Hiện nay hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy thường áp dụng phương pháp gọi là Immersion Language Teaching, hay còn gọi là content-based.
I. Phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy thường áp dụng phương pháp gọi là Immersion Language Teaching, hay còn gọi là content-based, với 2 nguyên tắc chính:
1. Ném trẻ con vào môi trương ngôn ngữ đó và nó sẽ tự xoay xở.
2. Dạy nội dung qua ngôn ngữ, tức là cái chính không phải ở ngôn ngữ mà là ở nội dung mà ngôn ngữ đó truyền tải. Bà con ngày xưa học ngoại ngữ trong trường học chắc đều nhớ là bao giờ cũng có mẫu câu, phải thuộc cái mẫu câu đó rồi sau đó thì biết là dùng trong trường hợp nào, đúng không? Chúng ta toàn học theo cách đó, và bây giờ trong các trường người ta vẫn dạy cách đó, nên trẻ con học hết cấp III rồi vẫn chẳng thốt lên được một câu để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài.
Với cách dạy Immersion Language Teaching, trẻ con sẽ được giới thiệu với topic, học xung quanh topic đó một cách tự nhiên và ngôn ngữ thì tự nó thấm vào một cách tự nhiên. Nôm na nó là như thế, nên chúng nó không phải băn khoăn là à, bây giờ thế này thì phải nói thế nào nhỉ, như người lớn chúng ta học ngoại ngữ vẫn thường phải thế.
Với cách dạy Immersion Language Teaching, trẻ con sẽ được giới thiệu với topic, học xung quanh topic đó một cách tự nhiên và ngôn ngữ thì tự nó thấm vào một cách tự nhiên. Nôm na nó là như thế, nên chúng nó không phải băn khoăn là à, bây giờ thế này thì phải nói thế nào nhỉ, như người lớn chúng ta học ngoại ngữ vẫn thường phải thế.
Vì vậy, khi chọn chỗ học ngoại ngữ cho con mà các bố mẹ thấy cô giáo dạy kiểu như là: Apple là quả táo, các con nhớ chưa, thì xin bố mẹ hãy tránh ra xa, các con sẽ có một đống từ lộn xộn trong đầu và có thể biểu diễn được cho bố mẹ biết là apple là quả táo, banana là chuối nhưng vô hình chung là khả năng ngôn ngữ của các con đang bị kìm hãm đấy, sẽ giải thích rõ hơn vấn đề này sau.
II. Các nguyên tắc học ngoại ngữ chính:
1. Học càng sớm càng tốt:
Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi. Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra.
Đối với trẻ nhỏ thì tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.
Đối với trẻ nhỏ thì tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.
2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ:
Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản là: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt như vậy đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song. Ngược lại, nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố,... Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép - nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.
3. Học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức nội dung cần truyền tải:
Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link (liên kết) thẳng cái object (đối tượng) đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải nghĩ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra.
Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.
4. Học ngoại ngữ phải kiên trì:
Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid (thần đồng), tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: “mưa lâu thấm dần”, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích,... Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent (phát âm) đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.
5. Học chuẩn ngay từ đầu:
Accent không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing... nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm.
Accent không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing... nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm.
Người nước ngoài với một giọng chuẩn là ổn, vì người nước ngoài có 2 lợi thế hơn so với người Việt:
Trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì một là không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ; thứ hai là họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp; thứ ba là khả năng tạo fun (hài hước) của họ vẫn kém người nước ngoài!!! Tóm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất.
Trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì một là không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ; thứ hai là họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp; thứ ba là khả năng tạo fun (hài hước) của họ vẫn kém người nước ngoài!!! Tóm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất.
6. Học dưới nhiều hình thức:
Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài...Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV (truyền hình cáp)), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: Thứ nhất là chúng nó phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người; thứ hai là học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như Dinosaurs hay Barbie, hay Strawberry Shortcake, hay Totally Spices…. nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới. Máy tính và Internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì bố mẹ biết rồi.
Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài...Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV (truyền hình cáp)), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: Thứ nhất là chúng nó phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người; thứ hai là học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như Dinosaurs hay Barbie, hay Strawberry Shortcake, hay Totally Spices…. nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới. Máy tính và Internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì bố mẹ biết rồi.
7. Ngữ pháp:
Vấn đề là Hãy quên ngữ pháp đi, đừng để ý nhiều. Ngoại ngữ là phương tiện để giao tiếp, có nghĩa là cháu nói sao cho người ta hiểu là được, ngữ pháp cháu sẽ tự master dần dần trong quá trình giao tiếp (khi nó nghe người khác nói đúng nó sẽ bắt chước) và khi nó lớn lên. Con nhà mình bây giờ vẫn nói she don't like it, lúc đấy mình chỉ nhắc khẽ là she doesn't...Đừng press quá với con về vấn đề ngữ pháp mà nó sẽ ngại nói đấy. Người Việt Nam mình luôn luôn coi trọng ngữ pháp và nói làm sao cho khỏi sai để người ta khỏi cười, và kết quả là chúng ta ấp úng không dám giao tiếp. Sợ sai là tối kỵ khi học và giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Vấn đề là Hãy quên ngữ pháp đi, đừng để ý nhiều. Ngoại ngữ là phương tiện để giao tiếp, có nghĩa là cháu nói sao cho người ta hiểu là được, ngữ pháp cháu sẽ tự master dần dần trong quá trình giao tiếp (khi nó nghe người khác nói đúng nó sẽ bắt chước) và khi nó lớn lên. Con nhà mình bây giờ vẫn nói she don't like it, lúc đấy mình chỉ nhắc khẽ là she doesn't...Đừng press quá với con về vấn đề ngữ pháp mà nó sẽ ngại nói đấy. Người Việt Nam mình luôn luôn coi trọng ngữ pháp và nói làm sao cho khỏi sai để người ta khỏi cười, và kết quả là chúng ta ấp úng không dám giao tiếp. Sợ sai là tối kỵ khi học và giao tiếp bằng ngoại ngữ.
8. Điều không nên làm:
Đừng bao giờ hỏi con “Quả táo” nói bằng tiếng Anh thế nào hả con? Điều tối kỵ đấy. Thay vào đấy, hãy cầm Quả táo lên và hỏi: What is this?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét