Link mediafire:
http://www.mediafire.com/?fy8lbmkj4lt8tw1
Ngữ pháp cơ bản:
http://www.mediafire.com/?j2yr4y3mmyi
Dịch tiếng anh ,dịch tiếng anh chuyên nghiệp, dịch thuật,dịch tiếng anh cho người nước ngoài, dịch tiếng anh sang tiếng việt
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013
Dạy tiếng anh_Ngữ Pháp từ căn bản đến nâng cao
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013
Dạy tiếng anh lớp 7_Rewrite sentences
Rewrite sentences so that the meaning
stay the same :
1. His
house has five rooms
There
are ………………………………
2. What
is his father’s job ?
What
does …………………………………
3. It
is an interesting play
What
………………………………………
4. The
post office is near the city center
The
post office is not ……………………………….
5. How
old are you ?
What
………………………………………………..
6. My
friend can swim well
My
friend is …………………………………………
7. English
is my favorite subject
The
subject …………………………………………..
8. How
much does this book cost ?
What
………………………………………………….
9. Noone
in my class is more intelligent than Lan
Lan
is …………………………………………………
10.This school has five hundred
students
There
………………………………………………….
11.They are intelligent students
What
…………………………………………………..
12.What about going to the movies
?
Why
……………………………………………………
13.The Mekong
river is longer than Red River
The
Red River …………………………………………
14.I want some water
I’d
……………………………………………………...
15.His interest is jogging
He
is ……………………………………………………
16.How much is this dictonary?
How much does ……………………………………………
17.It isn’t important for you to
finish the work to day
You don’t ……………………………………………………
18.There are over 800 stamps in
Tim’s collection
Tim’s collection………………………………………………
19.My house is bigger than your
house
Your house …………………………………………………..
20.The black car is cheaper the
red car
The red car ……………………………………………………
Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013
Học tiếng Anh cùng con Bốn nguyên tắc cần ghi nhớ
Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất và để trở thành người bạn đồng hành cùng con trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất - đó chính là quan điểm của Tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern University (Mỹ). Tuy nhiên, để trở thành người bạn đồng hành trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
“Viên đạn bạc”
Trong tiếng Anh, thành ngữ “viên đạn bạc” (“silver bullet”) xuất phát từ những câu chuyện và bộ phim về huyền thoại người sói. Con người đã tìm ra cách đối phó với loài sinh vật đáng sợ này, đó là sử dụng những viên đạn làm bằng bạc. Để ngăn chặn lũ người sói, những viên đạn bạc là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, việc tìm ra được “những viên đạn bạc” đó cho những vấn đề phức tạp dường như nằm ngoài sức tưởng tượng.
Giá mà những thứ đó tồn tại, việc học một ngôn ngữ sẽ chẳng có gì phức tạp. Các em sẽ có thể học chủ yếu tại nhà và sử dụng ngoại ngữ thành thạo chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng điều này cũng hoang đường như câu chuyện về người sói và những viên đạn bạc vậy. Thực tế việc học ngoại ngữ và luyện tập sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và có giá trị là một hành trình nhiều khó khăn.
Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất.
Trước khi bàn về một vài phương pháp để những phụ huynh chỉ nói tiếng Việt có thể giúp con mình luyện tập tiếng Anh tại nhà, phụ huynh cần nhớ kĩ 4 điều sau: tích cực học và luyện tập đúng cách, tránh quá tải các bài tập làm trên giấy, không nên để ngoại ngữ thành một nỗi sợ hãi và sử dụng ở cả những hoàn cảnh không phù hợp, và luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp.
Thế nào là tích cực học và luyện tập đúng cách?
Tại các buổi họp phụ huynh, tôi thường nghe hầu hết các bà mẹ chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh cho con. Thường thì con họ sẽ phải thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD. Và rồi họ băn khoăn vì sao với lịch học dày đặc đó mà không thấy sự tiến bộ của các em khi giao tiếp tiếng Anh hay vì sao các em không mạnh dạn nói tiếng Anh nhiều hơn khi đến lớp.
Lý do dường như rất rõ ràng: bởi chính các vị đã làm cho con mình ghét tiếng Anh với một lịch học quá căng thẳng. Sau mỗi ngày làm việc, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ.
Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy?
Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động.
Không nên ép trẻ nói tiếng Anh trong hoàn cảnh không phù hợp
Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ. Vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.
Mong các em giao tiếp tiếng Anh với những người nước ngoài xa lạ sẽ là áp lực lớn và có thể làm các em không thích nói tiếng Anh nữa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ được hình thành trong những hoàn cảnh thích hợp. Nói cách khác, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bỗng nhiên nói một điều gì đó mà không có lý do. Bảo các em nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố cũng là khiến các em ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoàn cảnh. Bởi vốn dĩ các em và những người nước ngoài không quen biết không có chuyện gì để cùng nói cả. Việc đó giống như tôi giới thiệu các bạn với những người bạn Việt Nam tại Mỹ và bảo các bạn “hãy nói tiếng Việt đi”. Sẽ thật kỳ lạ và có thể khiến các bạn ngại giao tiếp.
Trẻ sẽ nhanh chóng nói tiếng Anh khi sống trong môi trường “thấm đẫm” ngôn ngữ này.
Luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp
Bạn rất thành thạo tiếng Anh và mặc dù việc giúp các em luyện tập tại nhà rất có ích nhưng cũng có nhiều hạn chế. Và trường hợp bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nơi duy nhất dạy con bạn học tiếng Anh là các lớp học. Luyện tập tại nhà qua những bài tập trên giấy có thể tăng động lực học và thậm chí bổ sung vốn từ vựng (tôi sẽ trình bày tiếp ở bài tiếp theo), tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó không thể thay thế vai trò của các lớp học.
Source: dantri
Phương pháp dạy và học tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy thường áp dụng phương pháp gọi là Immersion Language Teaching, hay còn gọi là content-based.
I. Phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy thường áp dụng phương pháp gọi là Immersion Language Teaching, hay còn gọi là content-based, với 2 nguyên tắc chính:
1. Ném trẻ con vào môi trương ngôn ngữ đó và nó sẽ tự xoay xở.
2. Dạy nội dung qua ngôn ngữ, tức là cái chính không phải ở ngôn ngữ mà là ở nội dung mà ngôn ngữ đó truyền tải. Bà con ngày xưa học ngoại ngữ trong trường học chắc đều nhớ là bao giờ cũng có mẫu câu, phải thuộc cái mẫu câu đó rồi sau đó thì biết là dùng trong trường hợp nào, đúng không? Chúng ta toàn học theo cách đó, và bây giờ trong các trường người ta vẫn dạy cách đó, nên trẻ con học hết cấp III rồi vẫn chẳng thốt lên được một câu để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài.
Với cách dạy Immersion Language Teaching, trẻ con sẽ được giới thiệu với topic, học xung quanh topic đó một cách tự nhiên và ngôn ngữ thì tự nó thấm vào một cách tự nhiên. Nôm na nó là như thế, nên chúng nó không phải băn khoăn là à, bây giờ thế này thì phải nói thế nào nhỉ, như người lớn chúng ta học ngoại ngữ vẫn thường phải thế.
Với cách dạy Immersion Language Teaching, trẻ con sẽ được giới thiệu với topic, học xung quanh topic đó một cách tự nhiên và ngôn ngữ thì tự nó thấm vào một cách tự nhiên. Nôm na nó là như thế, nên chúng nó không phải băn khoăn là à, bây giờ thế này thì phải nói thế nào nhỉ, như người lớn chúng ta học ngoại ngữ vẫn thường phải thế.
Vì vậy, khi chọn chỗ học ngoại ngữ cho con mà các bố mẹ thấy cô giáo dạy kiểu như là: Apple là quả táo, các con nhớ chưa, thì xin bố mẹ hãy tránh ra xa, các con sẽ có một đống từ lộn xộn trong đầu và có thể biểu diễn được cho bố mẹ biết là apple là quả táo, banana là chuối nhưng vô hình chung là khả năng ngôn ngữ của các con đang bị kìm hãm đấy, sẽ giải thích rõ hơn vấn đề này sau.
II. Các nguyên tắc học ngoại ngữ chính:
1. Học càng sớm càng tốt:
Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi. Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra.
Đối với trẻ nhỏ thì tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.
Đối với trẻ nhỏ thì tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.
2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ:
Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản là: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt như vậy đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song. Ngược lại, nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố,... Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép - nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.
3. Học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức nội dung cần truyền tải:
Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link (liên kết) thẳng cái object (đối tượng) đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải nghĩ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra.
Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.
4. Học ngoại ngữ phải kiên trì:
Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid (thần đồng), tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: “mưa lâu thấm dần”, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích,... Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent (phát âm) đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.
5. Học chuẩn ngay từ đầu:
Accent không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing... nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm.
Accent không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing... nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm.
Người nước ngoài với một giọng chuẩn là ổn, vì người nước ngoài có 2 lợi thế hơn so với người Việt:
Trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì một là không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ; thứ hai là họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp; thứ ba là khả năng tạo fun (hài hước) của họ vẫn kém người nước ngoài!!! Tóm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất.
Trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì một là không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ; thứ hai là họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp; thứ ba là khả năng tạo fun (hài hước) của họ vẫn kém người nước ngoài!!! Tóm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất.
6. Học dưới nhiều hình thức:
Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài...Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV (truyền hình cáp)), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: Thứ nhất là chúng nó phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người; thứ hai là học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như Dinosaurs hay Barbie, hay Strawberry Shortcake, hay Totally Spices…. nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới. Máy tính và Internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì bố mẹ biết rồi.
Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài...Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV (truyền hình cáp)), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: Thứ nhất là chúng nó phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người; thứ hai là học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như Dinosaurs hay Barbie, hay Strawberry Shortcake, hay Totally Spices…. nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới. Máy tính và Internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì bố mẹ biết rồi.
7. Ngữ pháp:
Vấn đề là Hãy quên ngữ pháp đi, đừng để ý nhiều. Ngoại ngữ là phương tiện để giao tiếp, có nghĩa là cháu nói sao cho người ta hiểu là được, ngữ pháp cháu sẽ tự master dần dần trong quá trình giao tiếp (khi nó nghe người khác nói đúng nó sẽ bắt chước) và khi nó lớn lên. Con nhà mình bây giờ vẫn nói she don't like it, lúc đấy mình chỉ nhắc khẽ là she doesn't...Đừng press quá với con về vấn đề ngữ pháp mà nó sẽ ngại nói đấy. Người Việt Nam mình luôn luôn coi trọng ngữ pháp và nói làm sao cho khỏi sai để người ta khỏi cười, và kết quả là chúng ta ấp úng không dám giao tiếp. Sợ sai là tối kỵ khi học và giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Vấn đề là Hãy quên ngữ pháp đi, đừng để ý nhiều. Ngoại ngữ là phương tiện để giao tiếp, có nghĩa là cháu nói sao cho người ta hiểu là được, ngữ pháp cháu sẽ tự master dần dần trong quá trình giao tiếp (khi nó nghe người khác nói đúng nó sẽ bắt chước) và khi nó lớn lên. Con nhà mình bây giờ vẫn nói she don't like it, lúc đấy mình chỉ nhắc khẽ là she doesn't...Đừng press quá với con về vấn đề ngữ pháp mà nó sẽ ngại nói đấy. Người Việt Nam mình luôn luôn coi trọng ngữ pháp và nói làm sao cho khỏi sai để người ta khỏi cười, và kết quả là chúng ta ấp úng không dám giao tiếp. Sợ sai là tối kỵ khi học và giao tiếp bằng ngoại ngữ.
8. Điều không nên làm:
Đừng bao giờ hỏi con “Quả táo” nói bằng tiếng Anh thế nào hả con? Điều tối kỵ đấy. Thay vào đấy, hãy cầm Quả táo lên và hỏi: What is this?
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013
Dạy tiếng anh lớp 6 Unit 1 Vocabulary
TỪ VỰNG VỀ VIỆC CHÀO HỎI :
1) Chào khi gặp nhau :
Hi: xin chào
Hello : xin chào
Hai từ trên dùng lùc nào cũng được không nhất thiết phải sáng, trưa hay chiều gì cả . Chúng được sử dụng trong những trường hợp không trang trọng như bạn bè hoặc người thân...
Good morning : dùng chào trong thời gian buổi sáng đến 12 giờ trưa
Good afternoon: dùng chào trong thời gian buổi chiều từ 12 giờ trưa đến khoảng 4,5 giờ chiều
Good evening: dùng chào trong thời gian buổi tối từ khoảng 4,5 giờ chiều đến khuya
2) Chào lúc chia tay:
Goodbye : Tạm biệt nhé
Bye-bye : Tạm biệt nhé
Bye: Tạm biệt nhé
Lưu ý : lời chào càng ngắn thì càng ít trang trọng
Good night : Chúc ngủ ngon ( dùng khi chia tay buổi tối )
CÁC TỪ VỰNG KHÁC:
Miss : cô ( dùng để xưng hô với phụ nữ chưa lập gia đình)
Mrs : Bà, cô ( dùng để xưng hô với phụ nữ đã lập gia đình)
Mr : Ông ( dùng để xưng hô với đàn ông )
Các chữ này luôn đứng trước tên người nhé : Miss Hoa : cô Hoa
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013
Dạy tiếng anh nâng cao lớp 7 -many, much,a lot
Lyù
thuyeát:
How to use “ TOO /
SO”
|
Example:
Lan is a student
. Hoa is a student
ð
Lan is a student and so is Hoa
(
Lan is a student and Hoa is , too
)
How to use “MUCH , MANY , A LOT OF
& LOTS OF “:
-“MUCH” được dùng
với danh từ không đếm được “MANY” được
dùng với danh từ số nhiều . Cả hai “MUCH
- MANY” chủ yếu được dùng trong câu
phủ định và câu hỏi , đôi khi đi
chung với “TOO”
Example : There are too many pictures on the wall
( có quá
nhiều bức tranh ở trên từơng )
We don’t have
much time ( chúng tôi
không có nhiều thời gian )
Have you got many friends ?
( bạn có nhiều bạn
bè không ?)
·
“ A LOT OF / LOTS OF ” được dùng với danh từ không đếm
được và danh từ số nhiều . cả hai chủ yếu được dùng trong câu khẳng định .
Example:
Her new school
has a lot of ( lots of ) students
( Trường
mới của cô ấy có nhiều h.s)
II/
Baøi taäp :
Ex 1 : Fill in the blanks with “much , many , a lot of , lots of”:
1-
My father never
drinks____________ coffee for breakfast.
2-
I don’t have ________
time to read
3-
There is __________
orange juice in the jar
4-
This hotel doesn’t
have _________ rooms
5-
He has_______ money in
his pocket
6-
There are too________
books in his schoolbag
7-
She drinks _________tea
everyday
8-
Do you have
___________ friends in your new school ?
Ex 2 : Choose the best answer:
1. I ………….. English every evening. (
reading/ read/ to read/ reads )
2. They have ………… work to do. (
many/ any / a lot of / a lots of)
3. Let’s eat. I’m very …………….
(hunger/ hungrier/ hungrily/ hungry )
4. My watch is slow and my sister’s
is, …………… . (either/ too/ not / so )
5. This is ………….. new classmate. (
we / our / them/ they )
6. ……………. class are you in? ( Where
/ How many / Why /What )
7. Our house is near the school. We
often go to school on. (foot - leg - bike - feet)
dichtienganh.info_st
Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013
Dạy tiếng anh lớp 9_Bài tập câu gián tiếp
Put the following into indirect speech. The first ten questions require no change of order:
He said, 'What is happening?'
He asked what was happening.
1 'What happened to Mr Budd?' said one of the men.
2 'Which of his sons inherited his estate?' asked another.
3 'Who is going to live in the big house?' enquired a third.
4 'What will happen to his racehorses?' asked someone else.
5 'Which team has won?' asked Ann.
6 'Which team won the previous match?' said Bill.
7 'Who is playing next week?' he asked.
8 'Who will be umpiring that match?' asked Tom.
9 'Who wants a lift home?' said Ann.
10 'Who has just dropped a Ј10 note?' I asked.
11 'Where is the ticket office?' asked Mrs Jones.
12 'What shall I do with my heavy luggage?' she said. (Use should.)
13 'What platform does the train leave from?' asked Bill.
14 'When does it arrive in York?' he asked.
15 'When was the timetable changed?' I asked.
16 'Why has the 2.30 train been cancelled?' said Ann.
17 'How much does a day return to Bath cost?' Mrs Jones asked.
18 'Why does the price go up so often?' she wondered.
19 'How can I get from the station to the airport?' said Bill.
20 'When are you coming back?' I asked them.
21 Is a return ticket cheaper than two singles?' said my aunt.
22 'Do puppies travel free?' asked a dog owner.
23 'Can I bring my dog into the compartment with me?' she asked.
24 'Does this train stop at York?' asked Bill.
25 'Can you telephone from inter-city trains?' said the businessman.
26 'Does the 2.40 have a restaurant car?' he enquired.
27 'Can you get coffee on the train?' asked my aunt.
28 'Do they bring it round on a trolley?' she said.
29 'Are there smoking compartments?' said the man with the pipe.
30 'Have you reserved a seat?' I asked him.
Dichtienganh ST
Dạy tiếng anh lớp 8_Câu tường thuật (Reported Speech)
a/ Định nghĩa : Câu tường thuật (hay còn gọi là câu nói gián tiếp) là cách nói mà ta dùng để tường thuật hay kể lại cho ai đó nghe những gì người khác nói hoặc đang nói.
b/ Cách chuyển từ câu nói trực tiếp sang câu tường thuật : Tùy theo 4 dạng câu nói mà người ta có cách chuyển khác nhau.
+ Trường hợp câu nói trực tiếp là câu phát biểu (Statements)
CÁCH CHUYỂN :
_ Lặp lại động từ giới thiệu SAY hoặc chuyển sang TELL, nếu SAY có thể bổ túc từ gián tiếp ( dạng SAY TO + Object )
_ Dùng liên từ THAT thay cho dấu hai chấm ( , sau đó bỏ dấu ngoặc kép
_ Chuyển đại từ nhân xưng và tính từ sở hữu , nếu cần thiết tùy theo nghĩa của câu
Ví dụ :
I ---> He/She ; me---> his , her
Nếu động từ giới thiệu tỏn câu nói trực tiếp ở dạng quá khứ thì khi chuyển sang câu tường thuật , động tù trong câu tường thuật được thay đổi theo quy luật sau :
CÁCH NÓI TRỰC TIẾP
1.Hiện tại đơn (Simple Present)
2.Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
3.Hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
4.Quá khứ đơn ( Simple Past)
5.Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
6.Tương lai đơn (Simple Future)
7.Tương lai hoàn thành (Future Perfect)
8.Điều kiện ở hiện tại ( Present Conditional)
CÂU TƯỜNG THUẬT
1.Quá khứ đơn (Simple Past)
2.Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
3.Quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
4.Quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
5.Quá khứ hoàn thành tiếp diễn ( Past perfect Continuous)
6.Tương lai ở quá khứ ( Future in the past : Would + V)
7. Điều kiện hoàn thành ( Perfect Conditional )
8. Điều kiện hoàn thành ( Perfect Conditional )
Tùy theo số mà chuyển đổi : 1--1 , 2---2 ,......
* Lưu ý : Quá khứ hoàn thành (Past Perfect ) , và điều kiện hoàn thành ( Perfect Conditional) vẫn ko đổi.
_ Chuyển trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian theo quy luật
Chú ý : Màu nâu là dùng cho Câu nói trực tiếp màu đỏ là câu tường thuật
This ----> That
These ---- > Those
Now ----> Then
Here ----> There
Today ----> That day
Tomorrow ---> The next day / The following day / The day after
Yesterday ----> The day before / The previous day
Next week , month year ----> The following week / month / Year
Last night / week / month /year -----> The night/week / year before hoặc the previous night/ week / month / year
Tonight ----> that night
Ago ----> earlier / Before ( Ex : 2 days ago ----> 2 days before / earlier )
_ Các động từ của mệnh đề chính trong câu tường thuật là : SAY , TELL , ANNOUNCE , INFORM , DECLARE , ASURE , REMARK , DENY.....
Ex : He said : "I want to go to see An tomorrow"
=> he said that he wanted to go to see An the next day
( Anh ấy nói rằng anh ta muốn đi thăm An ngày hôm sau )
+ Chú ý :
_Sau động từ TELL bao giờ cũng phải có 1 bổ túc từ trực tiếp ( TELL + Object)
Ex : An said to me : " I will buy a car"
=> An told me that he would buy a new car
( An bảo tôi rằng anh ta muốn mua 1 chiếc xe mới )
_ Trong câu tường thuật , THAT có thể được bỏ đi
Ex : She said : "I have worked here for one year"
=> She said ( that ) she had worked there for one year
( Cô ấy nói cô ấy đã làm việc ở đó được 1 năm )
Thường thì dùng THAT sẽ hay hơn
_ Trong câu tường thuật , động từ khiếm khuyết MUST thường đc chuyển thành HAD TO , NEEDN'T chuyển thành DID NOT HAVE TO , nhưng MÚT , SHOULD , SHOULDN'T khi chỉ sự cấm đoán , lời khuên vẫn được giữ nguyên
VD : 1. His father said to him : "You must study harder"
=> Hisfather told him that he had to study harder
( Bố cậu ta bảo rằng cậu ta phải học chăm hơn )
2. Hoa said :"You needn't water the flowers because it rained last night"
=> Hoa said that he didn't have to water the flowers because it had rained the day before
(Hoa nói rằng anh ấy ko cần phải tối hoa vì đã mưa vào tối hôm trước)
3. The doctor said to Nam : "You should stay in bed"
=> The doctor told Nam that he should stay in bed
( Vị bác sĩ bảo Nam rằng cậu ta nên ở trên giường)
_ Nếu câu nói trực tiếp diễn tả 1 sự thật hiển nhiên thì khi chuyển sang câu tường thuật động từ vẫn ko đổi .
Ex : The professor said : "The moon revolves around the earth"
=> The professor said that the moon revolves around the earth
( Vị giáo sư nói rằng mặt trăng quay xung quanh trái đất)
_ Nếu động từ giới thiệu trong câu nói trực tiếp ở thì hiện tại hoặc tương lai ( SAY/WILL SAY , HAVE SAID ...) thì động từ trong câu tường thuật và các trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn khi được đổi sang vẫn ko đổi
Ex : She says : "The train will leave here in 5 minutes"
=> She says that the train will leave there in 5 minutes
_ Vài cách chuyển đại từ nhân xưng và tính từ sỡ hữu từ câu nói trực tiếp sang câu tường thuật .
CÂU NÓI TRỰC TIẾP
I
We
Me / You
Us
Mine
Ours
My
Our
Myself
CÂU NÓI TƯỜNG THUẬT
He /She
They
Him /Her
Them
His / Hers
Theirs
His / Her
Their
Himself / herself
+ Trường hợp câu nói trực tiếp là câu hỏi (Questions) :
Cách chuyển
_ Đổi động từ giói thiệu SAY thành ASK ( hoặc WONDER , WANT TO KNOW...)sau đó thêm bổ túc từ sau động từ ASK nếu cần thiết ( EX : Ask me , ask Tom...)
_ Bỏ dấu 2 chấm , dấu ngoặc kép và dấu chấm hỏi .
_ Lặp lại từ nghi vấn ( WHO , WHEN WHAT...) của câu nói trực tiếp . Nếu câu nói trực tiếp ko có từ nghi vấn thì đặt IF hay WHETHER trước chủ ngữ của câu nói được tường thuật lại .
_ Chuyển đại từ nhân xưng và đại từ sỡ hữu cho phù hợp với ý nghĩa của câu , nếu cần thiết.
_ Đặt chủ ngữ trước động từ trong câu phát biểu .
_ Nếu động từ trong câu nói trực tiếp ở dạng quá khứ thì chuyển thì của động từ theo quy luật như trường hợp câu phát biểu .
_ Chuyển trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn theo quy luật theo trường hợp câu phát biểu .
Ex :
1. Dung said :"What did you do yesterday ?"
= > Dung asked me what I had done the day before
( Dung hỏi tôi đã làm gì vào ngày hôm trước )
2. Dung asked him : "Do you like swimming ?"
= > Dung asked him if he liked swimming .
+ TRƯỜNG HỢP CÂU NÓI TRỰC TIẾP LÀ CÂU CẦU KHIẾN (COMMAND)
*Cách chuyển
_ Đổi động từ giới thiệu sang TELL (hoặc AsK , ODER , BEG...) tùy theo ý nghĩa của câu ..
Sau đó thêm bổ túc từ vào sau TELL (hoặc AsK , ODER , BEG...) .
Ex : Ask him , Order the soldier, tell me .
Bỏ dấu 2 chấm , dấu ngoặc kép , dấu chấm than và từ PLEASE ( nếu có)
_ Nếu câu cầu khiến ở thể khẳng định , ta đổi động từ sang nguyên mẫu có TO theo mẫu :
TELL / ASK / ...+ PRONOUN / NOUN / + TO -INFINITIVE
_ Nếu câu cầu khiến ở thể khẳng định , ta đổi động từ theo mẫu
TELL / ASK / ...+ PRONOUN / NOUN / + NOT +TO -INFINITIVE
_ Đổi đại từ nhân xưng , tính từ sỡ hữu , trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn như các trường hợp trước nếu cần thiết .
* Ghi chú :
+ Pronoun : đại từ
+ Noun : danh từ
+To -infinitive : động từ nguyên mẫu có TO ( Ex : to do , to complain )
Ex :
1/ She said : "Close the door and go away !"
= > She told me to close the door and go away.
( Cô ấy bảo tôi đóng cửa lại và đi chỗ khác)
2/ Nam said to his brother : "Don't turn of the radio"
= > Nam told his brother not to turn of the radio
( Nam bảo em trai cậu ấy đừng tắt radio )
3/ The commandor said to his soldier : "Shoot !"
The commandor ordered his soldier to shoot.
cái này tớ tìm trên google tham khảo đc thì dùng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)