Hiển thị các bài đăng có nhãn daihoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn daihoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Thủ tục Du học Indonesia

Quốc gia: Indonesia
Ngành học: Xem tại đây
Trường đại học: Jember University
Jember University
Mô tả chương trình:
Jember University (UNEJ) cung cấp các chương trình học bổng toàn phần cho sinh viên nước ngoài từ Đại học, Thạc sĩ, đến PhD. Sinh viên được yêu cầu phải đăng ký vào học trong năm mà học bổng được cấp. Học bổng sẽ không được kéo dài. Học bổng sẽ được cấp lại khi sinh viên thể hiện tốt khả năng và thành tích học tập được Nhà trường đánh giá cao (chỉ dành cho single degree). Việc thể hiện sút kém thành tích học tập sẽ dẫn đến việc cắt và chấm dứt học bổng.

Yêu cầu: - là công dân của 1 nước đang phát triển (xem danh sách http://203.130.244.198/images/list_countries). 
Học bổng sẽ được xét dựa vào thành tích học tập (điểm số gần nhất), thư giới thiệu từ hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên hay các nhà tuyển dụng nhà nước. 
- Có điểm IELTS ít nhất 5 (không có phần nào duối 5) hay TOEFL ít nhất 450. 
- Dưới 40 tuổi cho chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ.
- Dưới 25 tuổi cho chương trình đại học.

Thời hạn nhận hồ sơ: Ngày 1 tháng 11 năm 2012
Phương thức nạp đơn: Đơn đăng ký:
http://international.unej.ac.id/images/applicationform.pdf
All applicant documents can be sent via REGULAR MAIL or EMAIL.

1. Gửi thư:
Ngoài bì thư ghi rõ “Application for UNEJ Scholarship Program Academic Year 2012/2013” và gửi đến địa chỉ:
Bureau of Academic Affair
Jember University
Kalimantan Street. No. 37
Jember, East Java
INDONESIA, 68121

2. E-mail :
Gửi tài liệu (dạng PDF) đến: internationaloffice@unej.ac.id 
Tựa email “Application for UNEJ Scholarship Program Academic Year 2012/2013”
Read More




Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Top 10 trường đại học hàng đầu thế giới 2012/13


Không có gì ngạc nhiên khi Mỹ và Anh, hai nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới, “bao thầu” Top 10 trong bảng xếp hạng World Universities Rankings của tạp chí danh tiếng Times Higher Education.
Top 10 trường đại học hàng đầu thế giới 2012/13
Top 10 trường đại học hàng đầu thế giới 2012/13
Xét riêng trong Top 10, Mỹ vẫn chiếm ưu thế so với Anh khi có tới 7 đại diện được góp mặt. So với bảng xếp hạng QS World University Rankings công bố mới đây, Mỹ có nhiều hơn một đại diện, còn Anh đương nhiên thiếu đi một trường (University College London).

Đứng đầu Top 10 của Times Higher Education vẫn là một cái tên đến từ nước Mỹ, Viện công nghệ California (The California Institute of Technology). Đây là năm thứ 2 liên tiếp công nghệ California có vinh dự này.

Viện công nghệ MIT, trường đứng đầu bảng xếp hạng của QS World University Rankings, chỉ được THE xếp hạng 5. Đứng ngay trên MIT là một cái tên “đình đám” khác của Mỹ, Đại học Harvard. Trong khi đó, Đại học Stanford và Đại học lâu đời nhất nước Anh, Oxford, cùng chia sẻ vị trí thứ 2.


10. Đại học Chicago (Mỹ) - Xếp hạng năm ngoái: 9


9. Đại học California, Berkeley (Mỹ) - Xếp hạng năm ngoái: 10


8. Học viện Hoàng gia London (Anh) - Xếp hạng năm ngoái: 8


7. Đại học Cambridge (Anh) - Xếp hạng năm ngoái: 6


6. Đại học Princeton (Mỹ) - Xếp hạng năm ngoái: 5


5. Học viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) - Xếp hạng năm ngoái: 7


4. Đại học Harvard (Mỹ) - Xếp hạng năm ngoái: 2


Đồng hạng 2. Đại học Stanford (Mỹ) - Xếp hạng năm ngoái: 2


Đồng hạng 2. Đại học Oxford (Anh) - Xếp hạng năm ngoái: 4


1. Viện công nghệ California (Mỹ) - Xếp hạng năm ngoái: 1
Nguồn  tin: Telegraph
Read More




Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Cô gái Việt nhận học bổng toàn phần ĐH Mỹ

Phạm Hải Anh là học sinh của Trường United World College (UWC), một hệ thống trường THPT khá đặc biệt để góp phần đào tạo ra những công dân ưu tú trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp UWC, Phạm Hải Anh đã trúng tuyển vào Đại học Brown và được cấp học bổng toàn phần.
Cô gái Việt nhận học bổng toàn phần ĐH Mỹ
Phạm Hải Anh tại Taj Mahal (Ấn Độ). Ảnh: do nhân vật cung cấp.
Thành công từ tư duy đa chiều
Chúng tôi gặp Hải Anh khi cô tốt nghiệp THPT về nước nghỉ hè. Hải Anh cho biết, khi lên cấp III cô từng thi vào Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) và được tuyển vào lớp A (lớp chuyên Anh, quy tụ những người có điểm đầu vào cao nhất trường-PV).
Thời gian học tại trường, Hải Anh biết chuyện một học sinh khóa trên đã đỗ vào trường UWC tại Canada. UWC là một hệ thống liên kết gồm 12 trường THPT đặt ở một số nước trên thế giới (như Anh, Mỹ, Ấn Độ, Na Uy, Costa Rica...). Mỗi trường quy tụ khoảng 200 học sinh ưu tú, được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm lớp 11, Hải Anh đã làm hồ sơ nộp cho Ủy ban UWC tại Việt Nam. Với thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa xuất sắc, Hải Anh đã vượt qua nhiều thí sinh (sau khi trải qua vòng hồ sơ và vòng phỏng vấn) để cùng 5 bạn khác được chọn học tại các trường UWC trên toàn thế giới. “Em được cấp học bổng để học tại UWC Ấn Độ (Mahindra United World College of India), một nơi mà đến giờ có thể nói rằng được học tại đó là một may mắn đối với em”- Hải Anh chia sẻ.
Ở Ấn Độ, Hải Anh học theo chương trình Tú tài Quốc tế, một chương trình phổ thông kéo dài 2 năm được đánh giá là rất khó trên thế giới. Hải Anh chọn 6 môn để học, trong đó có những môn quen thuộc như Sinh học, Toán học và những môn mới như Tâm lý học hay tiếng Pháp.
Học kỳ đầu, Hải Anh gặp không ít khó khăn trong học tập, nhất là việc phát biểu trong lớp, một điểm yếu của nhiều học sinh Việt Nam. Mà khó hơn cả là môn Tâm lý khi cần phải tranh luận nhiều trong lớp, đồng thời đòi hỏi một tư duy nhanh nhạy và sâu sắc. Bài kiểm tra đầu tiên môn này, Hải Anh chỉ được 3,5/7 điểm (tại đây tính thang điểm 7).
Sau những bỡ ngỡ ban đầu, Hải Anh đã tập dần cho mình khả năng tư duy đa chiều, qua đó có thể tham gia tranh luận cùng các bạn trong lớp. Rồi nữ sinh này thấy thích môn Tâm lý, nhất là khi nhận rõ được ích lợi khi áp dụng tư duy đa chiều của môn học này vào các môn khác. Bài kiểm tra cuối năm thứ nhất, Hải Anh đạt số điểm tuyệt đối môn Tâm lý (7/7), đồng thời giành điểm tuyệt đối hầu hết những môn học còn lại.
 Nên đọc
Muốn thử thách để được hoàn thiện hơn
 Trong năm học thứ 2 tại UWC Ấn Độ, Hải Anh gửi hồ sơ vào Đại học Brown, một trong những trường danh giá của Mỹ. Sở dĩ Hải Anh chọn Đại học Brown, ngoài việc trường có chương trình đào tạo chất lượng (được xếp thứ 15 trong bảng xếp hạng của US News), mà còn bởi môi trường ở đây có cộng đồng học sinh đa dạng về nhiều mặt.Trong môi trường ấy, Hải Anh muốn được thể hiện cái tôi, muốn thế giới quan của bản thân được thử thách và được hoàn thiện hơn nữa. Khoảng thời gian hoàn thành hồ sơ vào Đại học Brown khá căng thẳng đối với Hải Anh, vì cô phải viết nhiều bài luận lớn nhỏ, dự thi các kỳ thi tiêu chuẩn.Tháng 12/2012 vừa qua, Đại học Brown đã thông báo Hải Anh là một trong những học sinh đầu tiên trúng tuyển, đồng thời còn cấp cho nữ sinh này học bổng toàn phần trị giá hơn 60.000 USD/năm.
Đáng lưu ý trong đợt tuyển sinh năm nay, Đại học Brown có tỉ lệ trúng tuyển thấp thứ 2 trong lịch sử của trường (9,2%), nên việc đỗ vào trường của cô nữ sinh Việt Nam này càng thêm phần ý nghĩa.
“Việc được nhận vào Đại học Brown không chỉ bởi thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa của em ở UWC Ấn Độ, mà đó là cả một quá trình rèn luyện và hoàn thiện bản thân từ những năm học ở Việt Nam. Em thích cả tự nhiên lẫn xã hội, nên muốn theo học cả 2 ngành Sinh học và Sư phạm tại Đại học Brown”- Hải Anh cho biết.
Khi được hỏi về kinh nghiệm học tập của bản thân, Hải Anh cho biết: Trước hết cần có hứng thú đối với môn học. Suy nghĩ: “Môn này chán quá” còn nguy hiểm hơn “Môn này khó quá” rất nhiều. Có nhiều cách để khơi gợi hứng thú, như hỏi giáo viên về những kiến thức không có trong sách giáo khoa, áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hay học theo nhóm. Kinh nghiệm tiếp theo là cần biết lắng nghe. Hãy lắng nghe những lời nhận xét của các thầy cô khi trả một bài kiểm tra hay bài tập để rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Nguồn : Tiền Phong
Read More




Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

15 trường đại học đẹp nhất thế giới

Xin giới thiệu với các bạn 15 trường đại học đẹp nhất thế giới. Các trường đại học này không chỉ cổ kính, mà còn sở hữu nét kiến trúc độc đáo và cực kỳ ấn tượng.
1. Đại học Oxford
alt
Đại học Oxford
Khuôn viên rộng lớn của của ngôi trường đại học cổ kính ở Anh bao quanh bởi thư viện Bodleian, trường đại học Magdalen trực thuộc Đại học Oxford, bên trái là đài quan sát Radcliffe có lối kiến trúc điển hình hồi thế kỷ 18, từ lâu đã luôn là niềm ao ước được học tập của bao thế hệ sinh viên trên toàn thế giới.
2. Đại học Harvard
alt
Đại học Harvard
alt
Thư viện Widener trong khuôn viên ĐH Harvard
Harvard là trường đại học lâu đời nhất, đẹp nhất và rộng lớn nhất ở Hoa kỳ. Xây dựng từ năm 1636, Harvard nổi tiếng với những tòa nhà gạch đỏ, bao quanh là khoảng sân cây cối luôn xanh tươi, um tùm; trong đó, tòa nhà cổ nhất Massachusetts Hall được xây theo lối kiến trúc Georgian (1720 - 1840) chính là nơi làm việc của hiệu trưởng.
3. Đại học Cape Town
alt
Đại học Cape Town
Tòa nhà của ngôi trường đại học ở đất nước Nam Phi xinh đẹp này có thể không so bì được với các ngôi trường đại học khác trong danh sách, tuy nhiên, “tựa lưng” vào dãy núi Bàn nổi tiếng - một trong kỳ quan thiên nhiên hiện đại - thì quả Đại học Cape Town vẫn có nét đặc biệt riêng.
4. Đại học Moscow
alt
Đại học Moscow
Nổi bật trên nền trời đêm là tòa tháp cao sừng sững của trường đại học uy tín nhất ở Nga. Trường đại học trông như một khách sạn 5 sao này mang thông điệp đề cao “đế chế” giáo dục Nga cho toàn thế giới thấy.
5. Đại học Quarter
alt
Đại học Quarter
Thành phố lớn nhất miền bắc Italy, Bologna vốn nổi tiếng là “quê hương” của ngôi trường đại học cổ nhất thế giới, xây dựng năm 1088 - Đại học Quarter. Dạo quanh một vòng khuôn viên trường, bạn sẽ bắt gặp những tòa nhà mái đỏ cùng hàng cột thẳng tít tắp trông vô cùng thích mắt.
6. Đại học Toronto
alt
Đại học Toronto
Ra đời năm 1827, đại học Toronto ở Canada là một tòa nhà mang trong mình 2 dòng kiến trúc khác nhau, kiến trúc Gothic và kiến trúc Roman. Trên nền tuyết trắng mùa đông xứ Bắc Mỹ, ngôi trường hiện lên cổ kính và sừng sững đến lạ.
7. Đại học Cambridge
alt
Đại học Cambridge
Sẽ là thiếu sót khi nhắc đến Oxford mà quên đề cập tới Cambridge - trường đại học lớn thứ hai tại xứ sương mù Anh. Xây dựng từ năm 1209, nhưng Đại học Cambridge vẫn giữ được vẻ “phong độ” của mình qua năm tháng bên bờ sông êm đềm.
8. Đại học Salamanca
alt
Đại học Salamanca
Ra đời cách đây 8 thế kỷ, trường đại học Salamanca ở “xứ sở bò tót” Tây Ban Nha mang lối kiến trúc tinh tế, sắc xảo, công phu và đậm chất Tây Ban Nha này lúc nào cũng khiến mọi sinh viên không khỏi ngỡ ngàng, khâm phục.
9. Đại học Mumbai
alt
Đại học Mumbai
Ngôi trường xây dựng vào thế kỷ 19 với rất nhiều họa tiết trang trí hoa văn cùng tháp Rajabai (phỏng theo mô hình tháp Big Ben) này vốn là một trong những địa danh nổi tiếng ở thành phố Mumbai, Ấn Độ.
10. Đại học Sydney
alt
Đại học Sydney
Khuôn viên hình tứ giác theo phong cách kiến trúc tân Gothic của Đại học Sydney ở Australia này được kiến trúc sư Edmund Blacket (1817 - 1883) thiết kế trong những năm 1850. Khu đại sảnh của trường (phỏng theo khu đại sảnh của cung điện Westminster ở Anh) luôn là nơi thu hút nhiều khách tham quan nhất.
11. Đại học London
alt
Đại học London
Tòa kiến trúc đồ sộ, ốp bằng gạch đỏ Royal Holloway trực thuộc Đại học London này được xây dựng theo mô hình tòa lâu đài Chateau de Chambord nổi tiếng của Pháp. Ban đầu, Royal Holloway là ký túc xá dành riêng cho nữ giới của Đại học London. Ngày nay, Đại học London trở thành một trong những trường đại học danh giá của Anh dành cho mọi sinh viên trong và ngoài nước.
12. Đại học Otago
alt
Đại học Otago
Nằm bên bờ sông thanh bình ở đất nước New Zealand xinh đẹp là khuôn viên Đại học Otago nổi bật với tòa kiến trúc đậm phong cách tân Gothic ở thế kỷ 19. Ra đời năm 1869, Otago là ngôi trường cổ nhất ở đất nước vùng nam Thái Bình Dương.
13. Đại học Princeton
alt
Đại học Princeton
Tông màu chủ đạo của ngôi trường đại học thuộc tiểu bang New Jersey của Hoa kỳ này chính là màu xám đá với kiểu kiến trúc theo phong cách tân Gothic thế kỷ 19. Đại học Princeton vinh dự là nơi lưu giữ các tác phẩm hội họa của Danh họa Picasso (1881 - 1973) và tác phẩm điêu khắc của nhà điêu khắc người Anh Henry Moore (1898 - 1986).
14. Đại học Queen’s Belfast
alt
Đại học Queen’s Belfast
Nổi tiếng vì vẻ đẹp thơ mộng, các dãy nhà được xây dựng theo phong cách Gothic cực kỳ ấn tượng của vương triều Tudor ở Anh (1485 - 1603), Queen’s Belfast do Nữ hoàng Anh Victoria sáng lập năm 1845. Belfast có đến 300 tòa nhà cao lớn được vây kín xung quanh bằng hàng cây xanh rợp bóng. Ngoài ra, trường còn có rạp chiếu phim Arthouse duy nhất tại Bắc Ireland.

15. Đại học Yale
alt
Đại học Yale
Mang phong cách kiến trúc pha trộn từ cổ xưa đến hiện đại, từ thời thế kỷ 18 đến kiến trúc đương thời, khuôn viên và các tòa nhà to lớn phản chiếu dưới làn nước xanh trong ở Đại học Yale, tiểu bang Connecticut của Mỹ, từ lâu đã trở thành điểm thu hút khách tham quan hàng đầu của toàn Hoa kỳ.
Read More