Hiển thị các bài đăng có nhãn studyenglish. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn studyenglish. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Du học Mỹ với chi phí thấp

Khi nói đến du học Mỹ, mọi người thường nghĩ chi phí cao. Thế nhưng nếu có thông tin, bạn vẫn có thể học với mức phí thấp nhất có thể.  

Với học sinh - sinh viên (HS-SV) Việt Nam, du học Mỹ có lẽ là ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế chúng ta không ngạc nhiên trước con số HS-SV Việt Nam tại Mỹ trong năm 2013 là 15.570 người. Mỹ là quốc gia mà HS-SV Việt Nam du học đông nhất so với các quốc gia khác. Biết HS-SV Việt Nam quan tâm đến du học Mỹ nên trong dịp viếng thăm nước Mỹ vào cuối tháng 7 vừa qua, tại buổi làm việc ở New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ với các nhà giáo dục Mỹ về việc phát triển trường ĐH Mỹ tại Việt Nam.
Mối quan tâm của nhiều HS-SV khi du học ở Mỹ là học phí. Tuy nhiên, nếu nắm thông tin các SV vẫn có thể chọn trường tốt mà chi phí thấp.
 Du học Mỹ với chi phí thấp
Trường  ĐH  KeuKa (New York) - Ảnh: Dương Ái Phương  
Các trường ĐH Mỹ đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục vì thế trung bình học phí mà SV đóng chỉ bằng một nửa so với chi phí mà trường ĐH phục vụ cho mỗi SV. Học phí mà SV Mỹ hay quốc tế đóng ở trường tư thục là như nhau, thường trong khoảng 25.000 - 40.000 USD/năm. Trong khi đó ở các trường công lập, du học sinh đóng học phí gấp 2 - 2,7 lần so với SV bản địa, khoảng từ 8.000 - 25.000 USD/năm.
Các trường ĐH công lập thường có chi phí thấp, khoảng 8.000 USD/năm và chi phí ăn ở khoảng 7.000 USD/năm, bởi các tiểu bang có trợ cấp nhiều cho giáo dục. Đây phần lớn là các tiểu bang có mật độ dân cư thấp, chính quyền có chính sách ưu đãi về giáo dục để giữ chân cư dân đồng thời lôi kéo SV từ những tiểu bang khác đến đây học. Các tiểu bang này nằm ở khu vực miền Trung Tây bao gồm North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Arkansas, Oklahoma, Colorado…
Hệ thống các trường công lập chia làm 3 thứ hạng: Hạng đầu là trường nòng cốt của tiểu bang (thường mỗi tiểu bang chỉ có 1 - 2 trường dạng này). Ví dụ University of Virginia, University of Connecticut…, chỉ riêng tiểu bang California có 9 trường, đó là hệ thống University of California. Hạng hai là trường loại khá, thường mỗi tiểu bang có 5 - 10 trường ví dụ University of Massachusetts at Boston, Central Connecticut State University; riêng California có 32 trường, đó là hệ thống California State University. Hạng ba là hệ thống CĐ cộng đồng với học phí khoảng 7.000 USD/năm.
Các trường ĐH danh tiếng trong tốp 25 như UC Berkeley, UC LA, University of Virginia... có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt như nghiên cứu, giảng dạy, đội ngũ giáo sư, trình độ SV... Ðối với các ĐH trong khoảng hạng từ 30 - 100 tuy không mang mác “danh tiếng” nhưng học khó và SV tương đối đều về học lực. Các trường ĐH trong hạng 100 - 300 tương đối học nhẹ nhàng hơn. Các trường ĐH miền Trung Tây với chi phí thấp thường nằm trong hạng 100 - 300 trong tổng thể. Các trường ĐH này rất phù hợp với HS-SV Việt Nam có học lực trung bình hoặc tiếng Anh đạt mức TOEFL 65 - 80, IELTS 5.0 - 6.0.
Ngoài ra, khi lựa chọn một trường ở Mỹ du học, có một điểm mà HS Việt Nam cần quan tâm là phải học tập được (chứ không bỏ giữa chừng). Đạt thành tích học tốt (điểm GPA 3.7 - 4.0) tại một trường ĐH ở hạng khá hay trung bình vẫn tốt hơn là học yếu ở ĐH danh tiếng. Các SV đạt thành tích học tập và nghiên cứu tốt tại các trường ĐH sẽ có cơ hội lớn tìm việc làm và học chương trình sau ĐH.
Biết rằng ĐH danh tiếng mang lại nhiều cơ hội và điều kiện cho SV nhưng trường không thể đem lại tất cả. 80% sự thành đạt của SV là do chính bản thân, dù ở môi trường nào SV phải phát huy tối đa. Albert Einstein khi nói về sự thành công cũng cho rằng “Sự tài giỏi là 1% và 99% là sự làm việc chăm chỉ”. Vì thế chọn lựa các ĐH với chi phí thấp trong thứ tự hạng 100 - 300 là sự đầu tư hợp lý với phần đông HS-SV bình thường có nguyện vọng du học tại Mỹ.
Trần Thắng
Read More




Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Hướng dẫn cách học từ vựng tiếng anh hiệu quả

Bước 1 : Đầu tiên bạn nên học theo chủ đề cho dễ học ( khuyến cáo nên mua quyển bài tập từ vựng tiếng anh của Xuân Bá , có hình ảnh và bài tập đi kèm , rất dễ nhớ ) . Nên học theo chủ đề bởi vì chúng sẽ giúp bạn liên tưởng tốt hơn và đồng thời cũng dễ nhớ hơn .

Bước 2 :Bạn chỉ nên học các từ đơn giản từ 1 đến 2 âm tiết vì các từ nhiều âm tiểt khác trở lên .Đa phần là từ ghép . Vd: waterfall = water( nước ) + fall( ngã ) = thác nước football = foot( chân ) + ball ( bóng ) = đá bóng

Tuy nhiên , vẫn còn 1 số ngoại lệ

Vd : butterfly = butter ( bơ ) + fly ( bay hoặc con ruồi ) = con bướm screwdriver = screw ( ốc vít ) + driver ( người lái xe ) = tua vít

Trong trường hợp này , tốt nhất bạn nên sử dụng trí tưởng tượng ( tưởng tượng là yếu tố then chốt của trí nhớ ) càng cụ thể , nhiều hình ảnh sinh động và càng quái dị thì … càng tốt .

Vd : butterfly . Bạn hãy hình dung , một con bướm đang bay liệng tung tăng thì một miếng bơ thơm ngon từ đâu bay đến trúng luôn vào com bướm làm nó được ướp nguyên 1 màu vàng và bạn tưởng đó là 1 miếng bơ lạ cho vào mồm nhai nhóp nhép . ( lạy chúa con đang đói )

Bước 3 : Học các tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ, ngữ căn . Tiếp đầu ngữ là những từ được thêm đằng trước từ để làm rõ nghĩa thêm . Tiếp vị ngữ cũng tương tự nhưng là ở phía sau . ( để học cái này , bạn nên mua quyển dạy đọc nhanh của tony buzan , ở đó tổng hợp tất cả 3 cái trên , rất hữu ích ) .

Vd : mis ( sai ) + understand ( hiểu ) = misunderstand ( hiểu nhầm ) under ( dưới ) + ground ( mặt đất ) = underground ( dưới mặt đất )

garden ( làm vườn ) + er ( chỉ điều kiện or hoạt động ) = gardener ( người làm vườn ) work ( làm việc ) +er ( như trên ) = worker ( công nhân )

Sự kết hợp giữa bước 2 và 3 :

Vd : goal( khung thành ) + keep ( giữ ) + er ( chỉ đk or hoạt động ) = goal ( khung thành ) + keeper ( người giữ ) = thủ môn

Bước 4 :Chia tất cả các từ cùng 1 chủ đề thành từng nhóm nhỏ ( có điêm tương đồng ) để dễ học và không bỏ sót từ nào .

vd : basketball , football , footballer , goalkeeper , runner , baseball , .. Chia làm 2 nhóm : nhóm 1 các môn thể thao : basketball , baseball , football nhóm 2 vận động viên : runner , goalkeeper , footballer .

Bước 5 : Phải học thường xuyên và có tính kiên trì .
Hiện tại đây là 1 số cách cơ bản , dành cho cả dân chuyên và không chuyên tiếng anh . Có thể bạn chưa đạt được mức 100 từ / ngày ngay lập tức nhưng nếu cứ làm đều đều thì mình nghĩ giới hạn ko chỉ dừng lại ở 100 từ đâu .
Read More




Học Tiếng anh qua những bài thơ hay





Just friends?
I love you more every day,
My name I long for you to say.
Do you know just how I feel?
Do you know this love is real?
Sometimes I wonder what you think.
When you hear my name, do your cheeks turn pink?
Do you dream about me every night?
Wish to hug me and hold me tight?
Do you think we're meant to be?
Together forever, you and me?
These are the questions that run through my mind,
Your way into my heart, you did find.
It drives me crazy as to what I should do,
Should I risk a friendship and confess to you?
Or should I keep my feelings inside,
Keep them locked up, let them hide?
I just don't know what to do anymore,
My heart it aches, my heart it's sore.
I love you more than you could know,
And I don't want to ever let you go.
So even if I'm just a friend,
I'll always love you until the end.







Mỗi ngày tôi lại yêu em hơn
Tôi khao khát được nghe em gọi tên tôi
Em có biết tôi đang cảm thấy gì không ?
Em có biết tình yêu này là rất chân thành ?
Đôi khi tôi tự hỏi em đang nghĩ gì.
Khi nghe thấy tên tôi, má em có ửng hồng ?
Hằng đêm em có mơ thấy tôi ?
Và ước được ôm tôi thật chặt ?
Em có biết chúng ta thuộc về nhau
Mãi mãi bên nhau, chỉ có tôi và em ?
Những câu hỏi này cứ quẩn quanh mãi trong tôi.
Em đã tìm thấy con đường dẫn vào trái tim tôi
Và tôi gần như phát điên lên không biết mình nên làm gì.
Liệu tôi có nên mạo hiểm tình bạn của chúng ta để thú nhận với em ?
Hay tôi nên giữ kín những cảm xúc ấy trong lòng,
Giam cầm và khoá chặt chúng lại ?
Tôi không biết phải làm gì nữa
Trái tim tôi đang rất đau đớn
Tôi yêu em rất nhiều hơn những gì em biết
Và tôi thật sự không bao giờ muốn để em ra đi
Vì thế nên cho dù chúng ta chỉ là bạn mà thôi
Tôi cũng sẽ vẫn mãi yêu em cho đến tận cùng.
Read More




Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Học tiếng Anh cùng con Bốn nguyên tắc cần ghi nhớ

Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất và để trở thành người bạn đồng hành cùng con trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất - đó chính là quan điểm của Tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern University (Mỹ). Tuy nhiên, để trở thành người bạn đồng hành trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

“Viên đạn bạc”
Trong tiếng Anh, thành ngữ “viên đạn bạc” (“silver bullet”) xuất phát từ những câu chuyện và bộ phim về huyền thoại người sói. Con người đã tìm ra cách đối phó với loài sinh vật đáng sợ này, đó là sử dụng những viên đạn làm bằng bạc. Để ngăn chặn lũ người sói, những viên đạn bạc là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, việc tìm ra được “những viên đạn bạc” đó cho những vấn đề phức tạp dường như nằm ngoài sức tưởng tượng.
Giá mà những thứ đó tồn tại, việc học một ngôn ngữ sẽ chẳng có gì phức tạp. Các em sẽ có thể học chủ yếu tại nhà và sử dụng ngoại ngữ thành thạo chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng điều này cũng hoang đường như câu chuyện về người sói và những viên đạn bạc vậy. Thực tế việc học ngoại ngữ và luyện tập sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và có giá trị là một hành trình nhiều khó khăn.
Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất.

Trước khi bàn về một vài phương pháp để những phụ huynh chỉ nói tiếng Việt có thể giúp con mình luyện tập tiếng Anh tại nhà, phụ huynh cần nhớ kĩ 4 điều sau: tích cực học và luyện tập đúng cách, tránh quá tải các bài tập làm trên giấy, không nên để ngoại ngữ thành một nỗi sợ hãi và sử dụng ở cả những hoàn cảnh không phù hợp, và luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp.

Thế nào là tích cực học và luyện tập đúng cách?
Tại các buổi họp phụ huynh, tôi thường nghe hầu hết các bà mẹ chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh cho con. Thường thì con họ sẽ phải thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD. Và rồi họ băn khoăn vì sao với lịch học dày đặc đó mà không thấy sự tiến bộ của các em khi giao tiếp tiếng Anh hay vì sao các em không mạnh dạn nói tiếng Anh nhiều hơn khi đến lớp.
Lý do dường như rất rõ ràng: bởi chính các vị đã làm cho con mình ghét tiếng Anh với một lịch học quá căng thẳng. Sau mỗi ngày làm việc, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ.

Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy?
Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động.
Không nên ép trẻ nói tiếng Anh trong hoàn cảnh không phù hợp
Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ. Vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.
Mong các em giao tiếp tiếng Anh với những người nước ngoài xa lạ sẽ là áp lực lớn và có thể làm các em không thích nói tiếng Anh nữa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ được hình thành trong những hoàn cảnh thích hợp. Nói cách khác, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bỗng nhiên nói một điều gì đó mà không có lý do. Bảo các em nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố cũng là khiến các em ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoàn cảnh. Bởi vốn dĩ các em và những người nước ngoài không quen biết không có chuyện gì để cùng nói cả. Việc đó giống như tôi giới thiệu các bạn với những người bạn Việt Nam tại Mỹ và bảo các bạn “hãy nói tiếng Việt đi”. Sẽ thật kỳ lạ và có thể khiến các bạn ngại giao tiếp.

Trẻ sẽ nhanh chóng nói tiếng Anh khi sống trong môi trường “thấm đẫm” ngôn ngữ này.

Luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp
Bạn rất thành thạo tiếng Anh và mặc dù việc giúp các em luyện tập tại nhà rất có ích nhưng cũng có nhiều hạn chế. Và trường hợp bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nơi duy nhất dạy con bạn học tiếng Anh là các lớp học. Luyện tập tại nhà qua những bài tập trên giấy có thể tăng động lực học và thậm chí bổ sung vốn từ vựng (tôi sẽ trình bày tiếp ở bài tiếp theo), tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó không thể thay thế vai trò của các lớp học.

Source: dantri
Read More




Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Các từ tiếng Anh dùng điền đơn



1. Các từ về nghề nghiệp - Occupation

- Bác sĩ thú y: veterinarian
- Bác sĩ răng hàm mặt: Cranio-Maxillo-Facial Surgeon
- Bán quán ăn, bán hàng, buôn bán: Sales
- Dựng phim: producer
- Dược tá: pharmacy assistant
- Giáo viên: teacher
- Sinh viên: student
- Học sinh: pupil
- Lao động phổ thông: general worker
- Làm giao nhận, hậu cần: logistics employee
- Làm công chuyện lặt vặt: houseworker, housekeeper
- Nghỉ hưu: Retired
- Nhân viên nhập dữ liệu: data entry clerk
- Nội trợ: housewife
- Nông dân: farmer
- Ngư dân: fisherman
- Quay phim đám cưới: film maker, film producer hay cameraman
- Sửa đồng hồ: watch repairer
- Sửa xe ô tô: car mechanic
- Tài xế: driver
- Thợ co khí: Mechanic
- Thợ đóng sách: bookbinder
- Thợ điện: electrician
- Thợ hàn: welder
- Thợ kim hoàn: goldsmith; jeweller
- Thợ may: tailor; tailoress;
- Thợ uốn tóc: hairdresser; hair-stylist
- Thợ xây dựng: building worker
- Thủ kho: Storekeeper
- Y tá: nurse
- Lái xe cứu thương: Ambulance Driver


2. Các từ về chức vụ - Job Title

- Chủ cửa hàng tạp hóa: Grocery Owner
- Chủ nhà hàng, quán ăn: restaurant owner
- Chủ trang trại: farm owner, farm manager
- Giám đốc: director, manager
- Nhân viên: staff, employee, worker
- Phó quản đốc: Assistant Manager
- Tự làm chủ: self employed


3. Các từ về bằng cấp, trường học

- Bằng cử nhân âm nhạc: Bachelor of Music (BM)
- Bằng cử nhân khoa học: Bachelor of Science (B.Sc)
- Bằng cử nhân nghệ thuật: Bachelor of Arts (BA)
- Bằng cử nhân về quản trị kinh doanh: Bachelor of Business Administration (BBA)
- Bằng tốt nghiệp Đại hoc sư phạm, TN đại học: B.Sc.
- Bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm: Diploma of Higher Education in Teacher Training.
- Bằng tốt nghiệp Trung học sư phạm: Vocational Diploma in Teacher Training. Có thể ghi: Vocational Education
- Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học: Secondary School Graduation Certificate, High School Graduation Certificate. Có thể ghi: Secondary Education
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Certificate of Lower Secondary Education, Middle High School Graduation Certificate. Có thể ghi: Basic Secondary Ed.
- Bằng tốt nghiệp tiểu học: Certificate of Primary Education. Có thể ghi: Primary Education.

- Trường Đại học Bách khoa: Polytechnic University
- Trường đại học khoa học nhân văn Saigon: Faculty of Social Sciences and Humanities - Saigon
- Trường đại học luật khoa Saigon: Faculty of Law - Saigon
- Trường đại học kinh tế: Ho Chi Minh City University of Economics
- Trường Đại Học Kiến Trúc: University of Architecture
- Trường Đại học ngoại ngữ và tin học TP HCM: HCMC Universityof Foreign Languauges and Information Technology
- Trường Đại học Ngoại Thương: Foreign Trade University
- Trường Đại học sư phạm TP HCM: HCMC University of Education
- Trường Đại học Y dược TP HCM: HCMC University of Medicine and Pharmacy
- Trường Công nhân kỹ thuật: Technical School
- Trường Trung cấp nghề, dạy nghề: Vocational School
- Trường trung cấp quân y: Middle Army Medical School
- Trường Trung học sư phạm: Vocational Teacher Training School
- Trường trung học phổ thông: High School
- Trường trung học cơ sở: Middle High School
- Trường tiểu học: Elementary School

- Ngành quản trị kinh doanh: Business Administration

4. Các từ khác

- Hạ sĩ: corporal
- Trung sĩ: Sergeant
- Thượng sĩ: Sergeant Major
- N/A - Not Applicable: không áp dụng
- NONE: không có
- Tiểu đội trưởng: squad commander
- Truyền tin (ngành nghề): communication
- Sư đoàn: Division
- Binh chủng bộ binh: Infantry




Bài của nguoidochanh

Quân đội VNCH vốn được tổ chức theo mô hình quân đội Mỹ, lấy lục quân làm ví dụ:

- Private first (PV1): Just recruit/enlisted tương ứng với tân binh
- Private second (PV2): trained enlisted tương ứng với binh nhì
- Private first class (PFC): Binh nhất
- Sergeant (SGT): Hạ sĩ
- Staff Sergeant (SSG): Hạ sĩ nhất
- Sergeant first class (SFC): Trung sĩ
- Master Sergeant (MSG): Trung sĩ nhất
- Sergeant Major (SGM): Thượng sĩ
- Command Sergeant Major (CSM): Thượng sĩ nhất

Sĩ quan (ndh ghi cho có thôi vì đã sĩ quan thì hầu hết đã đi HO rồi)

Chuẩn uý : Warrant officer
Thiếu uý : Second lieutenant
Trung uý : lieutenant/ first lieutenant
Đại uý : Captain

Trên là quân đội Mỹ với QLVNCH, còn còn QĐNDVN thì như sau:

PV1 - tân binh
PV2 - binh nhì
PFC - binh nhất
SGT - hạ sĩ
SSG - hạ sĩ thuộc nhóm hạ sĩ quan chỉ huy
SFC/MSG - trung sĩ thuộc nhóm hạ sĩ quan chỉ huy
SGM/CSM - thượng sĩ thuộc nhóm hạ sĩ quan chỉ huy

Chuẩn uý : Warrant officer
Thiếu uý : Second lieutenant
Trung uý : lieutenant/ first lieutenant
Thượng uý : Senior lieutenant
Đại uý : Captain

Những ông hạ sĩ quan chỉ huy loại SSG/MSG/CSM trong quân đội VN hiện nay là những ông được hưởng phụ cấp thâm niên/chỉ huy.

Vì vậy, command sergeant major nên được chuyển ngữ là thượng sĩ, còn staff sergeant là hạ sĩ. Các chức vụ này đều cùng ngạch hạ sĩ quan chỉ huy.

Corporal là hạ sĩ của Thuỷ quân lục chiến Mỹ.

Trong QĐND Việt Nam, binh sĩ là tất cả các loại binh nhì và binh nhất. Cấp bậc binh nhì chuyển ngữ đều là private trừ việc rạch ròi tân binh (PV1) với lính vừa hết tân binh và đang được đào tạo kỹ chiến thuật chiến đấu cơ bản (PV2).

Chiến sĩ bao gồm binh nhì, binh nhất và hạ sĩ quan thường, binh sĩ chuyên môn kĩ thuật. Cán bộ bao gồm sĩ quan các cấp và mấy cấp bậc thuộc ngạch hạ sĩ quan chỉ huy.

Binh sĩ chuyên môn kĩ thuật có cấp bậc tương tự ngạch hạ sĩ quan chỉ huy.

Từ lính trơn PFC nếu được phân kiêm nhiệm chỉ huy một phân đội tạm thời thì được gọi là corporal. Ví dụ corporal trong tổ 3 người bộ binh thường do lính có nhiều tuổi quân hơn phụ trách. Các phân đội tạm thời không có sĩ quan hoặc hạ sĩ quan chỉ huy còn có cấp độ lance corporal hỗ trợ cho corporal. Lục quân Mỹ không có cấp bậc này cố định tuy vẫn có khung lương cho loại binh sĩ chỉ huy này, trong khi Marine thì là một cấp bậc cố định.

Corporal trong QĐNDVN không có nghĩa tương ứng mà thường gọi tạm là tổ trưởng.

Tổ chức trong quân đội:

Tiểu đội : Squad
Trung đội: Platoon
Đại đội: Company
Tiểu đoàn: Battalion
Trung đoàn: regiment
Lữ đoàn: Brigade
Quân đoàn: Corp
Binh Đoàn: Army
Read More




Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

From Couch Potato to Cabin Fever


Source: VOA


Some unusual words describe how a person spends his or her time. For example, someone who likes to spend a lot of time sitting or lying down while watching television is sometimes called a couch potato. A couch is a piece of furniture that people sit on while watching television.

Robert Armstrong, an artist from California, developed the term couch potato in nineteen seventy-six. Several years later, he listed the term as a trademark with the United States government. Mister Armstrong also helped write a funny book about life as a full-time television watcher. It is called the “Official Couch Potato Handbook.”

Couch potatoes enjoy watching television just as mouse potatoesenjoy working on computers. A computer mouse is the device that moves the pointer, or cursor, on a computer screen. The description of mouse potato became popular in nineteen ninety-three. American writer Alice Kahn is said to have invented the term to describe young people who spend a lot of time using computers.

Too much time inside the house using a computer or watching television can cause someone to get cabin fever. A cabin is a simple house usually built far away from the city. People go to a cabin to relax and enjoy quiet time.

Cabin fever is not really a disease. However, people can experience boredom and restlessness if they spend too much time inside their homes. This is especially true during the winter when it is too cold or snowy to do things outside. Often children get cabin fever if they cannot go outside to play. So do their parents. This happens when there is so much snow that schools and even offices and stores are closed.

Some people enjoy spending a lot of time in their homes to make them nice places to live. This is called nesting or cocooning. Birds build nests out of sticks to hold their eggs and baby birds. Some insects build cocoons around themselves for protection while they grow and change. Nests and cocoons provide security for wildlife. So people like the idea of nests and cocoons, too.

The terms cocooning and nesting became popular more than twenty years ago. They describe people buying their first homes and filling them with many things. These people then had children.

Now these children are grown and have left the nest. They are in college. Or they are married and starting families of their own far away. Now these parents are living alone without children in theirempty nest. They have become empty nesters.



-----------------------------------------------------------
Couch potato (noun): Người suốt ngày chỉ ngồi xem tivi
Mouse potato (noun): Người mê, nghiện máy tính
Cabin fever (noun): Tâm trạng u uất, trầm cảm do bị cô lập, giam cầm trong một khoảng thời gian dài
Empty nester (noun): Cha mẹ có con cái sống xa nhà
Read More