Hiển thị các bài đăng có nhãn duhocmy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn duhocmy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Du học Mỹ với chi phí thấp

Khi nói đến du học Mỹ, mọi người thường nghĩ chi phí cao. Thế nhưng nếu có thông tin, bạn vẫn có thể học với mức phí thấp nhất có thể.  

Với học sinh - sinh viên (HS-SV) Việt Nam, du học Mỹ có lẽ là ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế chúng ta không ngạc nhiên trước con số HS-SV Việt Nam tại Mỹ trong năm 2013 là 15.570 người. Mỹ là quốc gia mà HS-SV Việt Nam du học đông nhất so với các quốc gia khác. Biết HS-SV Việt Nam quan tâm đến du học Mỹ nên trong dịp viếng thăm nước Mỹ vào cuối tháng 7 vừa qua, tại buổi làm việc ở New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ với các nhà giáo dục Mỹ về việc phát triển trường ĐH Mỹ tại Việt Nam.
Mối quan tâm của nhiều HS-SV khi du học ở Mỹ là học phí. Tuy nhiên, nếu nắm thông tin các SV vẫn có thể chọn trường tốt mà chi phí thấp.
 Du học Mỹ với chi phí thấp
Trường  ĐH  KeuKa (New York) - Ảnh: Dương Ái Phương  
Các trường ĐH Mỹ đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục vì thế trung bình học phí mà SV đóng chỉ bằng một nửa so với chi phí mà trường ĐH phục vụ cho mỗi SV. Học phí mà SV Mỹ hay quốc tế đóng ở trường tư thục là như nhau, thường trong khoảng 25.000 - 40.000 USD/năm. Trong khi đó ở các trường công lập, du học sinh đóng học phí gấp 2 - 2,7 lần so với SV bản địa, khoảng từ 8.000 - 25.000 USD/năm.
Các trường ĐH công lập thường có chi phí thấp, khoảng 8.000 USD/năm và chi phí ăn ở khoảng 7.000 USD/năm, bởi các tiểu bang có trợ cấp nhiều cho giáo dục. Đây phần lớn là các tiểu bang có mật độ dân cư thấp, chính quyền có chính sách ưu đãi về giáo dục để giữ chân cư dân đồng thời lôi kéo SV từ những tiểu bang khác đến đây học. Các tiểu bang này nằm ở khu vực miền Trung Tây bao gồm North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Arkansas, Oklahoma, Colorado…
Hệ thống các trường công lập chia làm 3 thứ hạng: Hạng đầu là trường nòng cốt của tiểu bang (thường mỗi tiểu bang chỉ có 1 - 2 trường dạng này). Ví dụ University of Virginia, University of Connecticut…, chỉ riêng tiểu bang California có 9 trường, đó là hệ thống University of California. Hạng hai là trường loại khá, thường mỗi tiểu bang có 5 - 10 trường ví dụ University of Massachusetts at Boston, Central Connecticut State University; riêng California có 32 trường, đó là hệ thống California State University. Hạng ba là hệ thống CĐ cộng đồng với học phí khoảng 7.000 USD/năm.
Các trường ĐH danh tiếng trong tốp 25 như UC Berkeley, UC LA, University of Virginia... có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt như nghiên cứu, giảng dạy, đội ngũ giáo sư, trình độ SV... Ðối với các ĐH trong khoảng hạng từ 30 - 100 tuy không mang mác “danh tiếng” nhưng học khó và SV tương đối đều về học lực. Các trường ĐH trong hạng 100 - 300 tương đối học nhẹ nhàng hơn. Các trường ĐH miền Trung Tây với chi phí thấp thường nằm trong hạng 100 - 300 trong tổng thể. Các trường ĐH này rất phù hợp với HS-SV Việt Nam có học lực trung bình hoặc tiếng Anh đạt mức TOEFL 65 - 80, IELTS 5.0 - 6.0.
Ngoài ra, khi lựa chọn một trường ở Mỹ du học, có một điểm mà HS Việt Nam cần quan tâm là phải học tập được (chứ không bỏ giữa chừng). Đạt thành tích học tốt (điểm GPA 3.7 - 4.0) tại một trường ĐH ở hạng khá hay trung bình vẫn tốt hơn là học yếu ở ĐH danh tiếng. Các SV đạt thành tích học tập và nghiên cứu tốt tại các trường ĐH sẽ có cơ hội lớn tìm việc làm và học chương trình sau ĐH.
Biết rằng ĐH danh tiếng mang lại nhiều cơ hội và điều kiện cho SV nhưng trường không thể đem lại tất cả. 80% sự thành đạt của SV là do chính bản thân, dù ở môi trường nào SV phải phát huy tối đa. Albert Einstein khi nói về sự thành công cũng cho rằng “Sự tài giỏi là 1% và 99% là sự làm việc chăm chỉ”. Vì thế chọn lựa các ĐH với chi phí thấp trong thứ tự hạng 100 - 300 là sự đầu tư hợp lý với phần đông HS-SV bình thường có nguyện vọng du học tại Mỹ.
Trần Thắng
Read More




Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Chia sẻ kinh nghiệm khi ở kí túc xá trong trường Đại học tại Mỹ

(GDVN) -Khi sang Mỹ học bạn có thể ở ký túc xá, hoặc thuê nhà hay căn hộ. Sự lựa chọn nào cũng có những mặt mạnh và mặt yếu. Dưới đây là những trải nghiệm của cá nhân tôi khi chọn ký túc xá,  các bạn có thể tham khảo trước khi quyết định nên chọn lựa chỗ ăn ở ra sao để đảm bảo điều kiện tốt nhất cuộc sống và học tập tại nước ngoài.



Những trải nghiệm đầu tiên
Vào một ngày tháng sáu, khi nhận được giấy mời của trường đại học, tôi háo hức hoàn thành thủ tục nhập học. Mọi thứ đều diễn ra dễ dàng và suôn sẻ. Nhưng tôi và bạn bè đã phải trả giá do thiếu suy nghĩ khi quyết định một viêc hệ trọng là chọn nơi ăn ở. Điều này hoàn toàn có thể tránh  được nếu tôi chịu khó tìm hiểu thông tin và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch “du học” của mình. Một thiếu sót dẫn đến sai lầm mà tôi phải chịu đựng đến cả năm học, và chỉ còn 3 ngày nữa khi tôi hết hạn hợp đông ở ký túc xá, thì tôi mới hết nợ với nó.

Một, hai .. ba…  – tôi đang đếm, tôi đang mong đợi và đang tận hưởng niềm vui của  sự giải thoát. Hẳn các bạn tôi chắc cũng đang có cảm giác như thế – ít nhất là những người tôi biết. Một cái thở phào nhẹ nhõm sau khi thoát được cái “hợp đồng”, theo tôi là ngu ngốc và không thể chấp nhận được. Chính chúng tôi đã ký vào đó do thiếu suy nghĩ  và hiểu biết hạn chế. Chúng tôi đã trải nghiệm nhiều xúc cảm như tức tối, ức chế và thất vọng khi đến ở ký túc xá với một không gian xa lạ.  Không ít sinh viên du học, đến từ những đất nước khác nhau như tôi, đều có chung những xúc cảm đó.

Là thanh niên “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, chẳng mấy ai quá quan tâm đến chuyện ăn ở. Mọi thứ tưởng như đơn giản sau khi bạn nhận được tấm giấy thông hành đến trường đại học mà mình mong muốn. Bạn xem việc ăn uống và nhà ở là chuyện thứ yếu, không cần phải suy nghĩ nhiều. Ăn gì chả được, người ta ăn được thì mình cũng ăn được.  Ngủ như thế nào có sao đâu, miễn là an toàn. Ở  ký túc xá của trường có khi lại hay,  mình có thể tập được cách sống chung và hòa nhập với đời sống sinh viên dễ dàng. Suy nghĩ này thật hợp lý, nhưng nó đã làm chúng tôi hối hận và không muốn các bạn đi sau mắc phải sai lầm này. Đó là “ký hợp đồng ăn – ở với trường đại học” thiếu tìm hiểu kỹ càng về hoàn cảnh sống ở nơi ta sẽ tới.

Tôi không có ý định phê phán các dịch vụ hỗ trợ của trường đại học. Nếu là sinh viên Mỹ, có lẽ chẳng có gì đáng phàn nàn về điều kiện ăn ở trong ký túc xá. Nhưng hợp đồng này không thích hợp với tôi – một sinh viên Việt Nam có sự khác biệt lớn về văn hóa – nhất là văn hóa ẩm thực. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt ở ký túc xá rất cao so với việc thuê căn hộ và tự nấu ăn làm tôi cảm thấy mình bị bóc lột. Tôi cảm giác trường đại học cố gắng lấy tiền của sinh viên, càng nhiều tiền càng tốt. Đây chỉ là sự so sánh ở nơi tôi đang học, có thể điều này không đúng ở các nơi khác. Nhưng tôi hy vọng đây sẽ là một bài học mà các bạn đi sau sẽ cân nhắc trước khi đưa ra quyết định tốt nhất cho mình.

Đồ ăn trong kí túc xá


Từ khi còn là sinh viên, tôi quan niệm ăn uống trong nhà ăn của trường là an toàn, đa dạng và rẻ hơn ở ngoài. Điều đó phần nào đúng ngay cả khi tôi ở Mỹ. Các món ăn của trường đa dạng và nhiều màu sắc. Tuy nhiên, đó lại là các món ăn không hợp với tôi. Món ăn quá nhiều thịt  lại chỉ nướng hoặc chiên, theo tôi chỉ có thể là các món ăn “chơi” trong các bữa tiệc. Ăn những món ăn đó hàng ngày với tôi là một cực hình.

Thức ăn nhanh được chuộng nhất ở Mỹ.

Khẩu vị của người Mỹ và người Việt Nam có một khoảng cách quá xa. Người Việt ăn nhiều loại rau, canh và ít các chất dinh dưỡng gốc động vật trong các bữa ăn hàng ngày kết hợp với sự đa dạng trong cách chế biến. Ngoài ra, gia vị trong các món ăn của người Việt rất khác so với các món ăn của người Mỹ. Chỉ khi đi xa chúng ta mới nhận rõ hương vị Việt Nam là thứ chúng ta không thể tìm thấy ở các món ăn Mỹ. Không kể đến những bạn chịu ảnh hưởng quá nhiều của nền văn hóa phương Tây, phần lớn sinh viên Việt Nam – những người lớn lên với bữa cơm của gia đình thuần Việt rất khó chấp nhận hàng ngày chỉ ăn mỗi thức ăn Mỹ.

Tôi đã phải chịu đựng điều đó trong hai học kỳ vừa qua – theo đúng như hợp đồng đã ký. Mặc dù đã từng thích thú những món ăn đó trong tuần đầu nhưng tám tháng tiếp theo với thức ăn Mỹ, chúng tôi đã không thể chấp nhận nổi. Có bạn đã phải bỏ bữa ăn trong trường và kiếm một nhà hàng Việt Nam chỉ để tìm lại niềm vui trong những món ăn quê hương quen thuộc. Có bạn chỉ muốn kiếm cơ hội tự nấu cho mình một bữa, mong muốn được nếm lại cảm giác thức ăn hương vị Việt Nam.

Tìm hiểu và cân nhắc về chi phí và điều kiện sinh hoạt ở kí túc xá.


“An toàn, thuận tiện và cơ hội sống chung” là điều tôi đã nghĩ đến khi đặt bút ký hợp đồng “nhà ở” với trường đại học. Chúng tôi cũng nhận ra những thuận lợi khi sống trong ký túc xá sau hai kỳ học. Tuy nhiên, bên cạnh một số lợi ích là sự khó chịu vì mức chi phí chênh lệch giữa sống trong và ngoài khuôn viên trường. Với kiến thức hạn hẹp tôi nghĩ với sự hỗ trợ của nhà trường thì chi phí nhà ở sẽ rẻ hơn thuê ở ngoài. Tôi cũng cho rằng thật may mắn khi có cơ hội  sống trong môi trường đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và sẽ được học hỏi phong cách sống của người Mỹ.

Đại học tổng hợp Massachuetts, Lowell.


Sự thực là bên cạnh những thuận lợi của việc sống trong ký túc xá, tôi đã phải trả $1000 mỗi tháng và phải ở chung  phòng ngủ với một bạn sinh viên quốc tế khác. Trong khi đó, nếu bạn thuê nhà của người dân – $500 mỗi tháng cho mọi thứ với phòng ngủ riêng của mình . Thêm nữa, căn hộ mà tôi đang thuê cũng rất thuận tiện cho việc đi lại khi chỉ cách trạm xe buýt hai phút đi bộ. Sự chênh lệch này sẽ có lẽ là không đáng kể nếu bạn là người có sự hỗ trợ tài chính tốt và bạn cần sự thuận lợi từ việc sống trong ký túc xá. Tuy nhiên, đó sẽ là điều đau đầu khi bạn là người quan tâm đến việc sinh hoạt và các chi phí khi đi du học.


Một phòng ở ký túc xá Umass Lowell.

Vì vậy, sự khác biệt giữa việc ký và không ký hợp đồng ăn – ở làm cho chúng tôi phải suy nghĩ; sự sai lầm của chúng tôi có thể là một bài học mà các bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn cho mình một quyết định. Bên cạnh sự thuận lợi mà hợp đồng với nhà trường mang tới, đó có thể là xung đột với văn hóa và khả năng tài chính của các bạn. Đối với tôi, “du học” không chỉ là học ở trong trường mà còn là mọi thứ xung quanh bạn. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với cuộc sống bản thân và xung quanh, bạn sẽ không có được trạng thái tâm lý và sức khỏe tốt để duy trì khả năng học tập và làm việc của mình.

Đây chỉ là một kinh nghiệm của cá nhân tôi.  Ăn uống và nhà ở mỗi nơi có một đặc thù riêng. Điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là hãy làm giàu kiến thức về nơi ta sẽ đến trước khi bạn đặt chân. Hãy tự thỏa mãn chính mình bằng sự đầu tư và chuẩn bị kỹ cho mọi quyết định của mình – cho dù đó là những việc cơ bản nhất, hay những việc chúng ta đã được chăm lo từ gia đình trước đây. Ngay lúc này, bạn phải tự lực cánh sinh vì ba mẹ không còn ở bên cạnh mình nữa.
Theo http://giaoduc.net.vn
Read More




Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Hệ thống các trường Mỹ và cách chọn trường an toàn nhất


Những lầm tưởng về hệ thống giáo dục của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đối với các bạn du học sinh. Những thông tin sau đây sẽ phần nào giải tỏa khúc mắc của các bạn về các trường đại học ở Mỹ.
 >> Du học Mỹ: Không khó, chỉ cần đúng cách! (Kỳ 1)
Giáo dục Hoa Kỳ được xếp vào bậc nhất nhì thế giới bởi các trường đại học danh tiếng. Hệ thống các trường đại học Mỹ đa dạng và đồ sộ với hơn 4.000 trường đại học và cao đẳng. Loạt bài này sẽ đưa ra các “bí quyết” đơn giản mà hiệu quả để các bạn học sinh có thể đạt được tối đa nguyện vọng của mình.
 
Để được tư vấn về chọn trường và lộ trình học tại Mỹ, các bạn có thể đăng ký trực tuyến tại: http://eduvietglobal.vn/dang-ky-tu-van-du-hoc-my.html
Hoặc liên hệ Mrs Hương 0466.808.801
 
Chọn College hay University?

Tư vấn du họcTư vấn du học chọn trường ở Mỹ

Nhiều người Việt Nam vẫn nhầm lẫn khái niệm College trong hệ thống giáo dục Mỹ là cao đẳng. Thực tế, trong hệ thống giáo dục Mỹ, hai từ University và College đều chỉ bậc đại học 4 năm. Hệ College danh tiếng nhất là Liberal Arts College và hệ University nổi bật nhất là NationalUniversity.

Sự khác biệt giữa University và College là ở tính chất và quy mô. Liberal Arts College thường có từ 2.000 đến 3.000 sinh viên, trong khi đó, quy mô National University thường từ 4.000 đến vài chục nghìn sinh viên. VớiUniversity lớn, các em sẽ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thầy cô hơn vì rất nhiều lớp học được giảng dạy bởi trợ giảng (là sinh viên cao học tại trường). Trong khi đó, tại College có tỷ lệ giáo sư quan tâm sinh viên trung bình là 1:10, rất thuận lợi cho sinh viên trao đổi với giáo sư.

Liberal Arts College” thường chỉ tập trung đào tạo bậc đại học, không đào tạo cao học như các trường “National University”.

Cũng không nên hiểu nhầm các trường “Liberal Arts” chỉ chuyên đào tạo nghệ thuật, vì thực tế, các trường này có chuyên ngành học đa dạng. Nhiều trường cũng có chương trình đào tạo kinh doanh hay kỹ thuật tốt và phù hợp với phần lớn sinh viên Việt Nam.

Do không hiểu rõ về khái niệm trên, nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn và hiểu sai lệch về giá trị bằng cấp của các College. Cũng chính sự nhầm lẫn này mà không ít các bạn học sinh Việt Nam đã mất đi cơ hội học bổng khi không apply vào các trường College mà chỉ nhằm vào các trường University.

Chọn trường công lập hay tư thục?

Ở Việt Nam, những trường đại học hàng đầu đều là các trường công. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với giáo dục Mỹ. Những trường tư tại đây thường có truyền thống lâu đời, chất lượng ngang hàng, thậm chí cao hơn trường công. Ngoài ra, một số trường còn được nhận được tài trợ về tài chính nhiều hơn nên cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo sư thường rất mạnh. 20 trường top của bảng xếp hạng USNews trên cả hạng mục National University và Liberal Arts College đều là các trường tư.

Tuy nhiên, học phí các trường tư cũng lớn hơn nhiều so với các trường công lập. Trung bình, chi phí học tập (đã bao gồm học phí và ăn ở) của các trường rơi vào khoảng 40.000 USD đến 60.000 USD so với mức 25.000 USD đến 40.000 USD của trường công lập.

Bù cho việc học phí cao, các trường tư lại có nguồn học bổng lớn và phong phú cho sinh viên quốc tế. Không ít các bạn học sinh Việt Nam đã nhận những học bổng và hỗ trợ tài chính toàn phần hoặc bán phần tại các trường này.

Khi nào chọn trường cao đẳng cộng đồng (Community College)?

Hệ cao đẳng cộng đồng là hệ học 2 năm, yêu cầu đầu vào không cao, thậm chí nhiều trường cũng cho phép học sinh chưa tốt nghiệp cấp 3 theo học. Sau 2 năm học cao đẳng, sinh viên có thể xin học tiếp tại các trường đại học 4 năm.

Điểm mạnh của các trường cao đẳng cộng đồng là đầu vào thấp và học phí vừa phải. Thế mạnh này đã đánh trúng vào tâm lý của người Việt, khi khả năng tài chính trở thành gánh nặng cho không ít gia đình.

Ở four year college (hệ đào tạo 4 năm) chỉ đào tạo cử nhân trở lên. Trong khi đó ở two year college (hệ đào tạo 2 năm) có 3 chương trình đào tạo:
(1) Transfer program (đào tạo kiến thức chính qui phục vụ cho chuyển trường) là đào tạo kiến thức chính quy 2 năm đầu của một sinh viên cần học cử nhân, nhưng học phí giá rẻ hơn nhiều lần so với four year college. Sau khi học 2 năm đầu kiến thức cơ bản của cử nhân, sinh viên xác định chuyên ngành mình chọn sẽ làm hồ sơ chuyển trường sang four year college để học tiếp cho hết cử nhân.
(2) Vocational training (đào tạo hướng nghiệp) là loại hình đào tạo chỉ 1 năm, không cấp bằng (degree) mà chỉ cấp giấy chứng nhận (cerfiticate).
(3) Academic training (đào tạo chuyên viên lành nghề) là chương trình đào tạo giống như cao đẳng dạy nghề như ở ta, chương trình chỉ dạy 2 năm về một nghề hữu dụng nào đó như: Computer Technician, electronic technician, accounting, nurse, marketing, business, etc... Những người này được cấp bằng (degree) như, AAS: Associate Applied Science hay bằng AS: associate of Science.

Thứ hạng các trường ở Mỹ


Thứ hạng top các trường tại Mỹ
 
Thứ hạng top các trường tại Mỹ

Thứ hạng trên các bảng xếp hạng chung, ví dụ như Best University/Best Colleges, Tuy nhiên, bạn không nên quá coi trọng tiêu chí này, mặc dù đúng là có những khác biệt rõ rệt về nhiều mặt giữa hai trường cách nhau 20-30 bậc. Nếu bạn cho rằng chỉ có trường thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chung mới đáng học/mới có chất lượng tốt, bạn cần cân nhắc thêm những điều sau đây:

- Ở Mỹ có đến gần 4000 trường đại học, vì vậy những trường có thứ hạng lớn hơn 100 một chút vẫn có chất lượng tốt và đáng theo học.

- Những trường có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chung có thể không cung cấp chương trình học bạn muốn. Ví dụ, bạn muốn theo hướng nghiên cứu lĩnh vực hàn lâm như kinh tế hoặc tâm lí học, những trường đầu bảng xếp hạng như Harvard, Princeton có thể sẽ phù hợp.

Nhưng nếu bạn muốn vừa học vừa có làm để tích lũy kinh nghiệm làm việc, những trường có chương trình Co-op như Drexel (trường này không phải là trường top trong bảng xếp hạng Ivy League) sẽ là môi trường tốt.

- Độ phù hợp giữa bạn và trường cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của trường và của bạn. Nếu bạn có học lực bình thường ở Việt Namnhưng muốn vào được những trường đứng đầu bảng xếp hạng chung, bạn có cho rằng bạn có khả năng hiểu được (chứ đừng nói là học được hay là học tốt) chương trình học cực khó của những trường đấy không?

- Chất lượng trường đại học không quyết định hoàn toàn sự thành công của bạn khi ở trường và sau khi đi làm, vì sự nỗ lực của bản thân bạn cũng có vai trò quan trọng không kém. Nhiều người học trường thứ hạng không cao nhưng vẫn thành công khi ra đời.

- Một số lượng không nhỏ trường đại học ở Mỹ cho rằng những trải nghiệm về giáo dục không phải là điều có thể cân đo đong đếm được, vì vậy họ đã thể hiện sự không đồng tình với các bảng xếp hạng chung, và không cung cấp thông tin về trường họ. Vì thế, rất nhiều trường có chất lượng giáo dục tốt nhưng không nằm trong top 100.

Căn cứ để chọn trường an toàn nhất


Lựa chọn trường an toàn nhất
 
Lựa chọn trường an toàn nhất

Sau khi đã hiểu rõ hệ thống và thứ hạng các trường của Mỹ, cha mẹ/ người tài trợ tài chính và sinh viên nên dựa vào những yếu tố sau của cá nhân mình để có cách chọn trường đúng đắn nhất:

- Khả năng ngoại ngữ của cá nhân đi du học đủ hay không? Tối thiểu cho college là 550 điểm on paper tương đương với iBT là 79-80 điểm. Nếu muốn lấy học bổng phải hơn hoặc bằng 95 điểm Toefl iBT. (Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều trường ở Mỹ chấp nhận điểm IELTS tương ứng)

- Khả năng học tập thể hiện ở điểm trung bình (
GPA: Grade Point Average), điểm thi nhập học đại học (SAT: Scholastic Admission Test hay ACT: American College Test) có thể lấy học bổng hay không? Nếu bạn muốn học sau đại học thì bạn cần cân nhắc điểm GRE/ GMAT của mình ở mức nào.

-  Hoàn cảnh kinh tế đủ để học đại học hay không? Ngân sách dành cho việc đi du học ở Mỹ?

- Chiến lược học tập đại học ngắn hay dài? Trong chiến lược học tập có 2 loại chiến lược cho con em: chiến lược ngắn hạn và chiến lược dài hạn. Trong chiến lược ngắn hạn là hòng để đáp ứng cho việc học xong cử nhân và ra đi làm ngay có hiệu quả, mà gia đình và bản thân du học sinh chưa đủ khả năng đáp ứng học thêm sau đại học. Còn chiến lược dài hạn là chiến lược dành cho gia đình và du học sinh có thể tiếp tục làm một mạch xong tấm bằng cao nhất trong khoa học là PhD hay MD, v.v... rồi mới đi làm.

Tiềm năng của con người là vô hạn, chuyện chọn trường du học Mỹ là một kế hoạch cần tỷ mỷ và chi tiết. Nếu có lộ trình du học tốt, phụ huynh và bản thân học sinh sẽ đạt được thành công tối đa nhất dù các yếu tố không phải là hoàn hảo.
 
Để được tư vấn về chọn trường và lộ trình học tại Mỹ, các bạn có thể đăng ký trực tuyến tại: http://eduvietglobal.vn/dang-ky-tu-van-du-hoc-my.html
Hoặc liên hệ Mrs Hương 0466.808.801
Read More