu tiên giúp bạn chứng tỏ khả năng của mình trước Ban tuyển sinh trong cuộc đua giành học bổng vào các trường Đại học Mỹ.
SAT (School Attitude Test) là một kỳ thi do College Board - thành viên của Hội liên hiệp tổ chức phi lợi nhuận đứng ra tổ chức, quản lý và chịu trách nhiệm. SAT được tổ chức mỗi năm 7 lần ở Mỹ và Puerto Rico, 6 lần ở nhiều nước trên thế giới, với nội dung và ngày thi như nhau. Vì vậy, học sinh có thể đăng ký dự thi vào những thời điểm thuận lợi nhất cho mình, đồng thời có thể thi nhiều lần để lấy điểm cao. Thường thường, các học sinh đăng ký dự thi SAT vào những năm cuối bậc THPT để có sẵn điểm chuẩn bị cho việc nộp đơn vào đại học.
Bí quyết thi SAT thành công
Và để đạt điểm cao trong kì thi SAT chắc chắn bạn sẽ cần những lời khuyên hữu ích dưới đây:
Lên kế hoạch cụ thể
Trước khi bước vào kì thi sát hạch, bạn cần tập trung lên kế hoạch cụ thể cho việc ôn thi. Trong lúc ôn luyện và tự thử nghiệm như thế, bạn nên phân chia các phần thi bằng những màu sắc khác nhau để xác định được các mức độ khó của đề. Từ đó có thể biết thế mạnh của mình nằm ở khu vực nào và cần phải cố gắng đến đâu để đạt kết quả tốt.
Trong 4 tuần ôn tập, hãy dành hẳn 3 tuần để nghiên cứu và thực hành như sau:
- 3 ngày/tuần tập trung vào các phần mà bạn cảm thấy khó khăn, hoặc cảm thấy mình yếu nhất.
- 2 ngày/tuần, chuyên tâm vào những câu hỏi thuộc “tầm trung” (mức độ khó trung bình) để củng cố và rèn luyện chắc tay.
- 30-60 phút/ngày luyện tập với những “khu vực” được đánh dấu là thế mạnh của bạn, để tăng sự tự tin.
Hãy ghi nhớ những từ vựng phổ biến luôn cần và có trong kì thi SAT (tham khảo tại: http://quizlet.com/3120730/top-200-sat-words-flash-cards/), và học cách đơn giản hóa mọi vấn đề trong giải toán. Dĩ nhiên các bài học từ trang web trực tuyến, sách giáo trình và lớp luyện thi cũng sẽ giúp bạn thành công.
Nghỉ ngơi nhưng vẫn có SAT
Nghe có vẻ mệt mỏi và rắc rối vì đã dành thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi mà tại sao vẫn phải “dính” tới chữ Học? Không, ôn luyện SAT không nhất thiết phải ngồi vào bàn, viết, ghi chép và ghi nhớ. Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện bằng cách chơi giải ô chữ sudoku, tìm những câu đó đòi hỏi các kỹ năng về tư duy và sáng tạo để chơi với bạn bè. Tất cả những điều này sẽ giúp đầu óc bạn linh hoạt, nhanh nhẹn hơn.
Ngoài ra, theo nghiên cứu văn học đầu thế kỷ 20, cũng như đọc truyện ngắn của tác giả James Joyce hay những câu chuyện bí ẩn khoa học cũng sẽ giúp học sinh tăng vốn từ vựng, khả năng đọc hiểu và phát triển cách hành văn phức tạp. Và công cụ hỗ trợ từ vựng từ những thẻ Flashcards cũng mang lại nhiều hữu hiệu cho bạn.
Điểm chốt
Khoảng tuần thứ 6 trong kì ôn tập, bạn nên bắt đầu bấm giờ làm bài và vận dụng những gì đã rèn luyện một cách tối đa. Hãy để ý xem bạn mất bao nhiêu lâu để giải quyết toàn bộ đề, còn vướng mắc ở “khu màu sắc” nào để kịp thời điều chỉnh lịch học tập vào phần đó sau này.
Từ tuần thứ 7 – tuần thứ 10, dồn hết sức vào những câu hỏi thi thuộc phần trung bình và có độ khó cao nhất.
Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần và sức khỏe để có thể chịu đựng gần 4 tiếng đồng hồ trong kì thi thật. Tinh thần, sự tập trung, chỉn chu từ chính bạn là bí quyết thành công, và cũng là sự thách thức lớn ở kì thi SAT.
Thanh Hương (Theo Usnews)
Read More




Lời khuyên để tự lập cuộc sống khi du học ở nước ngoài

Bạn đang sướng rung rinh khi được bước chân vào ngôi trường đại học nước ngoài mà bấy lâu bạn hằng ao ước? Xin chúc mừng bạn. Tuy nhiên, trước khi tận hưởng niềm hứng khởi của cuộc sống và môi trường học tập mới, bạn cũng nên lưu tâm một vài chú ý nho nhỏ dưới đây để có thể hoàn toàn yên tâm học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích của mình.
 Cuộc sống ở nước ngoài với nhiều lạ lẫm, đặc biệt là đối với các du học sinh còn trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm có thể đem đến một số khó khăn và trở ngại nhất định. Tuy vậy, các trường đại học đều có các cơ quan, văn phòng giúp giải quyết hầu hết các vấn đề mà du học sinh phải đối mặt như: chưa thích nghi với điều kiện thời tiết khác biệt, sức khỏe yếu, vấn đề tài chính, căng thẳng do chưa kịp hòa nhập môi trường,… Tất nhiên, mỗi du học sinh cũng phải luôn chủ động, tự biết cách chăm lo và bảo vệ cuộc sống cá nhân của chính mình.
1. Thuốc men, dược phẩm
Ngay khi nhập học, bạn hãy đến tìm hiểu và đăng ký tên tuổi của mình tại phòng khám bệnh và khám nha khoa tại trường chứ đừng đợi cho đến khi mắc bệnh nặng rồi mà vẫn chưa biết phòng khám nằm ở đâu. Đối với những vấn đề liên quan đến  cuộc sống và quyền lợi của bạn như thế này, hãy tự chủ động nắm bắt thông tin và hành động để bảo vệ cho sức khỏe và sự an toàn của mình.
Lời khuyên để tự lập cuộc sống khi du học
Hãy đến đăng ký tại phòng y tế của trường ngay sau khi nhập học (Nguồn; Internet)
Chắc chắn rằng, cuộc sống trong không gian văn hóa của nền văn hóa mới mẻ cũng như áp lực học tập sẽ gây ra cho bạn nhiều lo lắng, mệt mỏi, thậm chí là khủng hoảng. Hãy luôn nhớ rằng hầu hết các trường đại học đều có các phòng thăm khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe để có thể giúp đỡ giải quyết những vấn đề tâm lý hay tinh thần của sinh viên, học viên. Vì vậy, đừng nên e ngại, hãy lên tiếng cần sự hỗ trợ, vì đó cũng là công việc và trách nhiệm của họ.
Tương tự, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh hoặc bị dị ứng, bạn cũng nên nói cho bạn cùng phòng của bạn và những điều họ có thể làm để giúp bạn, nhất là trong những trường hợp bất ngờ. Điều này cũng có thể giúp hai người tránh được những chuyện bi hài như kiểu phải bỏ bữa, đi ăn ngoài tiệm đắt đỏ vì ai đó lỡ nấu món ăn mà người còn lại không thể ăn được do phải kiêng khem hoặc có thể gây dị ứng.
2. Thể dục – thể thao
Nếu bạn thực sự cảm thấy tràn đầy năng lượng và hứng khởi, bạn có thể tìm hiểu về các phòng tập thể dục hay trung tâm thể hình của trường đại học. Hoặc cũng sẽ rất tuyệt nếu bạn có khả năng “lùng sục” tại các phòng tập tại địa phương nơi bạn đang sống bởi nơi đây thường có các đợt giảm giá phí tham gia dành cho học sinh, sinh viên. Nếu không thích tới các phòng tập, bạn cũng có thể tự tập thể dục và rèn luyện sức khỏe tại nhà trọ hay ký túc xá. Quan trọng là bạn luôn hiểu sự cần thiết của những hoạt động thể chất này, để tự chăm sóc bản thân, tạo nên phong thái nhanh nhẹn, trẻ trung, năng động cho chính hình ảnh của mình.
3. Vấn đề tài chính
Tài chính luôn là một trong những vấn đề “đau đầu” mà hầu hết các sinh viên, đặc biệt là du học sinh nước ngoài phải đối mặt. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng nhiều vì điều này, vì tất cả các trường đại học nước ngoài đều có một văn phòng chuyên tư vấn, đưa ra các lời khuyên và giúp sinh viên của mình giải quyết mọi vấn đề liên quan tới tiền bạc, tài chính.
Các văn phòng này cũng luôn sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về các loại, các mức học bổng của nhà trường, trợ cấp của chính phủ hoặc các tổ chức, các khoản cho vay cũng như thông tin tài chính cho các sinh viên quốc tế cùng các học bổng nước ngoài khác,… Nếu bạn gặp bất cứ khúc mắc hay khó khăn gì về các khoản nợ, các khoản cho vay, hãy nhanh chóng nói chuyện và hỏi ý kiến của các chuyên viên của văn phòng tài chính này, sự hiểu biết và nhiệt tình của họ chắc chắn sẽ đưa ra cho bạn những hướng giải quyết đúng đắn, để bạn có thể vui vẻ, yên tâm tiếp tục học hành mà không phải lo lắng thêm gì cả.
Lời khuyên để tự lập cuộc sống khi du học
Tìm đến những chuyên gia tư vấn nếu gặp các vấn đề trong cuộc sống (Nguồn: Internet)
 4. Bảo hiểm
Đặt mua bảo hiểm cho một số đồ tư trang có giá trị cũng được coi là một ý tưởng thông minh tại các nước phát triển. Có khá nhiều công ty có những chính sách đặc biệt đối với sinh viên, để có thể định giá đúng giá trị và bảo hiểm cho các đồ dùng mà sinh viên thường sở hữu ngay tại phòng của mình như: ti vi, máy tính cá nhân, laptop,…  Có một lưu ý nhỏ dành cho các du học sinh tại Anh Quốc,  nếu bạn muốn có một chiếc ti vi trong phòng của mình (có thể là phòng riêng của của bạn hoặc phòng chung với một vài người khác tại cư xá), bạn hãy nhớ mua cho mình một “licence” – giấy phép sử dụng ti vi để bảo vệ tài sản của mình và tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra bất ngờ.
Minh Tâm (theo topuniversities.com)
Read More




Cô gái Việt kể chuyện du học Canada

Thiên Trang bắt đầu đi du học từ những năm cấp 3 và đã trải nghiệm rất nhiều điều đặc biệt thú vị.
 Du học là ước mơ của nhiều bạn trẻ, với Thiên Trang cũng không phải là ngoại lệ. Cô bạn sống ở nước ngoài từ nhỏ sau đó trở về Việt Nam và lại tiếp tục sang Canada để du học. Cùng lắng nghe những chia sẻ thú vị của cô bạn xinh xắn này khi sống và học tập ở nước ngoài nhé!
Họ và tên: Hồ Hoài Thiên Trang
Nickname: Bơsin
DOB: 4/2/1995
Quê quán: Đà Lạt
Từng là cựu HS trường THPT chuyên Thăng Long, Đà Lạt
Đang là HS lớp12 ở J. Percy Page Public High School, Canada
Câu nói yêu thích: Hãy làm tốt những việc dành cho mình!
Mọi người thường chọn du học trong lúc học ĐH hoặc khi đã tốt nghiệp, vì sao Thiên Trang lại chọn du học sớm như vậy?
Thật ra cũng do mình may mắn có bố là giáo sư tham gia giảng dạy ở bên này nên mình có nhiều điều kiện tìm hiểu thông tin du học từ rất sớm. Ngày còn bé, gia đình mình đã từng định cư ở Bồ Đào Nha nên vốn tiếng Anh của mình cũng khá. Sau khi trở về Đà Lạt mình tiếp tục học cấp hai rồi cấp ba ở đây nhưng mình luôn nuôi giấc mơ du học. Việc đăng ký thủ tục cũng khá suôn sẻ cộng “kinh nghiệm” đã từng sống ở nước ngoài nên mình có phần dạn dĩ hơn các bạn khác.
Cô gái Việt cực xinh kể chuyện du học Canada
Bạn đang sống ở một khu như thế nào? Theo bạn khi du học mà có bố mẹ “đi theo” thì có gì đặc biệt không?
Khu mình sống rất đầy đủ các dịch vụ cần thiết như bệnh viện, công viên, trường học, đó là một nơi khá an ninh và thoáng mát. Cuộc sống bên này cũng không quá xô bồ, người Canada sống khá chân thành và tôn trọng nhau. Nhà mình cách trường khoảng 20 phút đi xe buýt. Vì ba mình đang kí hợp đồng với trường ĐH ở Canada nên hiện tại mình đang sống cùng với ba mẹ.
Có bố mẹ ở bên mình không phải cảm nhận nỗi nhớ nhà. Mình sắp “nếm” cảm giác ấy rồi, khi kết thúc hợp đồng ba mẹ mình sẽ về Việt Nam, lúc đó mình tha hồ mà “khóc nhè”!
Thiên Trang có chơi thân với người bạn Canada nào không?
Lúc mới sang có một gia đình người bản xứ, bạn của ba giúp đỡ mình rất nhiều trong việc làm quen với văn hóa, cách ứng xử, giao tiếp… Hiện tại mình đang chơi thân với 1 cô bạn người Canada tốt bụng, thích học hỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ Trang từ những điều nhỏ nhất. Bạn ấy hay kể cho mình nghe những câu chuyện thú vị, những điều mà người Canada coi trọng và ngược lại, mình đã kể rất nhiều điều về cuộc sống trước đây ở Việt Nam cho cô ấy nghe. Cả hai luôn thấy ở nhau mới mẻ và thật nhiều điều để khám phá…
Cô gái Việt cực xinh kể chuyện du học Canada

Khu Trang đang sống rất thoáng mát, có rất nhiều cây xanh
Theo bạn, sự khác biệt lớn nhất giữa Canada và Việt Nam là gì?
Mình nghĩ đó là khí hậu. Mặc dù thời tiết ở Đà Lạt cũng khá mát mẻ nhưng khi sang Canada, mình không thể chống cự lại với cái lạnh ở đây. Mùa đông lúc nào cũng phải âm 30 - 35 độ C, mặc rất nhiều áo, việc đi lại, sinh hoạt, học tập cũng rất khó khăn, vì trời lạnh thì chỉ muốn ngủ thôi, lười hoạt động lắm!
Thiên Trang có thể kể đôi nét về ngôi trường mà bạn đang theo học?
Ngôi trường mình đang học có tên là J. Percy Page Public High School. Điểm đặc biệt của ngôi trường này là có rất đông du HS đến từ Châu Á và Châu Âu. Cũng bởi thế mà trường rất hay tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các lễ hội, tạo điều kiện để du HS các nước có thể theo học và phát huy khả năng của mình.
Cách học bên ấy có gì khác biệt?
Các trường ĐH ở đây xét tuyển sinh viên theo bảng điểm ba năm lớp 10,11,12 chứ không tổ chức thi tuyển như bên mình. Bởi vậy nên mỗi HS ngay từ khi còn học cấp ba là đã lo tìm hiểu khá kĩ các thông tin về chọn ngành và chọn trường sao cho phù hợp.
Tuỳ ngành học mà sẽ chọn những môn học tương ứng để làm quen dần. Ví dụ như mình chọn học Kinh tế đối ngoại nên khi ở cấp III, mình cần có tín chỉ nâng cao đạt trên 75% ở những môn tiếng Anh, Xã hội, Khoa học, Vật lý, Thiết kế vĩ mô và Toán cao cấp ở trình độ 30. Mình cũng cần hoàn thành những môn căn bản 30 để tốt nghiệp nữa (30 tương đương với lớp 12).
Học phí ở trường của bạn có đắt không? Bạn có đi làm thêm không?
Do ba mình đang là giáo sư ĐH tại Canada nên mình được miễn học phí nhưng nếu là du HS bình thường bạn sẽ phải đóng 14.000 USD/năm. Mình đang là HS cấp ba nên chưa đủ tuổi đi làm, thỉnh thoảng mình đi theo trường làm tình nguyện.
Cô gái Việt cực xinh kể chuyện du học Canada

Trang là người bạn đáng yêu, thích chia sẻ
Canada để lại cho bạn ấn tượng gì?
Mình thấy Canada là một đất nước rất rộng nên khoảng cách giữa các khu phố rất xa, đa số HS như tụi mình muốn đi đâu cũng ngồi xe buýt từ 20 phút đến 1 tiếng mới đến được chỗ cần đến. Điều đó tạo cho mình cảm giác giống như đang đi du lịch nên cảm thấy rất thích.
Hệ thống xe buýt và tàu điện ở đây rất dày nên việc đi lại cũng tiện, không phải mất quá nhiều thời gian cho việc đợi chờ giữa các tuyến. Siêu thị Việt Nam, Châu Á cũng rất nhiều nên mình khá thoải mái trong việc ăn uống, mua sắm.
Người Canada rất thích người Châu Á mình nhé, trong đó có Việt Nam nữa. Khi biết Trang là người Việt, họ thích lắm. Họ cũng rất thân thiện và dễ gần nên mình cảm thấy rất thoải mái khi đi học hay đi chơi, du lịch ở Canada.
Điều bạn mong muốn nhất trong thời gian gần là gì?
Mình thực sự rất muốn hoàn thành các môn học với điểm số cao và được nhận vào trường ĐH mà mình đã chọn.
Nhưng điều mình đang muốn làm ngay lúc này là được trở về Việt Nam dự lễ ra trường cùng các bạn lớp chuyên Anh tại trường THPT chuyên Thăng Long, khóa của mình. Trang thật sự rất nhớ các bạn và muốn thấy nụ cười hạnh phúc của mọi người trong ngày trọng đại ấy.
Cuộc sống du học đã cho bạn những trải nghiệm gì?
Đó là sự trưởng thành! Là em út trong nhà lại là con gái nữa nên mình luôn được ba mẹ cưng chiều, từ khi sang Canada, gặp gỡ và tiếp xúc với những bạn ngoại quốc, mình thấy có những điều mình suy nghĩ đơn giản và non nớt quá. Có những việc bằng tuổi mình người ta đã có thể hoàn thành dễ dàng mà mình cứ loay hoay mãi và luôn dựng lên những lý do để cho phép bản thân mình chấp nhận thất bại. Điều đó là không nên, dù rằng đang sống cùng ba mẹ, nhưng mình cũng ý thức được rằng bản thân mình phải học cách tự lập ngay từ bây giờ, bởi dù sao bước đi bằng đôi chân của mình thì luôn vững vàng hơn bao giờ hết mà, phải không?
Cám ơn Trang. Chúc bạn sớm đạt được những mục tiêu trong học tập và luôn sống thật hạnh phúc nhé!
Cô gái Việt cực xinh kể chuyện du học Canada
Thiên Trang gây ấn tượng bởi vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp

Cô gái Việt cực xinh kể chuyện du học Canada
Và nụ cười rạng rỡ

Cô gái Việt cực xinh kể chuyện du học Canada
Cô bạn cũng hay tham gia các hoạt động tình nguyện khi du học đấy!
Source : tinmoi
Read More




Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Hệ thống các trường Mỹ và cách chọn trường an toàn nhất


Những lầm tưởng về hệ thống giáo dục của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đối với các bạn du học sinh. Những thông tin sau đây sẽ phần nào giải tỏa khúc mắc của các bạn về các trường đại học ở Mỹ.
 >> Du học Mỹ: Không khó, chỉ cần đúng cách! (Kỳ 1)
Giáo dục Hoa Kỳ được xếp vào bậc nhất nhì thế giới bởi các trường đại học danh tiếng. Hệ thống các trường đại học Mỹ đa dạng và đồ sộ với hơn 4.000 trường đại học và cao đẳng. Loạt bài này sẽ đưa ra các “bí quyết” đơn giản mà hiệu quả để các bạn học sinh có thể đạt được tối đa nguyện vọng của mình.
 
Để được tư vấn về chọn trường và lộ trình học tại Mỹ, các bạn có thể đăng ký trực tuyến tại: http://eduvietglobal.vn/dang-ky-tu-van-du-hoc-my.html
Hoặc liên hệ Mrs Hương 0466.808.801
 
Chọn College hay University?

Tư vấn du họcTư vấn du học chọn trường ở Mỹ

Nhiều người Việt Nam vẫn nhầm lẫn khái niệm College trong hệ thống giáo dục Mỹ là cao đẳng. Thực tế, trong hệ thống giáo dục Mỹ, hai từ University và College đều chỉ bậc đại học 4 năm. Hệ College danh tiếng nhất là Liberal Arts College và hệ University nổi bật nhất là NationalUniversity.

Sự khác biệt giữa University và College là ở tính chất và quy mô. Liberal Arts College thường có từ 2.000 đến 3.000 sinh viên, trong khi đó, quy mô National University thường từ 4.000 đến vài chục nghìn sinh viên. VớiUniversity lớn, các em sẽ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thầy cô hơn vì rất nhiều lớp học được giảng dạy bởi trợ giảng (là sinh viên cao học tại trường). Trong khi đó, tại College có tỷ lệ giáo sư quan tâm sinh viên trung bình là 1:10, rất thuận lợi cho sinh viên trao đổi với giáo sư.

Liberal Arts College” thường chỉ tập trung đào tạo bậc đại học, không đào tạo cao học như các trường “National University”.

Cũng không nên hiểu nhầm các trường “Liberal Arts” chỉ chuyên đào tạo nghệ thuật, vì thực tế, các trường này có chuyên ngành học đa dạng. Nhiều trường cũng có chương trình đào tạo kinh doanh hay kỹ thuật tốt và phù hợp với phần lớn sinh viên Việt Nam.

Do không hiểu rõ về khái niệm trên, nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn và hiểu sai lệch về giá trị bằng cấp của các College. Cũng chính sự nhầm lẫn này mà không ít các bạn học sinh Việt Nam đã mất đi cơ hội học bổng khi không apply vào các trường College mà chỉ nhằm vào các trường University.

Chọn trường công lập hay tư thục?

Ở Việt Nam, những trường đại học hàng đầu đều là các trường công. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với giáo dục Mỹ. Những trường tư tại đây thường có truyền thống lâu đời, chất lượng ngang hàng, thậm chí cao hơn trường công. Ngoài ra, một số trường còn được nhận được tài trợ về tài chính nhiều hơn nên cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo sư thường rất mạnh. 20 trường top của bảng xếp hạng USNews trên cả hạng mục National University và Liberal Arts College đều là các trường tư.

Tuy nhiên, học phí các trường tư cũng lớn hơn nhiều so với các trường công lập. Trung bình, chi phí học tập (đã bao gồm học phí và ăn ở) của các trường rơi vào khoảng 40.000 USD đến 60.000 USD so với mức 25.000 USD đến 40.000 USD của trường công lập.

Bù cho việc học phí cao, các trường tư lại có nguồn học bổng lớn và phong phú cho sinh viên quốc tế. Không ít các bạn học sinh Việt Nam đã nhận những học bổng và hỗ trợ tài chính toàn phần hoặc bán phần tại các trường này.

Khi nào chọn trường cao đẳng cộng đồng (Community College)?

Hệ cao đẳng cộng đồng là hệ học 2 năm, yêu cầu đầu vào không cao, thậm chí nhiều trường cũng cho phép học sinh chưa tốt nghiệp cấp 3 theo học. Sau 2 năm học cao đẳng, sinh viên có thể xin học tiếp tại các trường đại học 4 năm.

Điểm mạnh của các trường cao đẳng cộng đồng là đầu vào thấp và học phí vừa phải. Thế mạnh này đã đánh trúng vào tâm lý của người Việt, khi khả năng tài chính trở thành gánh nặng cho không ít gia đình.

Ở four year college (hệ đào tạo 4 năm) chỉ đào tạo cử nhân trở lên. Trong khi đó ở two year college (hệ đào tạo 2 năm) có 3 chương trình đào tạo:
(1) Transfer program (đào tạo kiến thức chính qui phục vụ cho chuyển trường) là đào tạo kiến thức chính quy 2 năm đầu của một sinh viên cần học cử nhân, nhưng học phí giá rẻ hơn nhiều lần so với four year college. Sau khi học 2 năm đầu kiến thức cơ bản của cử nhân, sinh viên xác định chuyên ngành mình chọn sẽ làm hồ sơ chuyển trường sang four year college để học tiếp cho hết cử nhân.
(2) Vocational training (đào tạo hướng nghiệp) là loại hình đào tạo chỉ 1 năm, không cấp bằng (degree) mà chỉ cấp giấy chứng nhận (cerfiticate).
(3) Academic training (đào tạo chuyên viên lành nghề) là chương trình đào tạo giống như cao đẳng dạy nghề như ở ta, chương trình chỉ dạy 2 năm về một nghề hữu dụng nào đó như: Computer Technician, electronic technician, accounting, nurse, marketing, business, etc... Những người này được cấp bằng (degree) như, AAS: Associate Applied Science hay bằng AS: associate of Science.

Thứ hạng các trường ở Mỹ


Thứ hạng top các trường tại Mỹ
 
Thứ hạng top các trường tại Mỹ

Thứ hạng trên các bảng xếp hạng chung, ví dụ như Best University/Best Colleges, Tuy nhiên, bạn không nên quá coi trọng tiêu chí này, mặc dù đúng là có những khác biệt rõ rệt về nhiều mặt giữa hai trường cách nhau 20-30 bậc. Nếu bạn cho rằng chỉ có trường thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chung mới đáng học/mới có chất lượng tốt, bạn cần cân nhắc thêm những điều sau đây:

- Ở Mỹ có đến gần 4000 trường đại học, vì vậy những trường có thứ hạng lớn hơn 100 một chút vẫn có chất lượng tốt và đáng theo học.

- Những trường có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chung có thể không cung cấp chương trình học bạn muốn. Ví dụ, bạn muốn theo hướng nghiên cứu lĩnh vực hàn lâm như kinh tế hoặc tâm lí học, những trường đầu bảng xếp hạng như Harvard, Princeton có thể sẽ phù hợp.

Nhưng nếu bạn muốn vừa học vừa có làm để tích lũy kinh nghiệm làm việc, những trường có chương trình Co-op như Drexel (trường này không phải là trường top trong bảng xếp hạng Ivy League) sẽ là môi trường tốt.

- Độ phù hợp giữa bạn và trường cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của trường và của bạn. Nếu bạn có học lực bình thường ở Việt Namnhưng muốn vào được những trường đứng đầu bảng xếp hạng chung, bạn có cho rằng bạn có khả năng hiểu được (chứ đừng nói là học được hay là học tốt) chương trình học cực khó của những trường đấy không?

- Chất lượng trường đại học không quyết định hoàn toàn sự thành công của bạn khi ở trường và sau khi đi làm, vì sự nỗ lực của bản thân bạn cũng có vai trò quan trọng không kém. Nhiều người học trường thứ hạng không cao nhưng vẫn thành công khi ra đời.

- Một số lượng không nhỏ trường đại học ở Mỹ cho rằng những trải nghiệm về giáo dục không phải là điều có thể cân đo đong đếm được, vì vậy họ đã thể hiện sự không đồng tình với các bảng xếp hạng chung, và không cung cấp thông tin về trường họ. Vì thế, rất nhiều trường có chất lượng giáo dục tốt nhưng không nằm trong top 100.

Căn cứ để chọn trường an toàn nhất


Lựa chọn trường an toàn nhất
 
Lựa chọn trường an toàn nhất

Sau khi đã hiểu rõ hệ thống và thứ hạng các trường của Mỹ, cha mẹ/ người tài trợ tài chính và sinh viên nên dựa vào những yếu tố sau của cá nhân mình để có cách chọn trường đúng đắn nhất:

- Khả năng ngoại ngữ của cá nhân đi du học đủ hay không? Tối thiểu cho college là 550 điểm on paper tương đương với iBT là 79-80 điểm. Nếu muốn lấy học bổng phải hơn hoặc bằng 95 điểm Toefl iBT. (Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều trường ở Mỹ chấp nhận điểm IELTS tương ứng)

- Khả năng học tập thể hiện ở điểm trung bình (
GPA: Grade Point Average), điểm thi nhập học đại học (SAT: Scholastic Admission Test hay ACT: American College Test) có thể lấy học bổng hay không? Nếu bạn muốn học sau đại học thì bạn cần cân nhắc điểm GRE/ GMAT của mình ở mức nào.

-  Hoàn cảnh kinh tế đủ để học đại học hay không? Ngân sách dành cho việc đi du học ở Mỹ?

- Chiến lược học tập đại học ngắn hay dài? Trong chiến lược học tập có 2 loại chiến lược cho con em: chiến lược ngắn hạn và chiến lược dài hạn. Trong chiến lược ngắn hạn là hòng để đáp ứng cho việc học xong cử nhân và ra đi làm ngay có hiệu quả, mà gia đình và bản thân du học sinh chưa đủ khả năng đáp ứng học thêm sau đại học. Còn chiến lược dài hạn là chiến lược dành cho gia đình và du học sinh có thể tiếp tục làm một mạch xong tấm bằng cao nhất trong khoa học là PhD hay MD, v.v... rồi mới đi làm.

Tiềm năng của con người là vô hạn, chuyện chọn trường du học Mỹ là một kế hoạch cần tỷ mỷ và chi tiết. Nếu có lộ trình du học tốt, phụ huynh và bản thân học sinh sẽ đạt được thành công tối đa nhất dù các yếu tố không phải là hoàn hảo.
 
Để được tư vấn về chọn trường và lộ trình học tại Mỹ, các bạn có thể đăng ký trực tuyến tại: http://eduvietglobal.vn/dang-ky-tu-van-du-hoc-my.html
Hoặc liên hệ Mrs Hương 0466.808.801
Read More




Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Kinh nghiệm du học Melbourne ở Australia

Australia đang dần trở nên là một “đất nước du học”. Công nghệ hiện đại cộng với cách dạy học dễ hiểu, áp dụng thực hành nhiều hơn lý thuyết, bắt chúng ta phải động não và áp dụng thực tế.
dh melbourne Kinh nghiệm du học Melbourne ở Australia
Đây là bài viết nói về kinh nghiệm của tôi khi đang du học tại đất nước hòa bình nhất thế giới, nói chính xác hơn là tại thành phố Melbourne.
1. Khí hậu: chia ra làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
– Xuân: hoa cỏ đua nhau nảy nở (trong công viên, những vườn hoa, kể cả hoa cỏ dại mọc ven đường cũng rất đẹp), khí hậu thì mát mẻ rất dễ chịu.
– Hạ: có phần hơi bị nóng vào giờ trưa, nhưng lại rất mát mẻ vào buổi tối. Đặc biệt nhất là trong mùa hè, có rất nhiều “ngày 4 mùa” – trong một ngày có tới 4 loại khí hậu của xuân hạ thu đông. Và điều mà mọi du học sinh thích nhất là tổ chức các buổi BBQ ngoài trời rất thú vị. Sau đó thì dắt nhau đi hồ bơi, bãi biển (vì biển bên này đẹp và sạch cực kỳ).
– Thu: khí hậu lại trở nên bắt đầu lành lạnh, thích hợp cho các buổi đi chơi xa như câu cá ngoài biển, bắt mực, bắt cua, cắm trại, picnic…
– Đông: bạn sẽ được tận hưởng cái cảm giác gọi là “thở ra khói”, rất thú vị cho việc đi núi tuyết, trượt tuyết…
2. Môi trường:
– Về vấn đề này thì khỏi cần phải bàn cãi. Australia có bầu không khí cực kỳ trong lành và tươi mát. Chưa hề nghe người nào nói: ‘Sao qua Australia về mà lại nhiều mụn hơn lúc ở Việt Nam vậy?’ (trừ khi bạn ăn quá nhiều mì gói thôi). Đi ra đường phố, khi gặp một chiếc xe tải chạy ngang, bạn ko cần lấy tay bịt mũi, che mặt hay đeo khẩu trang gì hết đâu vì không có bụi.
3. Sinh hoạt hằng ngày:
– Nơi ở: giá cả dành cho một căn hộ cao cấp ở trung tâm thành phố (thường là dành cho con cái nhà cực giàu và dành cho sinh viên từ Ảrập Xêút) là khoảng $3000/tháng. Nhưng đối với tôi (nhà không quá nghèo, nhưng cũng không được gọi là công tử Sài Thành) thì chi phí cho một phòng đơn là $100/tuần bao gồm: điện, nước, gas, nhà đầy đủ mọi tiện nghi: máy lạnh, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy đồ, máy hút bụi…nói chung là khá được. Thường là nhà ở cách trạm xe điện 10 phút đi bộ, đi hoài bạn sẽ quen và cảm thấy thích đi bộ luôn á.
– Ăn uống: nếu như đối với một người “chịu ăn” như tôi, và ăn đồ ngon thì khoảng $50/tuần. 5 chai Coca Cola loại 2 lít bán có 10 đồng. Đồ ăn thì bao la luôn, mà người ta bán cái gì cũng ngon và rất nhiều. Vô tiệm phở bình dân bên này có $5 là bạn có một tô phở “xe lửa” rồi – bự cỡ cái chậu rửa mặt á, mà đầy tô luôn.
– Xe điện, xe buýt, và xe tram (loại xe như xe buýt nhưng chạy trên đường ray): cùng sử dụng một loại vé, mua một vé, đi cả ba xe đó đều được. Người ta chia tuyến xe điện ra làm hai Zone: Zone 1 và Zone 2. Vì tôi ở cách xa thành phố – khoảng 14 trạm xe điện nên tôi mua vé Zone 1 lẫn Zone 2 là $170/tháng, nếu ai chỉ ở cách thành phố khoảng 10 trạm xe điện đổ lại (chỉ mua Zone 1) thì khoảng $110/tháng thôi. Lâu lâu đến mấy ngày lễ, người ta cho đi miễn phí sướng luôn á.
– Những thứ linh tinh như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu thì ôi thôi bao la bát ngát, mà toàn hàng xịn, rẻ bèo à. Không cần lo lắng lắm cho việc này.
– Việc làm: đây là một trong những phần được coi là quan trọng nhất cho du học sinh. Việc làm khá là dễ kiếm: bồi bàn, làm vườn như cắt cỏ tỉa hoa, làm trang trại như là hái dâu hái nho, tỉa cành, bán đồ ăn, quần áo cho các tiệm tây. Lương trung bình dành cho một người “lười làm” là $8/giờ, một tuần làm 20h, một tháng được hơn $650. Nếu làm cho tây giống như tôi, bán quần áo cho thương hiệu Jay Jay của Australia thì lương khởi điểm là $17/giờ, một tuần 20h, một tháng cũng được hơn $1400 (tiếng Anh phải giỏi, khoảng 7.0 Ielts).
4. Giáo dục:
– Công nghệ hiện đại cộng với cách dạy học dễ hiểu, áp dụng thực hành nhiều hơn lý thuyết, bắt chúng ta phải động não và áp dụng thực tế. Môi trường học đường thân thiện giúp học sinh tiếp thu rất tốt các lý thuyết được đưa ra. Và kết quả là tấm bằng tốt nghiệp và kỹ năng áp dụng thực tế. Đó cũng được coi như là nền tảng cực kỳ vững chắc để giúp các sinh viên quốc tế bước vào thương trường đầy nguy hiểm và nhiều rủi ro.
– Học phí (chỉ kể về Melbourne, vì tôi chỉ biết về Melbourne): đối với những đại học danh tiếng như là Monash (có anh Lại Bắc Hải Đăng đang học) hay là RMIT, Melbourne, Swinburne thì học phí hơi cao vì do họ xây quá nhiều tòa nhà, nhiều sân trường, nhiều công nghệ quá tối tân. Nhưng bạn vẫn có thể chọn những trường rẻ hơn nhiều như là Homesland với chỉ 12 ngàn đô Úc cho một năm đại học mà thôi, mà điều kiện học rất tốt, bằng cấp quốc tế, và còn nhiều trường khác nữa.
Nói chung, Australia đang dần trở nên là một “đất nước du học”. Vì dường như nó đang lấy được tình cảm của rất nhiều phụ huynh và sinh viên quốc tế. Người cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được thành tài sau khi cầm cái bằng tốt nghiệp. Và tôi hy vọng rằng bài viết này cũng giúp một phần không nhỏ trong sự chọn lựa đất nước du học của bạn. Rất vui lòng khi được tư vấn cho bạn thêm nhiều chi tiết nữa.
Read More