Hiển thị các bài đăng có nhãn usa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn usa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Du học Mỹ với chi phí thấp

Khi nói đến du học Mỹ, mọi người thường nghĩ chi phí cao. Thế nhưng nếu có thông tin, bạn vẫn có thể học với mức phí thấp nhất có thể.  

Với học sinh - sinh viên (HS-SV) Việt Nam, du học Mỹ có lẽ là ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế chúng ta không ngạc nhiên trước con số HS-SV Việt Nam tại Mỹ trong năm 2013 là 15.570 người. Mỹ là quốc gia mà HS-SV Việt Nam du học đông nhất so với các quốc gia khác. Biết HS-SV Việt Nam quan tâm đến du học Mỹ nên trong dịp viếng thăm nước Mỹ vào cuối tháng 7 vừa qua, tại buổi làm việc ở New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ với các nhà giáo dục Mỹ về việc phát triển trường ĐH Mỹ tại Việt Nam.
Mối quan tâm của nhiều HS-SV khi du học ở Mỹ là học phí. Tuy nhiên, nếu nắm thông tin các SV vẫn có thể chọn trường tốt mà chi phí thấp.
 Du học Mỹ với chi phí thấp
Trường  ĐH  KeuKa (New York) - Ảnh: Dương Ái Phương  
Các trường ĐH Mỹ đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục vì thế trung bình học phí mà SV đóng chỉ bằng một nửa so với chi phí mà trường ĐH phục vụ cho mỗi SV. Học phí mà SV Mỹ hay quốc tế đóng ở trường tư thục là như nhau, thường trong khoảng 25.000 - 40.000 USD/năm. Trong khi đó ở các trường công lập, du học sinh đóng học phí gấp 2 - 2,7 lần so với SV bản địa, khoảng từ 8.000 - 25.000 USD/năm.
Các trường ĐH công lập thường có chi phí thấp, khoảng 8.000 USD/năm và chi phí ăn ở khoảng 7.000 USD/năm, bởi các tiểu bang có trợ cấp nhiều cho giáo dục. Đây phần lớn là các tiểu bang có mật độ dân cư thấp, chính quyền có chính sách ưu đãi về giáo dục để giữ chân cư dân đồng thời lôi kéo SV từ những tiểu bang khác đến đây học. Các tiểu bang này nằm ở khu vực miền Trung Tây bao gồm North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Arkansas, Oklahoma, Colorado…
Hệ thống các trường công lập chia làm 3 thứ hạng: Hạng đầu là trường nòng cốt của tiểu bang (thường mỗi tiểu bang chỉ có 1 - 2 trường dạng này). Ví dụ University of Virginia, University of Connecticut…, chỉ riêng tiểu bang California có 9 trường, đó là hệ thống University of California. Hạng hai là trường loại khá, thường mỗi tiểu bang có 5 - 10 trường ví dụ University of Massachusetts at Boston, Central Connecticut State University; riêng California có 32 trường, đó là hệ thống California State University. Hạng ba là hệ thống CĐ cộng đồng với học phí khoảng 7.000 USD/năm.
Các trường ĐH danh tiếng trong tốp 25 như UC Berkeley, UC LA, University of Virginia... có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt như nghiên cứu, giảng dạy, đội ngũ giáo sư, trình độ SV... Ðối với các ĐH trong khoảng hạng từ 30 - 100 tuy không mang mác “danh tiếng” nhưng học khó và SV tương đối đều về học lực. Các trường ĐH trong hạng 100 - 300 tương đối học nhẹ nhàng hơn. Các trường ĐH miền Trung Tây với chi phí thấp thường nằm trong hạng 100 - 300 trong tổng thể. Các trường ĐH này rất phù hợp với HS-SV Việt Nam có học lực trung bình hoặc tiếng Anh đạt mức TOEFL 65 - 80, IELTS 5.0 - 6.0.
Ngoài ra, khi lựa chọn một trường ở Mỹ du học, có một điểm mà HS Việt Nam cần quan tâm là phải học tập được (chứ không bỏ giữa chừng). Đạt thành tích học tốt (điểm GPA 3.7 - 4.0) tại một trường ĐH ở hạng khá hay trung bình vẫn tốt hơn là học yếu ở ĐH danh tiếng. Các SV đạt thành tích học tập và nghiên cứu tốt tại các trường ĐH sẽ có cơ hội lớn tìm việc làm và học chương trình sau ĐH.
Biết rằng ĐH danh tiếng mang lại nhiều cơ hội và điều kiện cho SV nhưng trường không thể đem lại tất cả. 80% sự thành đạt của SV là do chính bản thân, dù ở môi trường nào SV phải phát huy tối đa. Albert Einstein khi nói về sự thành công cũng cho rằng “Sự tài giỏi là 1% và 99% là sự làm việc chăm chỉ”. Vì thế chọn lựa các ĐH với chi phí thấp trong thứ tự hạng 100 - 300 là sự đầu tư hợp lý với phần đông HS-SV bình thường có nguyện vọng du học tại Mỹ.
Trần Thắng
Read More




Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Mẫu Ðơn I-864 ‘Bảo Trợ Tài Chánh




Luật di trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này, tòa soạn nhật báo Người Việt mời Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách mục “Tìm hiểu luật di trú,” đăng hàng tuần trên Người Việt. Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California được Luật Sư Ðoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 238,000 luật sư nhưng chỉ có 161 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú. Ngoài ra, Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong từng phục vụ lâu năm tại Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS) nên rất có kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và thường đại diện thân chủ trước các tòa án di trú. Ông là một luật sư đầy kinh nghiệm và uy tín, chuyên trách giải quyết và phục vụ đồng hương Việt Nam về lãnh vực di trú nhiều năm tại California và khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.


Ðề tài: Mẫu Ðơn I-864 ‘Bảo Trợ Tài Chánh’

Một trong những lý do để một người bị từ chối chiếu khán nhập cảnh thường trú (Immigrant Visa) hoặc đơn thay đổi tình trạng di trú (Adjustment of Status) là Public Charge (tức là gánh nặng cho chính phủ Hoa Kỳ). Dựa theo lý do Public Charge, Sở Di Trú Hoa Kỳ hoặc lãnh sự Hoa Kỳ cho rằng đương đơn sẽ trở thành gánh nặng cho chính phủ Hoa Kỳ sau khi đương đơn nhập cảnh Hoa Kỳ.

Ðể tránh bị từ chối nhập cảnh Hoa Kỳ vì lý do Public Charge, mẫu đơn bảo trợ tài chánh (mẫu I-864), phải được làm đúng luật, đúng sự đòi hỏi của Sở Di Trú. Ðơn bảo trợ tài chánh phải được thi hành bởi người nộp đơn như một khế ước.

Thứ Nhất - đơn bảo trợ tài chánh phải được thi hành bằng phương cách luật định, người bảo trợ phải trên 18 tuổi, và người bảo trợ phải là người nộp đơn bảo lãnh thân nhân. Lý do người bảo trợ phải trên 18 tuổi vì khế ước với một người dưới 18 tuổi không có giá trị luật pháp.

Thứ Nhì - người bảo trợ phải đồng ý phục tùng theo thẩm quyền của bất cứ những tòa liên bang hay tòa tiểu bang, tức là người bảo trợ phải là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân, và người bảo trợ phải cư ngụ tại Hoa Kỳ.

Thứ Ba - người bảo trợ phải đồng ý bảo trợ cho người được bảo lãnh, và phải chứng minh là mình có khả năng tài chánh để bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm ít nhất là 125% của Federal Poverty Guideline.

Ðể chứng minh khả năng tài chánh, bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm:

Người bảo trợ phải cung cấp những giấy tờ thuế của 1 năm vừa qua.

Người bảo trợ có thể chứng minh khả năng về số tiền lợi tức bằng những chứng minh tài sản của mình, hoặc của người được bảo lãnh, và những tài sản đó được sẵn sàng dùng để bảo trợ cho người được bảo lãnh. Sự đòi hỏi của lợi tức cho mỗi $1,000 thì người bảo trợ hoặc người được bảo trợ phải thay thế bằng tài sản có sẵn trị giá: $5,000. Những tài sản nào có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một thời gian ngắn có thể dùng để chứng minh. Ðiển hình là cha bảo lãnh cho con, lợi tức của người cha cho năm 2012 là $12,000. Theo mức quy định của lợi tức cho 2 người (người bảo lãnh và người được bảo lãnh) của năm hiện hành là $19,387. Mức lợi tức của người cha thiếu $7,832. Người cha có thể thế bằng số tiền $39,160 (7,832 x 5) trong trương mục.

Nếu như người bảo trợ không hội đủ được những điều kiện cần thiết trình bày trên, người bảo trợ có thể nộp thêm đơn Affidavit of Support của một co-sponsor (tức là người bảo trợ phụ). Những trường hợp người bảo trợ không hội đủ điều kiện là người bảo trợ đang lãnh tiền trợ cấp của chính phủ như SSI, welfare, v.v... Người bảo trợ phụ phải hội đủ năm điều kiện:

(1) Ðiều kiện thứ nhất: người bảo trợ phụ phải chấp nhận trách nhiệm của người bảo trợ chính, và nếu như trong trường hợp người bảo trợ chính không hoàn thành trách nhiệm sau này, thì người bảo trợ phụ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

(2) Ðiều kiện thứ nhì: người bảo trợ phụ cũng phải trên 18 tuổi.

(3) Ðiều kiện thứ ba: người bảo trợ phụ phải có quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân.

(4) Ðiều kiện thứ tư: người bảo trợ phụ phải cư ngụ tại Hoa Kỳ.

(5) Ðiều kiện thứ năm: người bảo trợ phụ phải đồng ý bảo trợ cho người được bảo lãnh, và phải chứng minh mình có khả năng tài chánh để bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm. Số tiền đó phải bằng ít nhất là 125% của Federal Poverty Guideline.

Bản tin chiếu khán

Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho tháng 8 năm 2013.

Ưu Tiên 1 - priority date là ngày 1 tháng 9 năm 2006, tức là Ưu Tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu Tiên 2A - priority date đã được hiện hành, nghĩa là sau khi hồ sơ được Sở Di Trú chấp thuận và được chuyển sang cho National Visa Center (NVC). NVC sẽ tiến hành thủ tục xin thị thực liền và không cần phải đợi ngày priority date được đáo hạng.

Ưu Tiên 2B - priority date là ngày 1 tháng 12 năm 2005, tức là Ưu Tiên được dành cho Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu Tiên 3 - priority date là ngày 8 tháng 12 năm 2002, tức là Ưu Tiên được dành cho Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu Tiên 4 - priority date là ngày 22 tháng 6 năm 2001, tức là Ưu Tiên được dành cho Anh, Chị hoặc Em của công dân Hoa Kỳ.


Quí vị có thể tự theo dõi bản thông tin chiếu khán cho hàng tháng tại website của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại:http://www.nguyenluu.com/vn/vnbulletin/ ... nnhan.html

Ghi chú: Ðể am tường về việc nhập cảnh Hoa Kỳ đầy phức tạp, mời quý vị đón đọc mỗi tuần mục “Tìm hiểu luật di trú” và mục “Giải đáp thắc mắc” trên nhật báo Người Việt phát hành ngày Chủ Nhật ở trang Ðịa Phương, do Luật Sư Di Trú Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách.

Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren C. N. Nguyen hoặc Luật Sư Thuong T.C. Luu của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP địa chỉ số 1120 Roosevelt, Irvine, CA 92620. Website www.NguyenLuu.com. Ðiện thoại (949) 878-9888.
Darren Nguyen Ngoc Chuong


dichtienganh.info_st 

Read More




Lịch VISA Các Diện F - Tháng 9/2013





Diện Bảo LãnhVietnamChinaIndiaMexicoPhilippines
F12006-9-152006-9-152006-9-151993-9-82001-5-8
F2ACCCCC
F2B2006-2-152006-2-152006-2-151994-2-222003-1-22
F32003-1-222003-1-222003-1-221993-5-151992-12-22
F42001-7-222001-7-222001-7-221996-10-81990-2-15
Read More




Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Lịch di trú Mỹ Tháng 08-2013


   LỊCH VISA BULLETIN THÁNG 08 NĂM 2013

.    LỊCH CẤP  CHIẾU KHÁN                THỜI GIAN CHỜ                       
.    THÁNG 08    THÁNG 07                 YY  MM  WW       
F1  01/09/2006  01/06/2006  Tăng 12 tuần  06  11  00
F2A   C
F2B 01/12/2005  01/11/2005  Tăng 04 tuần  07  08  00 
F3  08/12/2002  01/10/2002  Tăng 09 tuần  10  07  03 
F4  22/06/2001  22/05/2001  Tăng 04 tuần  12  01  01

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng,www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

Sau khi có phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về luật Bảo Vệ Hôn Nhân (gọi tắt là DOMA), văn phòng Robert Mullins International đã nhận được một số câu hỏi, từ Hoa Kỳ và ngay cả từ Việt Nam, hỏi về phán quyết DOMA. Sau đây là một số điểm chính về sự thay đổi mới đây trong luật di trú về việc kết hôn đồng tính.

Phán quyết về Luật DOMA của Tối Cao Pháp Viện chỉ áp dụng cho chính phủ liên bang. Phán quuyết này không thay đổi luật ở những tiểu bang khác. Tiểu bang California, cùng với 11 tiểu bang khác và Quận Columbia, đã cho phép hôn nhân đồng tính. Những tiểu bang khác vẫn cấm việc này.

Những cơ quan liên bang như Sở di trú và các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể cần thêm thời gian để thay đổi đơn, phương cách áp dụng, huấn luyện nhân sự và thêm vào diện hôn nhân đồng tính trong hệ thống di trú bảo lãnh theo diện hôn nhân.

Một công dân Hoa Kỳ hoặc một thường trú nhân bảo lãnh một người bạn đồng tính: Những sự chọn lựa cho việc bảo lãnh sẽ dựa trên:

- nếu hai người đang sống chung hoặc đang ở hai nước khác nhau;

- nếu hai người đang sống chung tại Hoa Kỳ hoặc ở ngoại quốc;

- nếu hai người đã kết hôn;

- nếu hai người có thể kết hôn;

- và, đối với những cặp đồng tính đang sống ở Hoa Kỳ, nếu người bạn đồng tính không là công dân Mỹ đã đến đây sau khi nhập cảnh có sự kiểm tra của nhân viên di trú hoặc nếu người này nhập cảnh không có sự kiểm tra.

Những di dân Đang Thuộc Diện Di Trú Hợp Pháp chẳng hạn như diện chiếu khán H1B hoặc L1 liên công ty) đã kết hôn với người hôn phối đồng tính. Người hôn phối ngoại kiều này nên nộp đơn xin chuyển diện sang quy chế thường trú nhân và tiến hành thủ tục nộp đơn tại Hoa Kỳ.

Một người di dân đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán phi di dân (chẳng hạn như chiếu khán du lịch hoặc du học): Liệu có trở ngại gì nếu hai người đồng tính này kết hôn và nộp đơn xin thẻ xanh theo diện kết hôn không? Sẽ có trở ngại, nhưng trong trường hợp này, Sở di trú sẽ có thể s điều tra rất kỹ lưỡng.

Những di dân Không Còn Quy Chế Hợp Pháp, chẳng như người này từng nhập cảnh Hoa Kỳ với một chiếu khán một vài năm trước đây nhưng ở lại luôn. Liệu một công dân Mỹ có thể nộp đơn xin thẻ xanh cho người này không, mặc dù người di dân này hiện sống không hợp lệ?

Câu trả lời là được. Khi người hôn phối ngoại kiều nhập cảnh Hoa Kỳ có sự kiểm tra giấy tờ của một nhân viên di trú, qúy vị vẫn có thể nộp đơn xin thẻ xanh tại Hoa Kỳ mặc dù hiện không còn trong diện hợp pháp.

Những người di dân nhập cảnh Hoa Kỳ không có chiếu khán và không được kiểm tra giấy tờ, bằng cách vượt qua biên giới Mễ Tây Cơ. Liệu họ có thể được bảo lãnh để xin thẻ xanh không?

Đây là điều phức tạp. Qúy vị không thể xin chuyển diện tại Hoa Kỳ nếu nhập cảnh không có sự kiểm tra giấy tờ. Qúy vị sẽ phải trở về nước của mình để xin thẻ xanh thông qua việc duyệt xét của Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Để tránh luật bị cấm nhập cảnh 3 năm hoặc 10 năm, qúy vị có thể nộp đơn xin miễn sự vi phạm tạm thời trong khi qúy vị đang ở Hoa Kỳ, và đợi cho đến khi đơn này được chấp thuận trước khi qúy vị rời khỏi Hoa Kỳ để chờ đợi sự xét duyệt của lãnh sự.

Nếu qúy vị đang ở Hoa Kỳ nhưng người bạn đồng tính ở ngoại quốc, và qúy vị kết hôn hợp lệ với người bạn này, qúy vị có thể làm gì?

Nếu đã chính thức kết hôn hợp lệ, qúy vị có thể nộp đơn bảo lãnh người hôn phối đồng tính này. Thủ tục xin chiếu khán sẽ được duyệt xét bởi Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Nếu hồ sơ được chấp thuận, người hôn phối của qúy vị sẽ có thể đến Hoa Kỳ như một thường trú nhân.

Nếu người bạn đồng tính đang sống ở Việt Nam, nơi không cho phép hôn nhân đồng tính, những chọn lựa nào có thể thực hiện?

Sở di trú chưa loan báo chính thức về những hồ sơ bảo lãnh hôn phu - hôn thê (fiancée) đồng tính, nhưng điều hợp lý cho thấy họ sẽ được đối xử tương tự như những hồ sơ bảo lãnh hôn nhân đồng tính. Vì thế, nếu là công dân Hoa Kỳ, qúy vị có thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê cho người bạn đồng tính. Qúy vị sẽ phải cung cấp những bằng chứng cho thấy đây là sự liên hệ chân thật. Qúy vị phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi người bạn đồng tính đến Hoa Kỳ. Sau khi kết hôn, quý vị phải nộp đơn bảo lãnh người hôn phối theo diện hôn nhân.

Một chọn lựa khác có thể là người bạn đồng tính của qúy vị đến Hoa Kỳ theo diện du lịch, rồi kết hôn, và sẽ trở về Việt Nam chờ đợi thủ tục duyệt xét của Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Thủ tục duyệt xét của Tòa lãnh sự có lẽ sẽ ít căng thẳng hơn là phải liên hệ với Sở di trú ở Hoa Kỳ trong loại hồ sơ này.

Nếu là thường trú nhân, qúy vị có thể bảo lãnh người bạn đồng tính để xin thẻ xanh không?

Được. Qúy vị có thể nộp đơn I-130 để bảo lãnh người hôn phối ngoại kiều. Hiện nay, thời gian chờ đợi để bảo lãnh người hôn phối chỉ còn khoảng 2 năm, nhưng theo lịch xét chiếu khán tháng 8-2013, sẽ trở thành luôn luôn hiệu lực và có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới. Nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện (CIR) thành luật chính thức, thời gian chờ đợi hai năm sẽ không còn nữa. Và nếu qúy vị trở thành công dân Mỹ trong khi người bạn đời đang chờ nộp đơn xin thường trú nhân, quý vị có thể nộp đơn ngay để xin thẻ xanh lúc qúy vị vừa được nhập tịch. Cần lưu ý rằng thường trú nhân không thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu - hôn thê.

Người bạn đồng tính và qúy vị đang hiện sống ở tiểu bang California. Qúy vị muốn kết hôn nhưng muốn sự liên hệ của qúy vị được riêng tư. Giấy hôn thú có phải là hồ sơ được công khai hóa không?

Đúng. Giấy hôn thú là hồ sơ công khai hóa, tuy nhiên tại California, hai người có thể xin một chứng chỉ hôn thú được "bảo mật". Điều này có nghĩa là hồ sơ công cộng sẽ chỉ cho thấy từng người đã kết hôn, nhưng sẽ không cho biết từng người này đã kết hôn với ai, khi nào và ở đâu và sẽ không cho biết địa chỉ. Điều này có thể là một chọn lựa tốt cho những người không muốn bất cứ ai biết tên của người hôn phối và nơi họ sống.

Những cặp đồng tính ở ngoài tiểu bang có thể kết hôn tại California không? Được. Không có những đòi hỏi về nơi cư trú nếu muốn kết hôn tại tiểu bang California.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 8-2013

- IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/09/2006 (Tăng 12 tuần)

- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Luôn Luôn Hiệu Lực (Tăng 21 tháng)

- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/12/2005 (Tăng 4 tuần)

- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 08/12/2002 (Tăng 9 tuần)

- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/06/2001 (Tăng 4 tuần)

- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực


Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những cơ sở tôn giáo hoặc những tu sĩ có thể từ chối làm nghi lễ hôn phối cho những cặp đồng tính không?

- Đáp: Có thể. Những cơ sở tôn giáo và các tu sĩ có thể từ chối làm nghi lễ hôn phối. Trong trường hợp này, hai người sẽ phải kết hôn tại tòa thị chính hoặc dưới sự chứng giám của một công chức, chẳng hạn như một vị chánh án hoặc một nhân viên chính phủ được quyền làm việc này.

- Hỏi: Một doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn như tiệm bán hoa, người chụp hình, hoặc một địa điểm nào đó có thể từ chối cung cấp chỗ hoặc dịch vụ cho một đám cưới đồng tính không?

- Đáp: Không. Luật California không cho phép việc lập ra những doanh nghiệp kỳ thị dựa trên khuynh hướng giới tính, xác nhận giới tính, biểu hiện giới tính hoặc tình trạng hôn nhân.

- Hỏi: Người chủ nhà có thể từ chối cho thuê nhà hoặc chung cư đối với cặp đồng tính không?

- Đáp: Không. Luật California nghiêm cấm việc kỳ thị thuê nhà.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng:www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Read More




Chia sẻ kinh nghiệm khi ở kí túc xá trong trường Đại học tại Mỹ

(GDVN) -Khi sang Mỹ học bạn có thể ở ký túc xá, hoặc thuê nhà hay căn hộ. Sự lựa chọn nào cũng có những mặt mạnh và mặt yếu. Dưới đây là những trải nghiệm của cá nhân tôi khi chọn ký túc xá,  các bạn có thể tham khảo trước khi quyết định nên chọn lựa chỗ ăn ở ra sao để đảm bảo điều kiện tốt nhất cuộc sống và học tập tại nước ngoài.



Những trải nghiệm đầu tiên
Vào một ngày tháng sáu, khi nhận được giấy mời của trường đại học, tôi háo hức hoàn thành thủ tục nhập học. Mọi thứ đều diễn ra dễ dàng và suôn sẻ. Nhưng tôi và bạn bè đã phải trả giá do thiếu suy nghĩ khi quyết định một viêc hệ trọng là chọn nơi ăn ở. Điều này hoàn toàn có thể tránh  được nếu tôi chịu khó tìm hiểu thông tin và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch “du học” của mình. Một thiếu sót dẫn đến sai lầm mà tôi phải chịu đựng đến cả năm học, và chỉ còn 3 ngày nữa khi tôi hết hạn hợp đông ở ký túc xá, thì tôi mới hết nợ với nó.

Một, hai .. ba…  – tôi đang đếm, tôi đang mong đợi và đang tận hưởng niềm vui của  sự giải thoát. Hẳn các bạn tôi chắc cũng đang có cảm giác như thế – ít nhất là những người tôi biết. Một cái thở phào nhẹ nhõm sau khi thoát được cái “hợp đồng”, theo tôi là ngu ngốc và không thể chấp nhận được. Chính chúng tôi đã ký vào đó do thiếu suy nghĩ  và hiểu biết hạn chế. Chúng tôi đã trải nghiệm nhiều xúc cảm như tức tối, ức chế và thất vọng khi đến ở ký túc xá với một không gian xa lạ.  Không ít sinh viên du học, đến từ những đất nước khác nhau như tôi, đều có chung những xúc cảm đó.

Là thanh niên “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, chẳng mấy ai quá quan tâm đến chuyện ăn ở. Mọi thứ tưởng như đơn giản sau khi bạn nhận được tấm giấy thông hành đến trường đại học mà mình mong muốn. Bạn xem việc ăn uống và nhà ở là chuyện thứ yếu, không cần phải suy nghĩ nhiều. Ăn gì chả được, người ta ăn được thì mình cũng ăn được.  Ngủ như thế nào có sao đâu, miễn là an toàn. Ở  ký túc xá của trường có khi lại hay,  mình có thể tập được cách sống chung và hòa nhập với đời sống sinh viên dễ dàng. Suy nghĩ này thật hợp lý, nhưng nó đã làm chúng tôi hối hận và không muốn các bạn đi sau mắc phải sai lầm này. Đó là “ký hợp đồng ăn – ở với trường đại học” thiếu tìm hiểu kỹ càng về hoàn cảnh sống ở nơi ta sẽ tới.

Tôi không có ý định phê phán các dịch vụ hỗ trợ của trường đại học. Nếu là sinh viên Mỹ, có lẽ chẳng có gì đáng phàn nàn về điều kiện ăn ở trong ký túc xá. Nhưng hợp đồng này không thích hợp với tôi – một sinh viên Việt Nam có sự khác biệt lớn về văn hóa – nhất là văn hóa ẩm thực. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt ở ký túc xá rất cao so với việc thuê căn hộ và tự nấu ăn làm tôi cảm thấy mình bị bóc lột. Tôi cảm giác trường đại học cố gắng lấy tiền của sinh viên, càng nhiều tiền càng tốt. Đây chỉ là sự so sánh ở nơi tôi đang học, có thể điều này không đúng ở các nơi khác. Nhưng tôi hy vọng đây sẽ là một bài học mà các bạn đi sau sẽ cân nhắc trước khi đưa ra quyết định tốt nhất cho mình.

Đồ ăn trong kí túc xá


Từ khi còn là sinh viên, tôi quan niệm ăn uống trong nhà ăn của trường là an toàn, đa dạng và rẻ hơn ở ngoài. Điều đó phần nào đúng ngay cả khi tôi ở Mỹ. Các món ăn của trường đa dạng và nhiều màu sắc. Tuy nhiên, đó lại là các món ăn không hợp với tôi. Món ăn quá nhiều thịt  lại chỉ nướng hoặc chiên, theo tôi chỉ có thể là các món ăn “chơi” trong các bữa tiệc. Ăn những món ăn đó hàng ngày với tôi là một cực hình.

Thức ăn nhanh được chuộng nhất ở Mỹ.

Khẩu vị của người Mỹ và người Việt Nam có một khoảng cách quá xa. Người Việt ăn nhiều loại rau, canh và ít các chất dinh dưỡng gốc động vật trong các bữa ăn hàng ngày kết hợp với sự đa dạng trong cách chế biến. Ngoài ra, gia vị trong các món ăn của người Việt rất khác so với các món ăn của người Mỹ. Chỉ khi đi xa chúng ta mới nhận rõ hương vị Việt Nam là thứ chúng ta không thể tìm thấy ở các món ăn Mỹ. Không kể đến những bạn chịu ảnh hưởng quá nhiều của nền văn hóa phương Tây, phần lớn sinh viên Việt Nam – những người lớn lên với bữa cơm của gia đình thuần Việt rất khó chấp nhận hàng ngày chỉ ăn mỗi thức ăn Mỹ.

Tôi đã phải chịu đựng điều đó trong hai học kỳ vừa qua – theo đúng như hợp đồng đã ký. Mặc dù đã từng thích thú những món ăn đó trong tuần đầu nhưng tám tháng tiếp theo với thức ăn Mỹ, chúng tôi đã không thể chấp nhận nổi. Có bạn đã phải bỏ bữa ăn trong trường và kiếm một nhà hàng Việt Nam chỉ để tìm lại niềm vui trong những món ăn quê hương quen thuộc. Có bạn chỉ muốn kiếm cơ hội tự nấu cho mình một bữa, mong muốn được nếm lại cảm giác thức ăn hương vị Việt Nam.

Tìm hiểu và cân nhắc về chi phí và điều kiện sinh hoạt ở kí túc xá.


“An toàn, thuận tiện và cơ hội sống chung” là điều tôi đã nghĩ đến khi đặt bút ký hợp đồng “nhà ở” với trường đại học. Chúng tôi cũng nhận ra những thuận lợi khi sống trong ký túc xá sau hai kỳ học. Tuy nhiên, bên cạnh một số lợi ích là sự khó chịu vì mức chi phí chênh lệch giữa sống trong và ngoài khuôn viên trường. Với kiến thức hạn hẹp tôi nghĩ với sự hỗ trợ của nhà trường thì chi phí nhà ở sẽ rẻ hơn thuê ở ngoài. Tôi cũng cho rằng thật may mắn khi có cơ hội  sống trong môi trường đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và sẽ được học hỏi phong cách sống của người Mỹ.

Đại học tổng hợp Massachuetts, Lowell.


Sự thực là bên cạnh những thuận lợi của việc sống trong ký túc xá, tôi đã phải trả $1000 mỗi tháng và phải ở chung  phòng ngủ với một bạn sinh viên quốc tế khác. Trong khi đó, nếu bạn thuê nhà của người dân – $500 mỗi tháng cho mọi thứ với phòng ngủ riêng của mình . Thêm nữa, căn hộ mà tôi đang thuê cũng rất thuận tiện cho việc đi lại khi chỉ cách trạm xe buýt hai phút đi bộ. Sự chênh lệch này sẽ có lẽ là không đáng kể nếu bạn là người có sự hỗ trợ tài chính tốt và bạn cần sự thuận lợi từ việc sống trong ký túc xá. Tuy nhiên, đó sẽ là điều đau đầu khi bạn là người quan tâm đến việc sinh hoạt và các chi phí khi đi du học.


Một phòng ở ký túc xá Umass Lowell.

Vì vậy, sự khác biệt giữa việc ký và không ký hợp đồng ăn – ở làm cho chúng tôi phải suy nghĩ; sự sai lầm của chúng tôi có thể là một bài học mà các bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn cho mình một quyết định. Bên cạnh sự thuận lợi mà hợp đồng với nhà trường mang tới, đó có thể là xung đột với văn hóa và khả năng tài chính của các bạn. Đối với tôi, “du học” không chỉ là học ở trong trường mà còn là mọi thứ xung quanh bạn. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với cuộc sống bản thân và xung quanh, bạn sẽ không có được trạng thái tâm lý và sức khỏe tốt để duy trì khả năng học tập và làm việc của mình.

Đây chỉ là một kinh nghiệm của cá nhân tôi.  Ăn uống và nhà ở mỗi nơi có một đặc thù riêng. Điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là hãy làm giàu kiến thức về nơi ta sẽ đến trước khi bạn đặt chân. Hãy tự thỏa mãn chính mình bằng sự đầu tư và chuẩn bị kỹ cho mọi quyết định của mình – cho dù đó là những việc cơ bản nhất, hay những việc chúng ta đã được chăm lo từ gia đình trước đây. Ngay lúc này, bạn phải tự lực cánh sinh vì ba mẹ không còn ở bên cạnh mình nữa.
Theo http://giaoduc.net.vn
Read More




Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Cô gái Việt nhận học bổng toàn phần ĐH Mỹ

Phạm Hải Anh là học sinh của Trường United World College (UWC), một hệ thống trường THPT khá đặc biệt để góp phần đào tạo ra những công dân ưu tú trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp UWC, Phạm Hải Anh đã trúng tuyển vào Đại học Brown và được cấp học bổng toàn phần.
Cô gái Việt nhận học bổng toàn phần ĐH Mỹ
Phạm Hải Anh tại Taj Mahal (Ấn Độ). Ảnh: do nhân vật cung cấp.
Thành công từ tư duy đa chiều
Chúng tôi gặp Hải Anh khi cô tốt nghiệp THPT về nước nghỉ hè. Hải Anh cho biết, khi lên cấp III cô từng thi vào Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) và được tuyển vào lớp A (lớp chuyên Anh, quy tụ những người có điểm đầu vào cao nhất trường-PV).
Thời gian học tại trường, Hải Anh biết chuyện một học sinh khóa trên đã đỗ vào trường UWC tại Canada. UWC là một hệ thống liên kết gồm 12 trường THPT đặt ở một số nước trên thế giới (như Anh, Mỹ, Ấn Độ, Na Uy, Costa Rica...). Mỗi trường quy tụ khoảng 200 học sinh ưu tú, được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm lớp 11, Hải Anh đã làm hồ sơ nộp cho Ủy ban UWC tại Việt Nam. Với thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa xuất sắc, Hải Anh đã vượt qua nhiều thí sinh (sau khi trải qua vòng hồ sơ và vòng phỏng vấn) để cùng 5 bạn khác được chọn học tại các trường UWC trên toàn thế giới. “Em được cấp học bổng để học tại UWC Ấn Độ (Mahindra United World College of India), một nơi mà đến giờ có thể nói rằng được học tại đó là một may mắn đối với em”- Hải Anh chia sẻ.
Ở Ấn Độ, Hải Anh học theo chương trình Tú tài Quốc tế, một chương trình phổ thông kéo dài 2 năm được đánh giá là rất khó trên thế giới. Hải Anh chọn 6 môn để học, trong đó có những môn quen thuộc như Sinh học, Toán học và những môn mới như Tâm lý học hay tiếng Pháp.
Học kỳ đầu, Hải Anh gặp không ít khó khăn trong học tập, nhất là việc phát biểu trong lớp, một điểm yếu của nhiều học sinh Việt Nam. Mà khó hơn cả là môn Tâm lý khi cần phải tranh luận nhiều trong lớp, đồng thời đòi hỏi một tư duy nhanh nhạy và sâu sắc. Bài kiểm tra đầu tiên môn này, Hải Anh chỉ được 3,5/7 điểm (tại đây tính thang điểm 7).
Sau những bỡ ngỡ ban đầu, Hải Anh đã tập dần cho mình khả năng tư duy đa chiều, qua đó có thể tham gia tranh luận cùng các bạn trong lớp. Rồi nữ sinh này thấy thích môn Tâm lý, nhất là khi nhận rõ được ích lợi khi áp dụng tư duy đa chiều của môn học này vào các môn khác. Bài kiểm tra cuối năm thứ nhất, Hải Anh đạt số điểm tuyệt đối môn Tâm lý (7/7), đồng thời giành điểm tuyệt đối hầu hết những môn học còn lại.
 Nên đọc
Muốn thử thách để được hoàn thiện hơn
 Trong năm học thứ 2 tại UWC Ấn Độ, Hải Anh gửi hồ sơ vào Đại học Brown, một trong những trường danh giá của Mỹ. Sở dĩ Hải Anh chọn Đại học Brown, ngoài việc trường có chương trình đào tạo chất lượng (được xếp thứ 15 trong bảng xếp hạng của US News), mà còn bởi môi trường ở đây có cộng đồng học sinh đa dạng về nhiều mặt.Trong môi trường ấy, Hải Anh muốn được thể hiện cái tôi, muốn thế giới quan của bản thân được thử thách và được hoàn thiện hơn nữa. Khoảng thời gian hoàn thành hồ sơ vào Đại học Brown khá căng thẳng đối với Hải Anh, vì cô phải viết nhiều bài luận lớn nhỏ, dự thi các kỳ thi tiêu chuẩn.Tháng 12/2012 vừa qua, Đại học Brown đã thông báo Hải Anh là một trong những học sinh đầu tiên trúng tuyển, đồng thời còn cấp cho nữ sinh này học bổng toàn phần trị giá hơn 60.000 USD/năm.
Đáng lưu ý trong đợt tuyển sinh năm nay, Đại học Brown có tỉ lệ trúng tuyển thấp thứ 2 trong lịch sử của trường (9,2%), nên việc đỗ vào trường của cô nữ sinh Việt Nam này càng thêm phần ý nghĩa.
“Việc được nhận vào Đại học Brown không chỉ bởi thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa của em ở UWC Ấn Độ, mà đó là cả một quá trình rèn luyện và hoàn thiện bản thân từ những năm học ở Việt Nam. Em thích cả tự nhiên lẫn xã hội, nên muốn theo học cả 2 ngành Sinh học và Sư phạm tại Đại học Brown”- Hải Anh cho biết.
Khi được hỏi về kinh nghiệm học tập của bản thân, Hải Anh cho biết: Trước hết cần có hứng thú đối với môn học. Suy nghĩ: “Môn này chán quá” còn nguy hiểm hơn “Môn này khó quá” rất nhiều. Có nhiều cách để khơi gợi hứng thú, như hỏi giáo viên về những kiến thức không có trong sách giáo khoa, áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hay học theo nhóm. Kinh nghiệm tiếp theo là cần biết lắng nghe. Hãy lắng nghe những lời nhận xét của các thầy cô khi trả một bài kiểm tra hay bài tập để rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Nguồn : Tiền Phong
Read More




Bí quyết thi SAT thành công

Điểm thi SAT và TOEFL là một trong những điều kiện đầu tiên giúp bạn chứng tỏ khả năng của mình trước Ban tuyển sinh trong cuộc đua giành học bổng vào các trường Đại học Mỹ.
SAT (School Attitude Test) là một kỳ thi do College Board - thành viên của Hội liên hiệp tổ chức phi lợi nhuận đứng ra tổ chức, quản lý và chịu trách nhiệm. SAT được tổ chức mỗi năm 7 lần ở Mỹ và Puerto Rico, 6 lần ở nhiều nước trên thế giới, với nội dung và ngày thi như nhau. Vì vậy, học sinh có thể đăng ký dự thi vào những thời điểm thuận lợi nhất cho mình, đồng thời có thể thi nhiều lần để lấy điểm cao. Thường thường, các học sinh đăng ký dự thi SAT vào những năm cuối bậc THPT để có sẵn điểm chuẩn bị cho việc nộp đơn vào đại học.
Bí quyết thi SAT thành công
Và để đạt điểm cao trong kì thi SAT chắc chắn bạn sẽ cần những lời khuyên hữu ích dưới đây:
Lên kế hoạch cụ thể
Trước khi bước vào kì thi sát hạch, bạn cần tập trung lên kế hoạch cụ thể cho việc ôn thi. Trong lúc ôn luyện và tự thử nghiệm như thế, bạn nên phân chia các phần thi bằng những màu sắc khác nhau để xác định được các mức độ khó của đề. Từ đó có thể biết thế mạnh của mình nằm ở khu vực nào và cần phải cố gắng đến đâu để đạt kết quả tốt.
Trong 4 tuần ôn tập, hãy dành hẳn 3 tuần để nghiên cứu và thực hành như sau:
- 3 ngày/tuần tập trung vào các phần mà bạn cảm thấy khó khăn, hoặc cảm thấy mình yếu nhất.
- 2 ngày/tuần, chuyên tâm vào những câu hỏi thuộc “tầm trung” (mức độ khó trung bình) để củng cố và rèn luyện chắc tay.
- 30-60 phút/ngày luyện tập với những “khu vực” được đánh dấu là thế mạnh của bạn, để tăng sự tự tin.
Hãy ghi nhớ những từ vựng phổ biến luôn cần và có trong kì thi SAT (tham khảo tại: http://quizlet.com/3120730/top-200-sat-words-flash-cards/), và học cách đơn giản hóa mọi vấn đề trong giải toán. Dĩ nhiên các bài học từ trang web trực tuyến, sách giáo trình và lớp luyện thi cũng sẽ giúp bạn thành công.
Nghỉ ngơi nhưng vẫn có SAT
Nghe có vẻ mệt mỏi và rắc rối vì đã dành thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi mà tại sao vẫn phải “dính” tới chữ Học? Không, ôn luyện SAT không nhất thiết phải ngồi vào bàn, viết, ghi chép và ghi nhớ. Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện bằng cách chơi giải ô chữ sudoku, tìm những câu đó đòi hỏi các kỹ năng về tư duy và sáng tạo để chơi với bạn bè. Tất cả những điều này sẽ giúp đầu óc bạn linh hoạt, nhanh nhẹn hơn.
Ngoài ra, theo nghiên cứu văn học đầu thế kỷ 20, cũng như đọc truyện ngắn của tác giả James Joyce hay những câu chuyện bí ẩn khoa học cũng sẽ giúp học sinh tăng vốn từ vựng, khả năng đọc hiểu và phát triển cách hành văn phức tạp. Và công cụ hỗ trợ từ vựng từ những thẻ Flashcards cũng mang lại nhiều hữu hiệu cho bạn.
Điểm chốt
Khoảng tuần thứ 6 trong kì ôn tập, bạn nên bắt đầu bấm giờ làm bài và vận dụng những gì đã rèn luyện một cách tối đa. Hãy để ý xem bạn mất bao nhiêu lâu để giải quyết toàn bộ đề, còn vướng mắc ở “khu màu sắc” nào để kịp thời điều chỉnh lịch học tập vào phần đó sau này.
Từ tuần thứ 7 – tuần thứ 10, dồn hết sức vào những câu hỏi thi thuộc phần trung bình và có độ khó cao nhất.
Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần và sức khỏe để có thể chịu đựng gần 4 tiếng đồng hồ trong kì thi thật. Tinh thần, sự tập trung, chỉn chu từ chính bạn là bí quyết thành công, và cũng là sự thách thức lớn ở kì thi SAT.
Thanh Hương (Theo Usnews)
Read More




Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

All together và altogether đều là trạng từ



Trong một số trường hợp, all together cũng được dùng như một tính từ, trong khi đó altogether là một liên trạng từ.

* All together nói đến một nhóm. Nó có nghĩa là at the same time (đồng thời), as one (như một), hoặc unanimously (nhất trí).



ALL TOGETHER: chỉ dùng khi muốn nói về một nhóm người hay vật cùng chung nhau hay cùng nhau làm một việc gì đó . Có nghĩa: mọi người, mọi vật.

Ex: put the books all together in the case.
they all went to the restaurant together.

* Altogether có nghĩa là in total (cả thảy), overall (toàn bộ), wholly (toàn bộ), entirely (toàn vẹn), completely (hoàn toàn), all in all (nói chung), in general (nhìn chung), hoặc on the whole (tổng cộng)

Ex: he didnot altogether welcome these experiences.
his new house isnot altoghther finished.
altogether, he decided, marriage was a bit of mistake.

Chúng ta cũng dùng altogether để nói về một con số tổng, bao gồm tất cả

Ex: he owes me $500 altogether.

* Một cách để phân biệt cách sử dụng all together altogether là nếu câu vẫn có nghĩa mà không cần it thì all together là câu trả lời. Ngược lại, altogether sẽ được dùng.

Ví dụ:

- The unsuspecting butler walked in the drawing room while they were in the altogether.

Người quản gia không hề nghi ngờ bước vào phòng khách trong khi họ đang trần truồng.

- She was delighted to see us all together.

Cô đã rất vui mừng khi gặp tất cả chúng tôi.

- Let's dance all together now.

Giờ tất cả chúng ta hãy khiêu vũ cùng nhau đi nào.

- The party was altogether exhilarating. It was fun overall.

Bữa tiệc đã hoàn toàn vui vẻ. Nói chung là vui.

ST !
Read More




Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Hệ thống các trường Mỹ và cách chọn trường an toàn nhất


Những lầm tưởng về hệ thống giáo dục của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đối với các bạn du học sinh. Những thông tin sau đây sẽ phần nào giải tỏa khúc mắc của các bạn về các trường đại học ở Mỹ.
 >> Du học Mỹ: Không khó, chỉ cần đúng cách! (Kỳ 1)
Giáo dục Hoa Kỳ được xếp vào bậc nhất nhì thế giới bởi các trường đại học danh tiếng. Hệ thống các trường đại học Mỹ đa dạng và đồ sộ với hơn 4.000 trường đại học và cao đẳng. Loạt bài này sẽ đưa ra các “bí quyết” đơn giản mà hiệu quả để các bạn học sinh có thể đạt được tối đa nguyện vọng của mình.
 
Để được tư vấn về chọn trường và lộ trình học tại Mỹ, các bạn có thể đăng ký trực tuyến tại: http://eduvietglobal.vn/dang-ky-tu-van-du-hoc-my.html
Hoặc liên hệ Mrs Hương 0466.808.801
 
Chọn College hay University?

Tư vấn du họcTư vấn du học chọn trường ở Mỹ

Nhiều người Việt Nam vẫn nhầm lẫn khái niệm College trong hệ thống giáo dục Mỹ là cao đẳng. Thực tế, trong hệ thống giáo dục Mỹ, hai từ University và College đều chỉ bậc đại học 4 năm. Hệ College danh tiếng nhất là Liberal Arts College và hệ University nổi bật nhất là NationalUniversity.

Sự khác biệt giữa University và College là ở tính chất và quy mô. Liberal Arts College thường có từ 2.000 đến 3.000 sinh viên, trong khi đó, quy mô National University thường từ 4.000 đến vài chục nghìn sinh viên. VớiUniversity lớn, các em sẽ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thầy cô hơn vì rất nhiều lớp học được giảng dạy bởi trợ giảng (là sinh viên cao học tại trường). Trong khi đó, tại College có tỷ lệ giáo sư quan tâm sinh viên trung bình là 1:10, rất thuận lợi cho sinh viên trao đổi với giáo sư.

Liberal Arts College” thường chỉ tập trung đào tạo bậc đại học, không đào tạo cao học như các trường “National University”.

Cũng không nên hiểu nhầm các trường “Liberal Arts” chỉ chuyên đào tạo nghệ thuật, vì thực tế, các trường này có chuyên ngành học đa dạng. Nhiều trường cũng có chương trình đào tạo kinh doanh hay kỹ thuật tốt và phù hợp với phần lớn sinh viên Việt Nam.

Do không hiểu rõ về khái niệm trên, nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn và hiểu sai lệch về giá trị bằng cấp của các College. Cũng chính sự nhầm lẫn này mà không ít các bạn học sinh Việt Nam đã mất đi cơ hội học bổng khi không apply vào các trường College mà chỉ nhằm vào các trường University.

Chọn trường công lập hay tư thục?

Ở Việt Nam, những trường đại học hàng đầu đều là các trường công. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với giáo dục Mỹ. Những trường tư tại đây thường có truyền thống lâu đời, chất lượng ngang hàng, thậm chí cao hơn trường công. Ngoài ra, một số trường còn được nhận được tài trợ về tài chính nhiều hơn nên cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo sư thường rất mạnh. 20 trường top của bảng xếp hạng USNews trên cả hạng mục National University và Liberal Arts College đều là các trường tư.

Tuy nhiên, học phí các trường tư cũng lớn hơn nhiều so với các trường công lập. Trung bình, chi phí học tập (đã bao gồm học phí và ăn ở) của các trường rơi vào khoảng 40.000 USD đến 60.000 USD so với mức 25.000 USD đến 40.000 USD của trường công lập.

Bù cho việc học phí cao, các trường tư lại có nguồn học bổng lớn và phong phú cho sinh viên quốc tế. Không ít các bạn học sinh Việt Nam đã nhận những học bổng và hỗ trợ tài chính toàn phần hoặc bán phần tại các trường này.

Khi nào chọn trường cao đẳng cộng đồng (Community College)?

Hệ cao đẳng cộng đồng là hệ học 2 năm, yêu cầu đầu vào không cao, thậm chí nhiều trường cũng cho phép học sinh chưa tốt nghiệp cấp 3 theo học. Sau 2 năm học cao đẳng, sinh viên có thể xin học tiếp tại các trường đại học 4 năm.

Điểm mạnh của các trường cao đẳng cộng đồng là đầu vào thấp và học phí vừa phải. Thế mạnh này đã đánh trúng vào tâm lý của người Việt, khi khả năng tài chính trở thành gánh nặng cho không ít gia đình.

Ở four year college (hệ đào tạo 4 năm) chỉ đào tạo cử nhân trở lên. Trong khi đó ở two year college (hệ đào tạo 2 năm) có 3 chương trình đào tạo:
(1) Transfer program (đào tạo kiến thức chính qui phục vụ cho chuyển trường) là đào tạo kiến thức chính quy 2 năm đầu của một sinh viên cần học cử nhân, nhưng học phí giá rẻ hơn nhiều lần so với four year college. Sau khi học 2 năm đầu kiến thức cơ bản của cử nhân, sinh viên xác định chuyên ngành mình chọn sẽ làm hồ sơ chuyển trường sang four year college để học tiếp cho hết cử nhân.
(2) Vocational training (đào tạo hướng nghiệp) là loại hình đào tạo chỉ 1 năm, không cấp bằng (degree) mà chỉ cấp giấy chứng nhận (cerfiticate).
(3) Academic training (đào tạo chuyên viên lành nghề) là chương trình đào tạo giống như cao đẳng dạy nghề như ở ta, chương trình chỉ dạy 2 năm về một nghề hữu dụng nào đó như: Computer Technician, electronic technician, accounting, nurse, marketing, business, etc... Những người này được cấp bằng (degree) như, AAS: Associate Applied Science hay bằng AS: associate of Science.

Thứ hạng các trường ở Mỹ


Thứ hạng top các trường tại Mỹ
 
Thứ hạng top các trường tại Mỹ

Thứ hạng trên các bảng xếp hạng chung, ví dụ như Best University/Best Colleges, Tuy nhiên, bạn không nên quá coi trọng tiêu chí này, mặc dù đúng là có những khác biệt rõ rệt về nhiều mặt giữa hai trường cách nhau 20-30 bậc. Nếu bạn cho rằng chỉ có trường thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chung mới đáng học/mới có chất lượng tốt, bạn cần cân nhắc thêm những điều sau đây:

- Ở Mỹ có đến gần 4000 trường đại học, vì vậy những trường có thứ hạng lớn hơn 100 một chút vẫn có chất lượng tốt và đáng theo học.

- Những trường có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chung có thể không cung cấp chương trình học bạn muốn. Ví dụ, bạn muốn theo hướng nghiên cứu lĩnh vực hàn lâm như kinh tế hoặc tâm lí học, những trường đầu bảng xếp hạng như Harvard, Princeton có thể sẽ phù hợp.

Nhưng nếu bạn muốn vừa học vừa có làm để tích lũy kinh nghiệm làm việc, những trường có chương trình Co-op như Drexel (trường này không phải là trường top trong bảng xếp hạng Ivy League) sẽ là môi trường tốt.

- Độ phù hợp giữa bạn và trường cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của trường và của bạn. Nếu bạn có học lực bình thường ở Việt Namnhưng muốn vào được những trường đứng đầu bảng xếp hạng chung, bạn có cho rằng bạn có khả năng hiểu được (chứ đừng nói là học được hay là học tốt) chương trình học cực khó của những trường đấy không?

- Chất lượng trường đại học không quyết định hoàn toàn sự thành công của bạn khi ở trường và sau khi đi làm, vì sự nỗ lực của bản thân bạn cũng có vai trò quan trọng không kém. Nhiều người học trường thứ hạng không cao nhưng vẫn thành công khi ra đời.

- Một số lượng không nhỏ trường đại học ở Mỹ cho rằng những trải nghiệm về giáo dục không phải là điều có thể cân đo đong đếm được, vì vậy họ đã thể hiện sự không đồng tình với các bảng xếp hạng chung, và không cung cấp thông tin về trường họ. Vì thế, rất nhiều trường có chất lượng giáo dục tốt nhưng không nằm trong top 100.

Căn cứ để chọn trường an toàn nhất


Lựa chọn trường an toàn nhất
 
Lựa chọn trường an toàn nhất

Sau khi đã hiểu rõ hệ thống và thứ hạng các trường của Mỹ, cha mẹ/ người tài trợ tài chính và sinh viên nên dựa vào những yếu tố sau của cá nhân mình để có cách chọn trường đúng đắn nhất:

- Khả năng ngoại ngữ của cá nhân đi du học đủ hay không? Tối thiểu cho college là 550 điểm on paper tương đương với iBT là 79-80 điểm. Nếu muốn lấy học bổng phải hơn hoặc bằng 95 điểm Toefl iBT. (Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều trường ở Mỹ chấp nhận điểm IELTS tương ứng)

- Khả năng học tập thể hiện ở điểm trung bình (
GPA: Grade Point Average), điểm thi nhập học đại học (SAT: Scholastic Admission Test hay ACT: American College Test) có thể lấy học bổng hay không? Nếu bạn muốn học sau đại học thì bạn cần cân nhắc điểm GRE/ GMAT của mình ở mức nào.

-  Hoàn cảnh kinh tế đủ để học đại học hay không? Ngân sách dành cho việc đi du học ở Mỹ?

- Chiến lược học tập đại học ngắn hay dài? Trong chiến lược học tập có 2 loại chiến lược cho con em: chiến lược ngắn hạn và chiến lược dài hạn. Trong chiến lược ngắn hạn là hòng để đáp ứng cho việc học xong cử nhân và ra đi làm ngay có hiệu quả, mà gia đình và bản thân du học sinh chưa đủ khả năng đáp ứng học thêm sau đại học. Còn chiến lược dài hạn là chiến lược dành cho gia đình và du học sinh có thể tiếp tục làm một mạch xong tấm bằng cao nhất trong khoa học là PhD hay MD, v.v... rồi mới đi làm.

Tiềm năng của con người là vô hạn, chuyện chọn trường du học Mỹ là một kế hoạch cần tỷ mỷ và chi tiết. Nếu có lộ trình du học tốt, phụ huynh và bản thân học sinh sẽ đạt được thành công tối đa nhất dù các yếu tố không phải là hoàn hảo.
 
Để được tư vấn về chọn trường và lộ trình học tại Mỹ, các bạn có thể đăng ký trực tuyến tại: http://eduvietglobal.vn/dang-ky-tu-van-du-hoc-my.html
Hoặc liên hệ Mrs Hương 0466.808.801
Read More




“Giấc mơ Mỹ” và bài học cho du học sinh

(Dân trí) - Mỗi năm, thương hiệu của nước Mỹ lại thêm “long lanh” và học sinh khắp thế giới lại đổ về đây nhiều hơn để “đính” thương hiệu ấy vào sự phát triển của bản thân.

Mặc cho sự thay đổi về kinh tế và chính trị trên toàn cầu – nước Mỹ vẫn duy trì được đẳng cấp của mình bởi nó dành tặng một món quà đặc biệt gì đó rất riêng cho tất cả mọi người đã đặt chân đến đây.

Nói như người Mỹ - “a melting pot of culture”

Bất kỳ người dân Mỹ nào cũng có thể nói với bạn rằng đất nước họ là một “lò luyện kim” nung chảy và hòa quyện tất cả các nền văn hóa với nhau. Ở Mỹ nếu chia theo ngôn ngữ thì chỉ tính riêng các ngôn ngữ thuộc Châu Á đã có đến 15 nhóm lớn. Không bàn về nhiều hay ít là tốt hơn hay xấu hơn – nhưng để đưa tất cả các nền văn hóa về làm “hàng xóm” của nhau – người Mỹ có lẽ đã phải rút ra nhiều bài học hơn chúng ta để tất cả các “hàng xóm” này có tiếng nói chung.

“Giấc mơ Mỹ” và bài học cho du học sinh


Bài học đầu tiên của rất nhiều người khi đặt chân đến Mỹ là “Don’t be ignorant! Embrace other cultures!”. Nếu người Philippines, Ấn Độ ăn bằng tay, đừng cười họ. Nếu người Trung Quốc cảm ơn bạn thái quá, đừng chế giễu. Nếu ai đó đến từ Châu Phi bắt tay bạn hơi lâu, đừng phản ứng. Nếu người Pháp chào và hôn vào má bạn, đừng nhăn mặt! Nếu người Ý chào, ôm bạn và đứng sát, đừng tỏ ra bị xúc phạm. Không có nền văn hóa nào thấp kém hơn; và học về các nền văn hóa khác chính là bài học giáo dục đầu tiên.

The American dream – giấc mơ nước Mỹ

Rất nhiều người dân Mỹ theo đuổi giấc mơ này. Khái niệm giấc mơ nước Mỹ giờ đã quen thuộc bắt nguồn từ Bản tuyên ngôn độc lập của họ. “Tất cả mọi người được tạo ra bình đẳng”. “Quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Vì tất cả mọi người là bình đẳng nên giàu hay nghèo, quý tộc hay không, xuất thân nô lệ hay tự do và các ngành nghề đều được coi trọng; miễn là một người đóng góp cho xã hội.

Một “giấc mơ nước Mỹ” thành hiện thực trung bình ở Mỹ những năm 50 và 60 là một gia đình 4 người sống trong một ngôi nhà 2 tầng, có vườn nhỏ hàng rào chạy quanh và chiếc xe ôtô.

“Giấc mơ Mỹ” và bài học cho du học sinh


Các cư dân của thế giới luôn được nghe về các tấm gương từ “bùn đất” đặt tay vào vinh quang trên đất nước Mỹ. Đó là Thomas Edison, Barrack Obama, Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… và rất nhiều tên tuổi khác nữa hằn sâu thương hiệu của nước Mỹ. Những thành công của họ có một điểm chung là dựa trên nền tảng xã hội rất tiến bộ nơi con người được trân trọng bởi giá trị họ cống hiến chứ không phải màu da, xuất thân hay những mối quen biết họ có.

Một góc nào đó cho mỗi con người

Mặc dù Mỹ là một quốc gia non trẻ nhưng 200 năm tuổi đầy chông gai của họ đã nhào nặn nên một bản sắc khá độc đáo. Người ta tìm thấy ở nước Mỹ vòng tay chào đón mọi nền văn hóa và ít sự lảng tránh những gì là mới lạ và khác biệt. Đó là bởi người Mỹ hiểu rằng họ có đủ mọi điều kiện để giúp bất kỳ cá nhân nào hòa nhập, tôi luyện và thành tài. Từ thành phố lớn đến thị trấn nhỏ, từ vùng đất tuyết trắng Alaska đến điều kiện khí hậu ấm mát quanh năm California, là những điều kiện sống phong phú nuôi dưỡng những cá nhân dựng “nghiệp”.

“Giấc mơ Mỹ” và bài học cho du học sinh


Một New York bận rộn của những con phố 8-10 làn đường, những tòa nhà đứng dưới chân không thể thấy đỉnh, và những chiếc taxi màu vàng chạy như nước lũ.

Một
Một Missouri thong thả của những cánh đồng mênh mông bất tận nằm dài dưới những đám mây hờ hững trôi trên nền trời xanh thẳm. Để gặp gỡ hỏi thăm người hàng xóm của mình, bạn có thể lái xe ôtô 15 phút qua vài con đồi.

Một California nhiệt đới và tươi tắn trong ánh nắng dịu dàng. Các bãi biển của California nổi tiếng về cảnh đẹp và sự duyên dáng luôn quyến rũ du khách từ khắp nơi.

Một

Vậy để chạm một tay tới thương hiệu của nước Mỹ, người ta làm gì? Câu trả lời là từ khoảng thế kỷ 15, các dòng người từ khắp các châu lục đổ về đây để đeo đuổi giấc mơ Mỹ; và cho đến nay, khi chính sách về di dân đã ổn định dần, cư dân thế giới tìm giấc mơ nước Mỹ cho bản thân khác với thế hệ trước đó. Đưa hết cả gia đình, vợ chồng và con sang Mỹ sống không còn là mốt nữa. Họ bắt đầu sang Mỹ để học.

Một dãy vô tận các chương trình giáo dục

Các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ rộng mở đón các học sinh, sinh viên quốc tế với vô số lựa chọn các chương trình học. Chính vì con số các trường đại học và cao đẳng đáng kính nể (hơn 4,000 trường), một bạn học sinh có thể lựa chọn cho bản thân mình các chương trình học độc đáo tại một trường và vẫn có thể lọc được ra nhiều trường khác với một chương trình giáo dục tương tự trong trường hợp muốn chuyển. Trong thời đại công nghệ thông tin, sự linh động là số 1.

Số lượng là đáng kinh ngạc, nhưng chưa bằng chất lượng của các trường tại Mỹ. Trang web The World University Rankings – chuyên xếp hạng các trường đại học của thế giới – gói gọn đẳng cấp giáo dục của đất nước hợp chủng quốc này trong một bài thống kê mang tên “Tốt nhất của những nơi hàng đầu”. Những thông tin đưa ra trong bài thống kê được gói gọn trong hình vẽ phía dưới đây. Trong 200 trường được đánh giá là chất lượng nhất thế giới thì đã có đến 72 trường là của nước Mỹ.

Một


Để duy trì sự hấp dẫn và chất lượng giáo dục của mình, các nhà làm luật của Mỹ ngày một coi trọng các chính sách giáo dục hơn; đặc biệt là các Tổng thống những nhiệm kỳ gần đây. Ông Obama khi nhậm chức đã thực hiện hai việc đó là: 1 – duy trì thời gian OPT (thời gian được phép làm việc thực tế sau tốt nghiệp của một sinh viên nước ngoài) cho các ngành khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán tối đa là 29 tháng thay vì chỉ 12 tháng của nhiều vị Tổng thống tiền nhiệm. Và chính sách thứ 2 của ông là mở rộng các loại ngành học được phép sử dụng thời gian cho OPT như trên – đó là các ngành công nghệ đất vi sinh, công nghệ và ứng dụng đồ họa, khoa học thực phẩm sữa (dairy science), khoa học thần kinh… Nhiều ý kiến bảo thủ đã cho rằng Obama làm như vậy là tạo ra sự cạnh tranh không công bằng và đẩy những sinh viên Mỹ mới tốt nghiệp vào tình trạng thất nghiệp, trên thực tế, kết quả ngược lại, nó giúp các thanh niên Mỹ phải tự trau dồi để có thể cạnh tranh và phát triển.

Một


Chính vì có tài nguyên, con người, hệ thống luật pháp chặt chẽ và những cá nhân xuất sắc, nước Mỹ sẽ tiếp tục là một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với tất cả những ai ấp ủ giấc mơ vươn tới thành công, tiền bạc và sự nổi tiếng hay đơn giản chỉ là nâng tầm bản thân bằng tri thức. Có rất nhiều bộ phim làm về những triệu phú đô la đi lên từ bàn tay trắng đã được thực hiện – những câu chuyện với tính giáo dục sâu sắc và những bài học cuộc đời xúc động. Không hề ngẫu nhiên mà những con người đó chúng ta xem trên màn ảnh đều là người Mỹ. Và cũng không hề ngẫu nhiên mà họ cũng biến số 0 của bản thân thành số 1 và sáu số 0 theo ngay tại đất Mỹ.

Nào, đã đến lúc chúng ta cần nghĩ: mình đã có giấc mơ Mỹ? Đã sẵn sàng cho các thử thách và khám phá bản thân?

Hãy tự tin và chúc các bạn thành công!

Kenny Pham
Temple UniversityPAUSA
Read More