Luật di trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này, tòa soạn nhật báo Người Việt mời Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách mục “Tìm hiểu luật di trú,” đăng hàng tuần trên Người Việt. Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California được Luật Sư Ðoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 238,000 luật sư nhưng chỉ có 161 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú. Ngoài ra, Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong từng phục vụ lâu năm tại Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS) nên rất có kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và thường đại diện thân chủ trước các tòa án di trú. Ông là một luật sư đầy kinh nghiệm và uy tín, chuyên trách giải quyết và phục vụ đồng hương Việt Nam về lãnh vực di trú nhiều năm tại California và khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.
Ðề tài: Mẫu Ðơn I-864 ‘Bảo Trợ Tài Chánh’
Một trong những lý do để một người bị từ chối chiếu khán nhập cảnh thường trú (Immigrant Visa) hoặc đơn thay đổi tình trạng di trú (Adjustment of Status) là Public Charge (tức là gánh nặng cho chính phủ Hoa Kỳ). Dựa theo lý do Public Charge, Sở Di Trú Hoa Kỳ hoặc lãnh sự Hoa Kỳ cho rằng đương đơn sẽ trở thành gánh nặng cho chính phủ Hoa Kỳ sau khi đương đơn nhập cảnh Hoa Kỳ.
Ðể tránh bị từ chối nhập cảnh Hoa Kỳ vì lý do Public Charge, mẫu đơn bảo trợ tài chánh (mẫu I-864), phải được làm đúng luật, đúng sự đòi hỏi của Sở Di Trú. Ðơn bảo trợ tài chánh phải được thi hành bởi người nộp đơn như một khế ước.
Thứ Nhất - đơn bảo trợ tài chánh phải được thi hành bằng phương cách luật định, người bảo trợ phải trên 18 tuổi, và người bảo trợ phải là người nộp đơn bảo lãnh thân nhân. Lý do người bảo trợ phải trên 18 tuổi vì khế ước với một người dưới 18 tuổi không có giá trị luật pháp.
Thứ Nhì - người bảo trợ phải đồng ý phục tùng theo thẩm quyền của bất cứ những tòa liên bang hay tòa tiểu bang, tức là người bảo trợ phải là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân, và người bảo trợ phải cư ngụ tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba - người bảo trợ phải đồng ý bảo trợ cho người được bảo lãnh, và phải chứng minh là mình có khả năng tài chánh để bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm ít nhất là 125% của Federal Poverty Guideline.
Ðể chứng minh khả năng tài chánh, bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm:
Người bảo trợ phải cung cấp những giấy tờ thuế của 1 năm vừa qua.
Người bảo trợ có thể chứng minh khả năng về số tiền lợi tức bằng những chứng minh tài sản của mình, hoặc của người được bảo lãnh, và những tài sản đó được sẵn sàng dùng để bảo trợ cho người được bảo lãnh. Sự đòi hỏi của lợi tức cho mỗi $1,000 thì người bảo trợ hoặc người được bảo trợ phải thay thế bằng tài sản có sẵn trị giá: $5,000. Những tài sản nào có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một thời gian ngắn có thể dùng để chứng minh. Ðiển hình là cha bảo lãnh cho con, lợi tức của người cha cho năm 2012 là $12,000. Theo mức quy định của lợi tức cho 2 người (người bảo lãnh và người được bảo lãnh) của năm hiện hành là $19,387. Mức lợi tức của người cha thiếu $7,832. Người cha có thể thế bằng số tiền $39,160 (7,832 x 5) trong trương mục.
Nếu như người bảo trợ không hội đủ được những điều kiện cần thiết trình bày trên, người bảo trợ có thể nộp thêm đơn Affidavit of Support của một co-sponsor (tức là người bảo trợ phụ). Những trường hợp người bảo trợ không hội đủ điều kiện là người bảo trợ đang lãnh tiền trợ cấp của chính phủ như SSI, welfare, v.v... Người bảo trợ phụ phải hội đủ năm điều kiện:
(1) Ðiều kiện thứ nhất: người bảo trợ phụ phải chấp nhận trách nhiệm của người bảo trợ chính, và nếu như trong trường hợp người bảo trợ chính không hoàn thành trách nhiệm sau này, thì người bảo trợ phụ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
(2) Ðiều kiện thứ nhì: người bảo trợ phụ cũng phải trên 18 tuổi.
(3) Ðiều kiện thứ ba: người bảo trợ phụ phải có quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân.
(4) Ðiều kiện thứ tư: người bảo trợ phụ phải cư ngụ tại Hoa Kỳ.
(5) Ðiều kiện thứ năm: người bảo trợ phụ phải đồng ý bảo trợ cho người được bảo lãnh, và phải chứng minh mình có khả năng tài chánh để bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm. Số tiền đó phải bằng ít nhất là 125% của Federal Poverty Guideline.
Bản tin chiếu khán
Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho tháng 8 năm 2013.
Ưu Tiên 1 - priority date là ngày 1 tháng 9 năm 2006, tức là Ưu Tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.
Ưu Tiên 2A - priority date đã được hiện hành, nghĩa là sau khi hồ sơ được Sở Di Trú chấp thuận và được chuyển sang cho National Visa Center (NVC). NVC sẽ tiến hành thủ tục xin thị thực liền và không cần phải đợi ngày priority date được đáo hạng.
Ưu Tiên 2B - priority date là ngày 1 tháng 12 năm 2005, tức là Ưu Tiên được dành cho Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.
Ưu Tiên 3 - priority date là ngày 8 tháng 12 năm 2002, tức là Ưu Tiên được dành cho Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.
Ưu Tiên 4 - priority date là ngày 22 tháng 6 năm 2001, tức là Ưu Tiên được dành cho Anh, Chị hoặc Em của công dân Hoa Kỳ.
Quí vị có thể tự theo dõi bản thông tin chiếu khán cho hàng tháng tại website của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại:http://www.nguyenluu.com/vn/vnbulletin/ ... nnhan.html
Ghi chú: Ðể am tường về việc nhập cảnh Hoa Kỳ đầy phức tạp, mời quý vị đón đọc mỗi tuần mục “Tìm hiểu luật di trú” và mục “Giải đáp thắc mắc” trên nhật báo Người Việt phát hành ngày Chủ Nhật ở trang Ðịa Phương, do Luật Sư Di Trú Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách.
Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren C. N. Nguyen hoặc Luật Sư Thuong T.C. Luu của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP địa chỉ số 1120 Roosevelt, Irvine, CA 92620. Website www.NguyenLuu.com. Ðiện thoại (949) 878-9888.
Darren Nguyen Ngoc Chuong
dichtienganh.info_st