Hiển thị các bài đăng có nhãn ditru. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ditru. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

LỊCH VISA BULLETIN THÁNG 01 NĂM 2014



LỊCH VISA BULLETIN THÁNG 01 NĂM 2014

.     LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN               THỜI GIAN CHỜ                       
.    THÁNG 01    THÁNG 12                 YY  MM  WW       
F1  08/12/2006  15/11/2006  Tăng 03 tuần  07  00  03
F2A 08/09/2013  08/09/2013  Đứng              03  03
F2B 01/06/2006  01/05/2006  Tăng 04 tuần  07  07  00 
F3  15/04/2003  08/03/2003  Tăng 05 tuần  10  08  02 
F4  01/10/2001  08/09/2001  Tăng 03 tuần  12  03  00
----------------------------------------------------
Read More




Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Mẫu Ðơn I-864 ‘Bảo Trợ Tài Chánh




Luật di trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này, tòa soạn nhật báo Người Việt mời Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách mục “Tìm hiểu luật di trú,” đăng hàng tuần trên Người Việt. Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California được Luật Sư Ðoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 238,000 luật sư nhưng chỉ có 161 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú. Ngoài ra, Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong từng phục vụ lâu năm tại Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS) nên rất có kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và thường đại diện thân chủ trước các tòa án di trú. Ông là một luật sư đầy kinh nghiệm và uy tín, chuyên trách giải quyết và phục vụ đồng hương Việt Nam về lãnh vực di trú nhiều năm tại California và khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.


Ðề tài: Mẫu Ðơn I-864 ‘Bảo Trợ Tài Chánh’

Một trong những lý do để một người bị từ chối chiếu khán nhập cảnh thường trú (Immigrant Visa) hoặc đơn thay đổi tình trạng di trú (Adjustment of Status) là Public Charge (tức là gánh nặng cho chính phủ Hoa Kỳ). Dựa theo lý do Public Charge, Sở Di Trú Hoa Kỳ hoặc lãnh sự Hoa Kỳ cho rằng đương đơn sẽ trở thành gánh nặng cho chính phủ Hoa Kỳ sau khi đương đơn nhập cảnh Hoa Kỳ.

Ðể tránh bị từ chối nhập cảnh Hoa Kỳ vì lý do Public Charge, mẫu đơn bảo trợ tài chánh (mẫu I-864), phải được làm đúng luật, đúng sự đòi hỏi của Sở Di Trú. Ðơn bảo trợ tài chánh phải được thi hành bởi người nộp đơn như một khế ước.

Thứ Nhất - đơn bảo trợ tài chánh phải được thi hành bằng phương cách luật định, người bảo trợ phải trên 18 tuổi, và người bảo trợ phải là người nộp đơn bảo lãnh thân nhân. Lý do người bảo trợ phải trên 18 tuổi vì khế ước với một người dưới 18 tuổi không có giá trị luật pháp.

Thứ Nhì - người bảo trợ phải đồng ý phục tùng theo thẩm quyền của bất cứ những tòa liên bang hay tòa tiểu bang, tức là người bảo trợ phải là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân, và người bảo trợ phải cư ngụ tại Hoa Kỳ.

Thứ Ba - người bảo trợ phải đồng ý bảo trợ cho người được bảo lãnh, và phải chứng minh là mình có khả năng tài chánh để bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm ít nhất là 125% của Federal Poverty Guideline.

Ðể chứng minh khả năng tài chánh, bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm:

Người bảo trợ phải cung cấp những giấy tờ thuế của 1 năm vừa qua.

Người bảo trợ có thể chứng minh khả năng về số tiền lợi tức bằng những chứng minh tài sản của mình, hoặc của người được bảo lãnh, và những tài sản đó được sẵn sàng dùng để bảo trợ cho người được bảo lãnh. Sự đòi hỏi của lợi tức cho mỗi $1,000 thì người bảo trợ hoặc người được bảo trợ phải thay thế bằng tài sản có sẵn trị giá: $5,000. Những tài sản nào có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một thời gian ngắn có thể dùng để chứng minh. Ðiển hình là cha bảo lãnh cho con, lợi tức của người cha cho năm 2012 là $12,000. Theo mức quy định của lợi tức cho 2 người (người bảo lãnh và người được bảo lãnh) của năm hiện hành là $19,387. Mức lợi tức của người cha thiếu $7,832. Người cha có thể thế bằng số tiền $39,160 (7,832 x 5) trong trương mục.

Nếu như người bảo trợ không hội đủ được những điều kiện cần thiết trình bày trên, người bảo trợ có thể nộp thêm đơn Affidavit of Support của một co-sponsor (tức là người bảo trợ phụ). Những trường hợp người bảo trợ không hội đủ điều kiện là người bảo trợ đang lãnh tiền trợ cấp của chính phủ như SSI, welfare, v.v... Người bảo trợ phụ phải hội đủ năm điều kiện:

(1) Ðiều kiện thứ nhất: người bảo trợ phụ phải chấp nhận trách nhiệm của người bảo trợ chính, và nếu như trong trường hợp người bảo trợ chính không hoàn thành trách nhiệm sau này, thì người bảo trợ phụ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

(2) Ðiều kiện thứ nhì: người bảo trợ phụ cũng phải trên 18 tuổi.

(3) Ðiều kiện thứ ba: người bảo trợ phụ phải có quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân.

(4) Ðiều kiện thứ tư: người bảo trợ phụ phải cư ngụ tại Hoa Kỳ.

(5) Ðiều kiện thứ năm: người bảo trợ phụ phải đồng ý bảo trợ cho người được bảo lãnh, và phải chứng minh mình có khả năng tài chánh để bảo tồn và duy trì số tiền lợi tức mỗi năm. Số tiền đó phải bằng ít nhất là 125% của Federal Poverty Guideline.

Bản tin chiếu khán

Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho tháng 8 năm 2013.

Ưu Tiên 1 - priority date là ngày 1 tháng 9 năm 2006, tức là Ưu Tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu Tiên 2A - priority date đã được hiện hành, nghĩa là sau khi hồ sơ được Sở Di Trú chấp thuận và được chuyển sang cho National Visa Center (NVC). NVC sẽ tiến hành thủ tục xin thị thực liền và không cần phải đợi ngày priority date được đáo hạng.

Ưu Tiên 2B - priority date là ngày 1 tháng 12 năm 2005, tức là Ưu Tiên được dành cho Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu Tiên 3 - priority date là ngày 8 tháng 12 năm 2002, tức là Ưu Tiên được dành cho Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu Tiên 4 - priority date là ngày 22 tháng 6 năm 2001, tức là Ưu Tiên được dành cho Anh, Chị hoặc Em của công dân Hoa Kỳ.


Quí vị có thể tự theo dõi bản thông tin chiếu khán cho hàng tháng tại website của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại:http://www.nguyenluu.com/vn/vnbulletin/ ... nnhan.html

Ghi chú: Ðể am tường về việc nhập cảnh Hoa Kỳ đầy phức tạp, mời quý vị đón đọc mỗi tuần mục “Tìm hiểu luật di trú” và mục “Giải đáp thắc mắc” trên nhật báo Người Việt phát hành ngày Chủ Nhật ở trang Ðịa Phương, do Luật Sư Di Trú Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách.

Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren C. N. Nguyen hoặc Luật Sư Thuong T.C. Luu của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP địa chỉ số 1120 Roosevelt, Irvine, CA 92620. Website www.NguyenLuu.com. Ðiện thoại (949) 878-9888.
Darren Nguyen Ngoc Chuong


dichtienganh.info_st 

Read More




Lịch VISA Các Diện F - Tháng 9/2013





Diện Bảo LãnhVietnamChinaIndiaMexicoPhilippines
F12006-9-152006-9-152006-9-151993-9-82001-5-8
F2ACCCCC
F2B2006-2-152006-2-152006-2-151994-2-222003-1-22
F32003-1-222003-1-222003-1-221993-5-151992-12-22
F42001-7-222001-7-222001-7-221996-10-81990-2-15
Read More




Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Lịch di trú Mỹ Tháng 08-2013


   LỊCH VISA BULLETIN THÁNG 08 NĂM 2013

.    LỊCH CẤP  CHIẾU KHÁN                THỜI GIAN CHỜ                       
.    THÁNG 08    THÁNG 07                 YY  MM  WW       
F1  01/09/2006  01/06/2006  Tăng 12 tuần  06  11  00
F2A   C
F2B 01/12/2005  01/11/2005  Tăng 04 tuần  07  08  00 
F3  08/12/2002  01/10/2002  Tăng 09 tuần  10  07  03 
F4  22/06/2001  22/05/2001  Tăng 04 tuần  12  01  01

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng,www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

Sau khi có phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về luật Bảo Vệ Hôn Nhân (gọi tắt là DOMA), văn phòng Robert Mullins International đã nhận được một số câu hỏi, từ Hoa Kỳ và ngay cả từ Việt Nam, hỏi về phán quyết DOMA. Sau đây là một số điểm chính về sự thay đổi mới đây trong luật di trú về việc kết hôn đồng tính.

Phán quyết về Luật DOMA của Tối Cao Pháp Viện chỉ áp dụng cho chính phủ liên bang. Phán quuyết này không thay đổi luật ở những tiểu bang khác. Tiểu bang California, cùng với 11 tiểu bang khác và Quận Columbia, đã cho phép hôn nhân đồng tính. Những tiểu bang khác vẫn cấm việc này.

Những cơ quan liên bang như Sở di trú và các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể cần thêm thời gian để thay đổi đơn, phương cách áp dụng, huấn luyện nhân sự và thêm vào diện hôn nhân đồng tính trong hệ thống di trú bảo lãnh theo diện hôn nhân.

Một công dân Hoa Kỳ hoặc một thường trú nhân bảo lãnh một người bạn đồng tính: Những sự chọn lựa cho việc bảo lãnh sẽ dựa trên:

- nếu hai người đang sống chung hoặc đang ở hai nước khác nhau;

- nếu hai người đang sống chung tại Hoa Kỳ hoặc ở ngoại quốc;

- nếu hai người đã kết hôn;

- nếu hai người có thể kết hôn;

- và, đối với những cặp đồng tính đang sống ở Hoa Kỳ, nếu người bạn đồng tính không là công dân Mỹ đã đến đây sau khi nhập cảnh có sự kiểm tra của nhân viên di trú hoặc nếu người này nhập cảnh không có sự kiểm tra.

Những di dân Đang Thuộc Diện Di Trú Hợp Pháp chẳng hạn như diện chiếu khán H1B hoặc L1 liên công ty) đã kết hôn với người hôn phối đồng tính. Người hôn phối ngoại kiều này nên nộp đơn xin chuyển diện sang quy chế thường trú nhân và tiến hành thủ tục nộp đơn tại Hoa Kỳ.

Một người di dân đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán phi di dân (chẳng hạn như chiếu khán du lịch hoặc du học): Liệu có trở ngại gì nếu hai người đồng tính này kết hôn và nộp đơn xin thẻ xanh theo diện kết hôn không? Sẽ có trở ngại, nhưng trong trường hợp này, Sở di trú sẽ có thể s điều tra rất kỹ lưỡng.

Những di dân Không Còn Quy Chế Hợp Pháp, chẳng như người này từng nhập cảnh Hoa Kỳ với một chiếu khán một vài năm trước đây nhưng ở lại luôn. Liệu một công dân Mỹ có thể nộp đơn xin thẻ xanh cho người này không, mặc dù người di dân này hiện sống không hợp lệ?

Câu trả lời là được. Khi người hôn phối ngoại kiều nhập cảnh Hoa Kỳ có sự kiểm tra giấy tờ của một nhân viên di trú, qúy vị vẫn có thể nộp đơn xin thẻ xanh tại Hoa Kỳ mặc dù hiện không còn trong diện hợp pháp.

Những người di dân nhập cảnh Hoa Kỳ không có chiếu khán và không được kiểm tra giấy tờ, bằng cách vượt qua biên giới Mễ Tây Cơ. Liệu họ có thể được bảo lãnh để xin thẻ xanh không?

Đây là điều phức tạp. Qúy vị không thể xin chuyển diện tại Hoa Kỳ nếu nhập cảnh không có sự kiểm tra giấy tờ. Qúy vị sẽ phải trở về nước của mình để xin thẻ xanh thông qua việc duyệt xét của Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Để tránh luật bị cấm nhập cảnh 3 năm hoặc 10 năm, qúy vị có thể nộp đơn xin miễn sự vi phạm tạm thời trong khi qúy vị đang ở Hoa Kỳ, và đợi cho đến khi đơn này được chấp thuận trước khi qúy vị rời khỏi Hoa Kỳ để chờ đợi sự xét duyệt của lãnh sự.

Nếu qúy vị đang ở Hoa Kỳ nhưng người bạn đồng tính ở ngoại quốc, và qúy vị kết hôn hợp lệ với người bạn này, qúy vị có thể làm gì?

Nếu đã chính thức kết hôn hợp lệ, qúy vị có thể nộp đơn bảo lãnh người hôn phối đồng tính này. Thủ tục xin chiếu khán sẽ được duyệt xét bởi Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Nếu hồ sơ được chấp thuận, người hôn phối của qúy vị sẽ có thể đến Hoa Kỳ như một thường trú nhân.

Nếu người bạn đồng tính đang sống ở Việt Nam, nơi không cho phép hôn nhân đồng tính, những chọn lựa nào có thể thực hiện?

Sở di trú chưa loan báo chính thức về những hồ sơ bảo lãnh hôn phu - hôn thê (fiancée) đồng tính, nhưng điều hợp lý cho thấy họ sẽ được đối xử tương tự như những hồ sơ bảo lãnh hôn nhân đồng tính. Vì thế, nếu là công dân Hoa Kỳ, qúy vị có thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê cho người bạn đồng tính. Qúy vị sẽ phải cung cấp những bằng chứng cho thấy đây là sự liên hệ chân thật. Qúy vị phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi người bạn đồng tính đến Hoa Kỳ. Sau khi kết hôn, quý vị phải nộp đơn bảo lãnh người hôn phối theo diện hôn nhân.

Một chọn lựa khác có thể là người bạn đồng tính của qúy vị đến Hoa Kỳ theo diện du lịch, rồi kết hôn, và sẽ trở về Việt Nam chờ đợi thủ tục duyệt xét của Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Thủ tục duyệt xét của Tòa lãnh sự có lẽ sẽ ít căng thẳng hơn là phải liên hệ với Sở di trú ở Hoa Kỳ trong loại hồ sơ này.

Nếu là thường trú nhân, qúy vị có thể bảo lãnh người bạn đồng tính để xin thẻ xanh không?

Được. Qúy vị có thể nộp đơn I-130 để bảo lãnh người hôn phối ngoại kiều. Hiện nay, thời gian chờ đợi để bảo lãnh người hôn phối chỉ còn khoảng 2 năm, nhưng theo lịch xét chiếu khán tháng 8-2013, sẽ trở thành luôn luôn hiệu lực và có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới. Nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện (CIR) thành luật chính thức, thời gian chờ đợi hai năm sẽ không còn nữa. Và nếu qúy vị trở thành công dân Mỹ trong khi người bạn đời đang chờ nộp đơn xin thường trú nhân, quý vị có thể nộp đơn ngay để xin thẻ xanh lúc qúy vị vừa được nhập tịch. Cần lưu ý rằng thường trú nhân không thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu - hôn thê.

Người bạn đồng tính và qúy vị đang hiện sống ở tiểu bang California. Qúy vị muốn kết hôn nhưng muốn sự liên hệ của qúy vị được riêng tư. Giấy hôn thú có phải là hồ sơ được công khai hóa không?

Đúng. Giấy hôn thú là hồ sơ công khai hóa, tuy nhiên tại California, hai người có thể xin một chứng chỉ hôn thú được "bảo mật". Điều này có nghĩa là hồ sơ công cộng sẽ chỉ cho thấy từng người đã kết hôn, nhưng sẽ không cho biết từng người này đã kết hôn với ai, khi nào và ở đâu và sẽ không cho biết địa chỉ. Điều này có thể là một chọn lựa tốt cho những người không muốn bất cứ ai biết tên của người hôn phối và nơi họ sống.

Những cặp đồng tính ở ngoài tiểu bang có thể kết hôn tại California không? Được. Không có những đòi hỏi về nơi cư trú nếu muốn kết hôn tại tiểu bang California.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 8-2013

- IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/09/2006 (Tăng 12 tuần)

- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Luôn Luôn Hiệu Lực (Tăng 21 tháng)

- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/12/2005 (Tăng 4 tuần)

- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 08/12/2002 (Tăng 9 tuần)

- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/06/2001 (Tăng 4 tuần)

- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực


Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Những cơ sở tôn giáo hoặc những tu sĩ có thể từ chối làm nghi lễ hôn phối cho những cặp đồng tính không?

- Đáp: Có thể. Những cơ sở tôn giáo và các tu sĩ có thể từ chối làm nghi lễ hôn phối. Trong trường hợp này, hai người sẽ phải kết hôn tại tòa thị chính hoặc dưới sự chứng giám của một công chức, chẳng hạn như một vị chánh án hoặc một nhân viên chính phủ được quyền làm việc này.

- Hỏi: Một doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn như tiệm bán hoa, người chụp hình, hoặc một địa điểm nào đó có thể từ chối cung cấp chỗ hoặc dịch vụ cho một đám cưới đồng tính không?

- Đáp: Không. Luật California không cho phép việc lập ra những doanh nghiệp kỳ thị dựa trên khuynh hướng giới tính, xác nhận giới tính, biểu hiện giới tính hoặc tình trạng hôn nhân.

- Hỏi: Người chủ nhà có thể từ chối cho thuê nhà hoặc chung cư đối với cặp đồng tính không?

- Đáp: Không. Luật California nghiêm cấm việc kỳ thị thuê nhà.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng:www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Read More




Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Dịch tiếng anh -Tiếng anh của hắn

                                                  Di trú _dichtienganh ST
Màn 1 – Ra mắt nhân viên di trú 
Nhìn dáo giác, cuối cùng hắn cũng tìm ra được văn phòng di trú trong sân bay nhờ vào tấm biển to gắn bên trên khung cửa mà hắn mang máng nhận ra chữ Immigration và chữ Office. Cùng rảo bước đến văn phòng di trú này, theo sau hắn là thằng con trai út, theo sau nó là đứa con gái đầu, kế đến là đứa con gái giữa và cuối cùng là vợ hắn. Tất cả xếp thành hàng, bước đi trong yên lặng, tất cả làm ra vẻ trật tự, ngăn nắp nhằm tạo ra ấn tượng tốt cho nhân viên di trú.

Theo lẽ thường ấn tượng không tốt có thể làm cho nhân viên di trú gây khó khăn cho hắn hay ít ra là nhà hắn cũng nghĩ thế. Cái chuyện này giống như ở quê hắn, khi bị cảnh sát giao thông chận xe ngoài đường thì chớ có dại mà nhìn trừng trừng vào nhân viên công lực hay làm ra vẻ coi thường họ. Lỡ dại mà làm thế thì kiểu gì cũng bị phạt vì bảng số dơ, đèn xe không đủ sáng hay còi kêu bị rè, mà xin thưa là làm thế nào thì gọi là đủ sáng và như thế nào mà kêu bị rè thì có trời mà biết được, vậy tốt nhất là làm ra vẻ càng nice càng tốt. 

Cứ theo cái lý sự và kinh nghiệm đó, nhà hắn đem áp dụng qua bên Mỹ này, nói cho cùng thì cẩn thận vẫn hơn, có trời mà biết được thằng cha nhân viên di trú này có bị vợ hắn chưởi hồi tối hay không, mà nghe nói nước Mỹ văn minh nên vợ tạt tai, đá đít chồng là chuyện thường ngày nên hắn càng tin là cần phải tạo ấn tượng tốt cho nhân viên này. 

Của đáng tội, hắn, con hắn và vợ hắn càng làm ra cái vẻ nghiêm chỉnh, trật tự thì trông càng buồn cười vì áo quần nhăn nhúm, mặt mủi bơ phờ, tóc tai thì không gọn gàng và tinh thần thì bấn loạn sau chuyến đi dài từ quê hắn lên Sài Gòn rồi lại từ Sài Gòn qua đây sau khi quá cảnh tại cái sân bay Narita nào đó bên Nhật Bổn. Nói ra xấu hỗ chứ ở sân bay Tân Sơn Nhất nhà hắn cũng căng thẳng lắm mới vào kịp giờ chứ huống hồ là đến cái nơi vừa xa, vừa lạ lại vừa không biết tiếng tăm của người ta nữa. 

Vì nghe nói là phải chụp hình lại tại văn phòng di trú nên khi lên máy bay, cả nhà hắn đã mặc áo sơ mi bỏ vào trong quần cho nó trông có vẻ lịch sự khi chụp hình. Nhưng rõ ràng là áo sơ mi dể nhăn nhúm hơn là các loại áo pun khác, áo bỏ vào quần thì chổ thồi ra chổ thụt vào mặc dù nhà hắn đã tranh thủ tân trang lại chút ít khi còn trên máy bay. Quần, áo kiểu đó sẽ trông rất lôi thôi lết thết sau một chuyến đi dài là tất nhiên, thế là cái màn kịch làm ra vẻ lịch sự mà hắn đạo diển cho nhà hắn dường như không thành công cho lắm.


Màn 2 - Tiếng Anh nhập cư
Hắn học đại học tại chức, khoa quản trị kinh doanh, “dốt chuyên tu, ngu tại chức” người ta vẫn nói thế nhưng dù gì thì hắn cũng có bằng đại học; vợ hắn học trung cấp kế toán, hai con gái hắn cũng vừa tốt nghiệp đại học ngay trước chuyến đi, thằng con út cũng đang học năm thứ nhất đại học. Đội quân có vẻ hùng hậu khi đi định cư Huê Kỳ và hắn cũng tin là thế, nhưng khi nhìn vào mặt ba đứa con khi chúng đứng chờ trước phòng di trú thì hắn ngờ ngợ có gì đó không ổn, ánh mắt thiếu tự tin hiện rõ trên từng khuôn mặt của ba đứa con hắn. Hắn đang cố tìm hiểu lý do tại sao vậy thì suy nghỉ của hắn bị dứt ngang trong tiếng nhân viên di trú gọi tên hắn khi đến lượt, mà đúng ra là gọi họ của hắn, giọng nói lơ lớ hay ít ra là hắn cho ra lơ lớ vì hắn có nghe ra tiếng gì đâu mặc dầu hắn đoán là người ta đang gọi đến nhà hắn vào làm thủ tục. 

Hắn không hiểu nhân viên di trú muốn gì nơi hắn mặc dù anh ta cũng cố làm vài động tác bằng tay để diển tả ý muốn của mình. Theo như cái điều mà hắn học trong sách thì khi nghe không rõ thì nói là “pardon” để người ta nhắc lại cho rõ, của đáng tội hắn mà pardon cả ngày thì cũng chẳng giúp gì được hắn vì có nhắc lại một trăm lần thì cũng thế mà thôi vì hắn có biết mô tê gì đâu mà pardon. Hắn biết thế nên hắn cố gắng nói sorry, I am sorry, ý của hắn là hắn muốn thứ lỗi vì hắn không biết tiếng Anh nhưng cái chữ sorry chết tiệt đó cứ ngắt ngứ trong cổ họng của hắn mà chẳng thể nào phun ra được. Hắn như mắc xương trong cổ, cái xương không đủ to để hắn khạc ra mà cũng không đủ nhỏ để hắn nuốt luôn vào bụng vì hắn đã học tiếng anh theo cái kiểu giả cầy mà hắn cho là sáng tạo, hắn học mà chẳng bao giờ thực tập nên đến cái chữ đơn giản nhất hắn cũng không phun ra được.

Nói có trời chứng giám, trong lớp học ban đêm, thầy hắn cũng thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Anh với hắn nhằm giúp hắn thực tập tiếng Anh chí ít cũng biết chào hỏi khi ra đường. Hắn biết ý thầy hắn tốt với hắn và thay vì phải học cho giỏi đề khỏi phụ ơn thầy thì hắn đền ơn thầy bằng cách mời thầy đi nhậu sau mổi buổi học. Cái sự đời nhậu thì muốn tán hưu tán vượng, mà tán thì phải ăn nói cho lưu loát do vậy tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ dể dùng nhất trong buổi nhậu. Học được ba chữ thì rựu lại lôi mất đi hết hai nên sau mổi buổi học kèm nhậu như thế thì chẳng còn lại gì trong đầu hắn nữa. 

Cái mục đích đơn sơ là giao tiếp khi học tiếng Anh ấy hắn cũng không đạt được, hắn đã làm mất mặt thầy hắn rồi, nhưng không, hôm nay hắn đã tự làm mất mặt hắn trước vợ, con của hắn và theo hắn thì chắc là hắn cũng bị mất mặt với nhân viên di trú nhưng có lẽ hắn đoán nhầm vì cái kiểu tiếng Anh ù ù, cạc cạc này anh ta cũng đã từng thấy nhiều từ các đồng hương của hắn nên chắc anh ta cũng không lấy làm lạ gì cho lắm. 

Hắn mất mặt với vợ con hắn là phải vì cứ tối thứ ba, thứ năm, thứ bảy hắn tuần tự kẹp cặp sách vào xe và đến lớp và về nhà với mùi bia rựu trên người. Vợ hắn là một phụ nữ tốt bụng, biết nhậu nhẹt không tốt cho sức khỏe nhưng bù lại tiếng Anh ông xã lên cao thì nhậu cũng chả sao mặc dù nhiều khi vì nhậu nhiều mà “bài vở” không trả đầy đủ vợ hắn cũng không vui. Thôi thì nhịn tí cũng không sao để ổng yên tâm mà học hành, dẫn dắt còn cái đến Mỹ làm ăn là được, vợ hắn nhủ thế.

Hắn mất mặt là phải, vì ở nhà hắn hay thích coi phim trên kênh truyền hình Discovery, cái kênh toàn nói tiếng Anh, tiếng Mỹ mà hắn nằm coi hàng giờ, đôi khi lại cười mím chi dường như thấm ý lắm. Vợ hắn và con hắn cũng mừng vì khi thấy chồng và cha mình siêng năng học hành để chuẩn bị cái ngày đến Mỹ, có ai dè hắn có nghe được tiếng đếch nào đâu, chủ yếu là đọc phụ đề và xem hình vậy mà cả nhà hắn cứ tưởng… bở. 

Cuối cùng, ơn trời bằng cách nào đó nhà hắn cũng ra khỏi văn phòng nhập cư với túi hồ sơ trên tay, mà một phần cũng nhờ anh nhân viên di trú có khả năng làm việc cũng như hiểu được cái thứ tiếng anh giả cầy của hắn. May mà vẫn kịp thời gian nối chuyến bay về Houston nơi mà nhà hắn sẽ định cư ở đó. 


Màn 3 - Tiếng Anh nhậu
Nhà hắn được hai thằng em đến đón tại sân bay, lĩnh kỉnh thu nhận hành lý và rồi cuối cùng cũng ra khỏi sân bay. Chiếc xe mà em hắn đưa đi chưa phải là loại đắt tiền nhưng còn khá mới, ghế xe êm ái làm bằng da thật chứ không phải bằng ximily cứng ngắc như chiếc xe của cơ quan hắn. Xe còn khá tốt cộng với mặt đường trơn nhẵn, giao thông trật tự, phố phường lộng lẫy dường như đã mang đến cho hắn một sự dể chịu, một trải nghiệm đáng nhớ khi đặt chân đến Mỹ. Vợ và các con hắn cũng có vẻ thích thú với khung cảnh mới nhưng hắn vì một vấn đề mơ hồ nào đó không rõ đã không cho hắn cảm nhận và hưởng thụ một cách hoàn toàn, đầy đủ không khí đó, có lẽ hắn chưa thật yên tâm và quên đi cái sự cố tiếng Anh tại phòng di trú. 

Hắn thật sự cảm thấy nhẹ nhõm khi bước chân vào nhà ba mẹ hắn, 9 năm là khoảng thời gian rất dài với gánh nặng di trú trên vai mặc dù chỉ có năm cuối cùng là hắn phải trông đợi và lo lắng nhiều về hồ sơ nhập cư. Hắn đã thực sự trút bỏ được cái gánh nặng trên lưng bấy lâu nay, hắn nhẹ nhỏm thật sự. 

Dù đã gần 8 giờ tối nhưng anh em, bà con cũng tề tựu về nhà ba mẹ hắn để đón nhà hắn. Mọi người thật sự vui vẻ đón nhận gia đình hắn, sau màn chào hỏi, các món quà từ quê nhà mang qua cũng được trao tận tay các thành viên trong gia đình. Mấy ký trà cho ba và nhà hai ông chú hắn, bánh tráng và vài thứ gia vị gì đó vợ hắn mua cho mẹ hắn, cà phê và vài món khô vẫn thường nhậu ở quê nhà cho các anh, em hắn. Các món quà chỉ có giá trị tượng trưng mang hơi hướng quê nhà hơn là giá trị sử dụng tuy thế cũng làm hắn lo ngay ngáy khi gởi hành lý lên máy bay nhất là mấy ký mực khô mang sang cho mấy thằng em mà hắn cũng không chắc là em hắn có ăn không hay sẽ vất đi vi sợ mất vệ sinh nữa. 

Bửa tối đã sẵn sàng, thịt cá dường như là nhiều hơn rau củ và có tất cả các món ăn Việt Nam mà hắn có thể tưởng tượng ra được kể cả món thịt heo rừng xào lăn mà thằng em trai hắn nói là mua đâu đó dưới phố (chứ làm gì có thịt heo rừng bán trong siêu thị - hắn đoán thế). Ông anh cả bắt đầu rót rựu ra cho mọi người nhưng dường như là để làm cảnh chứ không thấy uống mấy. Theo thói quen khi còn ở Việt Nam, hăn hô 100% để chúc mừng cho ngày đoàn tụ và chợt nhận ra ánh mắt của bà chị dâu hắn nhìn ông anh mình, thế là ông anh chỉ có nhấp môi chứ chẳng thể 100% như hắn mong đợi. Tuân thủ luật giao thông là điều tốt, hắn nghỉ thế tuy nhiên trong bụng hắn thấy không vui và định sẽ cùng ông anh và hai thằng em nhậu một trận tới bến khi có dịp.

Rựu vào lời ra, đó là cái lẽ thường tình, tuy chỉ nhấm nhấp chút ít nhưng với không khí vui vẻ ngày gặp nhau đã kích thích mọi người nói nhiều hơn thường ngày. Mà cái sự đời khi mà nói nhiều thì chẳng cần biết người ta có nghe và hiểu mình không nữa. Hai thằng em và ông anh thì ít hơn vì mới qua Mỹ chừng 15 năm nhưng bà chị dâu và 2 cô em dâu thì lại khác, bắt đầu phát huy tác dụng bilingual của mình vì dẫu gì cũng gần 25 năm bên Mỹ nên khi nói chuyện lẫn lộn Việt – Anh cũng là điều dể hiểu, hơn nữa cũng có nhiều thứ không diễn tả bằng tiếng Việt được do không có từ hoặc lâu lắm họ không cập nhật tiếng Việt của mình. Theo cuộc nhậu, tỷ lệ giữa tiếng Việt và tiếng Mỹ thay đổi dần theo cái cách bất lợi về cho hắn, từ một vài tiếng Mỹ trong một câu vào lúc đầu tăng dần lên gần 30% vào gần cuối buổi tiệc và đây là cái ngưỡng cuối cùng mà hắn có thể theo đuổi câu chuyện, may mắn thay cũng vừa đến lúc mọi người kết thúc các món ăn của mình và bắt đầu có vài tiếng ngáp của ai đó rất nhỏ nhưng cũng đủ nhận ra chúng vừa xuất phát từ các Việt kiều thứ thiệt vừa của người Việt thứ xịn mới qua. 

Cuộc tiệc thì đã tàn, nhưng đối với hắn mọi sự mới thực sự bắt đầu, hắn đã lầm khi nghĩ rằng gánh nặng đã được gỡ bỏ hoàn toàn ra khỏi vai hắn, thật ra là hắn trút bỏ gánh nặng di trú này ra và nhận lãnh một gánh nặng khác đó là gánh nặng về Ngôn ngữ. Hắn biết rất rõ là khi đến Mỹ mà không biết tiếng Anh thì như người câm, người điếc, không biết lái xe hơi thì như là người què nhưng hắn chưa “ngộ” ra được chuyện này. Đúng, hắn có học tiếng Anh để chuẩn bị cho chuyến đi nhưng thái độ hắn học như thế nào là chuyện khác. Hắn học cho có lệ, hắn học cho ai đó chứ không phải cho hắn, hắn học để lấy cái chứng chỉ tiếng Anh để lòe vợ, con hắn chứ không phải cho một cái mục đích cụ thể là giao tiếp, làm việc và tiếp tục học tập khi đến Mỹ. 

Cái tâm lý làm việc lào khào bao nhiêu năm nay đã hại hắn, cái tư duy dể dãi, chuyện ra sao cũng được đã ảnh hưởng đến tâm lý học tập và rõ ràng cái chứng nhận C tiếng Anh của hắn chẳng giúp được hắn khi hắn phải tham dự vào cuộc chơi mà ở đó thực chất mang tính quyết định chứ không phải cứ phiêu phiêu trên mây trên gió trong cuộc sống hắn trước đây .

Official language làm hắn lung túng ở văn phòng di trú có thể biện minh được là do quá academy đối với hắn nhưng tiếng Anh trong các cuộc tiệc mà hắn không theo kịp thì quả là không thể tự tha thứ cho mình được. Hắn suy tư, dằn vặt như vậy khi nằm vào giường ngủ, may mắn thay năm ba ly rựu và sự mệt mỏi trong chuyến đi dài đã giúp hắn thoát khỏi sự ray rứt, dằn vặt và đưa hắn vào giấc ngủ mệt mõi và đầy mộng mị. 


Màn 4 - Tiếng Anh lái xe
Cả nhà hắn được khuyên là trong khi chờ đợi nhận thẻ xanh và làm giấy an sinh xã hội thì phải học lý thuyết lái xe để thi lý thuyết trước khi thi thực hành. Thằng em hắn download và in ra 3 bản coppy Texas Drivers Handbook cho nhà hắn học. 4 cha con hắn và vợ hắn người thì sách, kẻ thì PC nằm lăn ra mà đọc, mà học. Nói là học cho nó hoành tráng chứ học bằng tiếng Việt để thi lái xe thì còn khướt ra chắc đã đậu chưa, đằng này học bằng tiếng Anh thì có mà đến mùa quýt mới đậu được, trong bụng hắn nghĩ thế. 

Cả nhà họp bàn tìm phương pháp học sao cho nhanh thuộc bài, vợ hắn cho là cứ nhìn hình vẻ trong sách mà đoán câu trả lời là tiện nhất, con hắn thì cho là nhờ người dịch ra tiếng Việt học cho thuộc rồi mới học qua tiếng Anh còn hắn thì cho là cứ học tiếng Anh, chữ nào chưa rõ thì tra tự điển ra chữ đó thôi. 5 người 3 phương pháp học, vào các thời gian khác nhau nhưng rõ ràng là chẳng thế nào mà đậu cho được vì cái căn bản nhất mà lại thiếu đó là tiếng Anh. Cũng biết được cái khó của anh chị và các cháu, hai thằng em tranh thủ giải thích ý nghĩa các bảng hiệu giao thông bất cứ khi nào có dịp. Ý kiến cũng khá hay và thực tế tuy nhiên các chuyến đi chơi với mục đích là giới thiệu văn hóa, phong cảnh của Houston nay đã trở thành lớp học lái xe di động. Thôi kệ có bằng lái rồi đi thăm sau cũng được, đời còn dài mà, hắn tự nhủ. 

Gần như bế tắc trong chuyện học lái xe thì chợt có tin vui là có công ty nào đó nhận dạy học lấy bằng lý thuyết với giá 200 đô một người. 5 người mất toi 1 ngàn đô, có mất tiền mà được bằng lái còn hơn là phải thi lấy bằng lái bằng tiếng Anh. Tiền còn làm ra được chứ làm gì có chuyện 1 tháng mà học thuộc cả quyển sách dày trên 100 trang. 

Mất tiền, mất sức thật là chuyện không đáng có nếu hắn biết là phải lo từ trước. Hắn biết là phải đi thi thì mới có bằng lái xe chứ làm gì có chuyện mua bằng lái xe như hắn nghe loáng thoáng mấy thằng bạn hắn nói khi còn ở Việt Nam. Hắn biết tài liệu học lái xe cả tiếng Việt và tiếng Anh có thể lấy được trên mạng, hắn còn biết được các cái link nào có thể lấy được tài liệu gì do các thành viên post trên mạng VDT chứ chẳng cần goolge giúp sức. Hắn biết thế mà chẳng làm gì cả cho đến khi hắn đối mặt với thực tế khó khăn này. 

Hắn tự nhủ không biết cái tâm lý “nước đến chân mới nhảy”, hay “trời sinh voi trời sinh cỏ mà trời không sinh cỏ thì cũng nhỏ giọt sương” đã khiến cho hắn không chuẩn bị gì hoặc có chuẩn bị thì cũng làm một cách hời hợt thiếu nghiêm túc. “Biết người biết ta trăm trận, trăm thắng”, “chớ để nước đến chân mới nhảy” là các thành ngữ mà hắn đã nghe, đã đọc nhiều lần nhưng thú thật là hắn đọc, hắn nói những lời này như là một con vẹt không hơn không kém. Hắn biết là cần phải tìm hiểu phong tục tập quán, khí hậu, điều kiện sinh hoạt, học hành ..của nước Mỹ trước khi đặt chân đến đó. Hắn biết Hoa Kỳ không phải là xứ sở toàn đầy bánh mỳ và hoa hồng chỉ đến mà hưởng mà nơi đây chỉ là nơi cung cấp cơ hội một cách công bằng cho mọi người thôi. 

Hắn biết thế nhưng vì hắn chưa ngộ ra được hết các ý nghĩa bên trong của các câu nói đó và do vậy đã không làm hắn động tay động chân cho đến khi hắn thực sự vấp phải vấn đề ngôn ngữ mang tính xã hội ở trung tâm di trú hay mang tính gia đình trong bữa cơm đầu tiên khi đặt chân đến Mỹ. Cái tâm lý thiếu chuẩn bị này đã lây lan từ hắn sang vợ hắn và đến các con hắn, hắn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này. 


Màn 5 - Tiếng Anh đi học
Các con của hắn sẽ tiếp tục đi học vì đó là mục đích chính của chuyến đi này, dù phải vừa làm vừa học hoặc vay tiền để được đi học thì các con hắn cũng cứ thế mà làm. Cả ba đứa con của hắn vừa được thằng em chở đi kiểm tra tiếng Anh để tiếp tục xin vào học trường Đại học Cộng đồng, kết quả không như mong muốn. Cả ba đứa đều phải học thêm một năm tiếng Anh để có thể tiếp tục học lên vì cứ theo giáo trình giảng dạy mà con hắn được học tiếng Anh ở Việt Nam thì chúng chỉ có thể đọc và viết thôi chứ chẳng thể nào nghe và nói được.

Hắn không ngạc nhiên về kết quả thi đó vì hắn thừa biết cái cách các con hắn được dạy dỗ tiếng Anh ở trường dù là trường đại học như hai đứa con đầu hay trường trung học như thằng con trai cuối. Cái chuyện học hành trời ơi đất hởi ở quê hắn thì báo chí đã nói nhiều, ai cũng biết chứ không phải chỉ mình hắn biết. Bằng cấp chỉ để xin việc, để lòe cho vui chứ mấy bằng cấp mà có chút thực chất trong ấy. Hai con hắn đã tốt nghiệp đại học và cả hai cái bằng ấy cũng chẳng thể là ngoại lệ tí nào chí ít là chất lượng trong tiếng Anh khi mà theo hắn thì các con hắn đã học 8 năm liền từ cấp 3 nhưng kết quả thật là khiêm tốn. Qua cái cách mà các con hắn trả lời với nhân viên di trú, cố tìm hiểu các quy định trong sách học lái xe thì hắn cũng mường tượng được khả năng của con hắn. 

Hắn không đổ lỗi cho nên giáo dục trong nước cũng không chê trách các con vì cái sự yếu kém tiếng Anh của con hắn. Các con hắn đã cố gắng học hành hết sức mà nhiều đứa trẻ khác không có được sự cố gắng như vậy. Cái mà hắn muốn nói đến là hắn đã giúp các con hắn định hướng tương lai của bọn trẻ như thế nào, liệu các con hắn có thể được chuẩn bị tốt hơn cho việc quan trọng này hay không?

Câu trả lời dứt khoát là có, hắn tin là nếu có sự góp ý, hướng dẫn đúng mức thì các con hắn có thể giành thêm thời gian để học tiếng Anh trước và có thể học trước các kiến thức như GED, CPT để có thể vào học ngay được chứ không phải mất thêm một năm nữa để học tiếng Anh. Hắn còn nhớ đã đọc ở đâu đó là nếu chuẩn bị trước tiếng Anh và kiến thức thì sẽ vào được trường tốt hơn, vào được trường tốt hơn thì sẽ có kiến thức chuyên môn cao hơn và bằng cấp sẽ được ưa chuộng hơn và có nhiều cơ may vào làm ở cơ quan tốt hơn và có nghĩa là thu nhập cao hơn và ngược lại. Hắn cũng còn nhớ là có người khuyên hắn là cho con hắn nghĩ học để tập trung vào tiếng Anh, GED và CPT để có thể vào trường học được ngay chứ không mất một năm chuẩn bị.

Hắn biết rất rõ là cần phải xem thời gian và tiền bạc để học tiếng Anh, GED, CPT…cho con hắn; học tiếng Anh, làm móng tay, cắt tóc, nấu bún, thợ may …cho vợ hắn; tiếng Anh, lắp ống nước, sửa máy điều hòa, làm nông, thợ tiện… cho hắn là một khoản đầu tư cho tương lai chứ không phải là chi phí. Càng tính toán kỹ càng về các hạng mục đầu tư này bao nhiêu thì càng có thể sinh lợi nhiều và sớm bấy nhiêu. Hắn biết rõ nhưng cũng chỉ để đó chứ không tổ chức thực hiện sao cho các suy nghĩ này biến thành hiện thực. 

Vì sao ư:

Vì hắn nghi nghờ và không chắc là hồ sơ nhà hắn có thành công hay không;
Vì hắn do dự chờ cho mước đến chân mới nhảy;
Vì hắn lười biếng vì không muốn có bất cứ thay đổi nào hay làm thêm việc gì khác;
Vì hắn nhu nhược không muốn thảo luận thẳng suy nghỉ và đưa ra đề xuất của hắn với con hắn và vợ hắn;
Vì hắn thiếu khả năng tổ chức và lãnh đạo một gia đình nhằm đương đầu với sự thay đổi mà chẳng thể nào tránh được. 
Vì hắn thích nghĩ về chuyến đi dưới khía cạnh là một cuộc chia ly để có cớ ngồi nhâm nhi với bạn bè lâu hơn và nhiều lần hơn.
Vì hắn, tại hắn tất cả …

Để bây giờ con hắn mất mỗi đứa thêm 1 năm học, vợ hắn mất thêm thời gian học tiếng Anh và học nghề làm móng tay. Vợ hắn và hắn không thể có ngay việc làm do thiếu tiếng Anh và các kỹ năng căn bản cho các công việc bằng tay chân. Đây là các mất mát mà hắn có thể thấy ngay được do thiếu chuẩn bị cho cuộc sống ngay trước mắt và do vậy chắc là cũng sẽ anh hưởng về lâu về dài.

Hắn thực sự hối hận vì:
Nếu cả nhà hắn đã tham gia các bài học tiếng Anh thực hành trên VDT và các trung tâm ngoại ngữ khác một cách nghiêm túc thì càng tốt chứ sao, giỏi tiếng Anh thì con hắn dể tìm hiểu và cập nhật các thông tin chuyên ngành mà hiện nay gần như hoàn toàn được trình bày bằng tiếng Anh và sẽ dể xin việc hơn là cái chắc. Giỏi tiếng Anh thì hắn và vợ hắn sẽ dể dàng hơn trong khi làm việc trên máy tính hay có thể tìm đọc các thông tin đơn giản bằng tiếng Anh trên Internet. 

Hắn hối tiếc thật sự vì hắn biết là trong trang VDT có rất nhiều bài học tiếng Anh, cả lý thuyết lẫn thực hành, có nhiều thầy giỏi, bạn giỏi và quan trọng hơn hết là các bài học, các hướng dẫn này là thực tế, là kinh nghiệm, là thứ mà chúng ta ai cũng phải dùng chứ không phải cái thứ tiếng Anh trên mây mà các con hắn được học ở trường. Ý hắn là lấy kiến thức ở nhà trường kết hợp với điều kiện thực tế trên VDT sẽ tạo nên một môi trường học tập tuyệt hảo mà không nơi nào có. Hãy lấy giáo trình học lái xe như là một bài tập dịch ở nhà, khi đó chúng ta có thể học được tiếng Anh, có thể có được lý thuyết về lái xe, có thể hiểu được một phần về hệ thống giao thông Hoa Kỳ, nơi mà chúng ta sắp đến, tuyệt vời, tuyệt vời...

Nói tóm lại biết tiếng Anh sẽ không làm cho cuộc sống nhà hắn xấu đi mà chỉ sẽ tốt hơn lên trong mọi khía cạnh vì hiện nay, khi ở Việt Nam không biết tiếng Anh thì chưa đến nổi là câm hay điếc như khi ở bên Mỹ nhưng nếu nói ở Việt Nam mà không biết tiếng Anh là lãng tai là nói ngọng là loạn thị thì kể cũng không ngoa nhất là trong thời đại công nghệ thông tin và trong bối cảnh toàn cầu hóa này.

Hắn đã biến điều thuận lợi mà không phải ai cũng có thành điều bất lợi, thay vì lấy cái cớ sắp đi Mỹ để làm động lực, để thúc đẩy, để khuyến khích, để gây sức ép cho cả nhà hắn học tiếng Anh thì hắn lại lấy lý do là hồ sơ chưa chắc đã được duyệt để làm cái cớ lơ là việc học. Nói xui rủi nếu có lỡ nhà hắn đã không đi được vì lý do nào đó thì cả nhà cũng đã giỏi tiếng Anh rồi chứ mất mát gì đâu.

Thực ra là hắn cũng đã nghĩ đến vấn đề trên chứ không phải là không, nhưng hắn do dự không làm vì hắn sợ gieo rắt tâm lý chuẩn bị ra đi nơi đám trẻ khiến cho chúng chỉ trông đợi việc đi mà không chăm lo học hành các môn chính khóa. Hắn cũng có cơ sở khi lo ngại việc đó tuy nhiên việc giải thích cụ thể từng giai đoạn của hồ sơ, đánh giá rủi ro, thành công của hồ sơ di trú một cách rõ ràng minh bạch cho vợ và con hắn, khuyến khích cả nhà hắn tham gia vào quá trình chuẩn bị thì chắc chắn là các con hắn sẽ hiểu vấn đề và cùng chủ động tham gia vào quá trình này chứ không lâm vào tình trạng bị động như hiện nay.

Không chỉ là tiếng Anh, nếu cả nhà hắn chủ động tham gia vào quá trình di trú này như tìm hiểu về khí hậu, thổ nhưỡng, nghề nghiệp, trường học, chổ ở, điều kiện sinh hoạt (tùy theo khả năng từng người mà phân chia cho cụ thể)… thì việc sinh sống ở xứ người sẽ thuận lợi hơn, vui vẻ hơn chứ không phải cái tâm lý căng thẳng, lo lắng như hiện nay. Nói tóm lại là phải cần chuẩn bị từ tư tưởng, kiến thức, khả năng, trang bị để hội nhập ngay từ khi còn ở Việt Nam. Quá trình này theo hắn cần phải có ít nhất là hai năm chứ không phải là ít. 

Hắn thường vẫn sợ là với cái tuổi ngoài 50 hắn sẽ không kịp hoàn tất các mong muốn của hắn nhưng hắn lại làm lãng phí một khoảng lớn thời gian lẽ ra hắn có thể tận dụng được. 


Màn 6 - Phơi bày 
Đắn đo mãi hắn mới quyết định viết ra tất cả sự thật về cái cách mà hắn học tiếng Anh, cái cách mà hắn lãnh đạo và tổ chức gia đình hắn chuẩn bị di dân sang Mỹ cũng như các khó khăn mà hắn và gia đình gặp phải. Hắn phải nói ra vì có nói ra thì hắn mới thấy cái sai của hắn mà tự sửa mình. Hắn biết là đã qua lâu rồi cái thói ởm ờ không ai chịu trách nhiệm trước sai trái của đơn vị khi hắn còn làm việc ở quê nhà. Hắn biết là ở đây thực chất mới là quan trọng chứ không phải cứ hưu vượn mà có ăn. 

Thực ra những cái hắn nói ở trên thì ai cũng biết trước cả rồi kể cả hắn nhưng hắn nghỉ có thể ai đó khác chứ không phải là hắn sẽ là người bị ảnh hưởng trong cuộc chơi này, giống như mọi người đi ngoài mưa mà chỉ hắn là không bị ướt cho đến khi cái giá buốt trực tiếp đập vào mặt hắn, cái ướt, cái lạnh thấm vào da thịt hắn thì hắn mới nhận ra là hắn đã giống như con đà điểu vùi đầu vào cát để trốn kẻ thù, trốn tránh sự thật mà lẽ ra hắn phải đối mặt cũng như hướng dẫn, động viên các thành viên trong nhà hắn có sự chuẩn bị từ trước. 

Đây là một cuộc di dân, là sự nhập cư, “IMMIGRATION” trong tiếng anh đã nói rõ như thế, đây không phải là đi kinh tế mới như hắn đã từng trải nghiệm, càng không phải là đi du lịch để enjoy cuộc sống do vậy cần phải có một sự chuẩn bị nghiêm túc, đầy đủ chứ không có cái kiểu chờ sung rụng như hắn.

Muộn còn hơn không, cả nhà hắn đã nhận thức ra là phải làm việc gấp đôi để lấy lại thời gian đã mất do sự lơ là, thiếu thực tế và thiếu trách nhiệm của hắn, hắn nghỉ thế trong khi cố dỡ quyển sách để học thêm vài từ mặc dù hai mắt hắn muốn díp lại, người hắn đau nhừ vì suốt cả ngày làm việc trong trang trại nuôi gà nơi hắn đi lượm gà chết cũng như chuyển thức ăn cho các chuồng gà trong trang trại. 

Hắn cố làm ra vẻ chăm chỉ học để động viên vợ con hắn noi theo vì quả thật hắn cần thêm thời gian thì hắn mới có thể quen dần với việc học và làm cho bộ não hắn hoạt động trở lại, nhưng sự ‘’làm ra vẻ’’ này có dụng ý tốt hơn trước kia khi hắn đã từng ‘’làm ra vẻ’’ học tiếng Anh khi còn ở Việt Nam.

Ơn trời, hắn đã nhận ra sai sót của mình và đã tìm ra đường đi cho gia đình hắn.

Theo vietditru
Read More




Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Frontier Airlines tính đến $100 cho hành lý xách tay

HOA KỲ (Yahoo.com) – Hành khách đi hãng Frontier Airlines từ nay sẽ phải trả đến $100, để được phép mang một hành lý xách tay (carry-on bag) lên máy bay, theo loan báo của hãng hàng không này hồi đầu tháng.
Hành khách kiểm tra vé và hành lý tại quầy của hãng Frontier Airlines ở phi trường quốc tế Fort Lauderdale/Hollywood. (Hình: Joe Raedle/Getty Images)

Trong thông cáo báo chí có tên “Frontier Enhances Service for Customers Using FlyFrontier.com,” hãng này giải thích, bắt đầu mùa Hè này, chi phí đánh vào hành lý xách tay đối với hành khách mua vé qua trung gian của một đệ tam nhân sẽ được tính từ $25 đến $100.
Giá cả thay đổi tùy theo hành khách có đăng ký chuyến bay tại trang mạng FlyFrontier.com hay không.
Mùa Hè này, Frontier Airlines cũng bắt đầu tính thêm tiền cho các thức uống giải khát, với $1.99, hành khách được một lon nước ngọt soda, kể cả châm thêm cà phê và trà.
Frontier Airlines nói rằng những thay đổi này “nằm trong kế hoạch chuyển dần thành một hãng có giá cả hết sức rẻ,” cho phép hãng phục vụ với khách hàng trung thành của hãng được tốt hơn. Hãng cho biết thêm, người mua vé hạng Classic, Classic Plus, và Summit & Ascent sẽ không phải trả tiền cho hành lý xách tay.
Hành khách vào hội viên của chương trình Early Returns cũng được miễn trừ, kể cả được luôn thức uống miễn phí.
Các lệ phí mới, nằm trong một phần của khuynh hướng chung của kỹ nghệ hàng không, là tính vào các dịch vụ vốn trước đây bao gồm sẵn trong tiền vé. Vào năm 2012, 14 hãng hàng không chính của Mỹ áp đặt 52 thay đổi chi phí mới, gần như tất cả chỉ với mục đích móc thêm tiền túi của khách hàng.
Hồi Tháng Mười, Spirit Airlines áp dụng chi phí $100 cho hành lý xách tay đối với một số khách hàng. Bấy giờ, một phát ngôn viên của hãng biện luận rằng tính lệ phí vào hành lý xách tay là một cách giúp cho tiến trình lên máy bay được nhanh hơn, bảo đảm chỗ để hành lý ở trên đầu luôn được rộng rãi, kể cả tiết kiệm được nhiên liệu của máy bay.

Ông Craig LaRosa, viện trưởng viện cố vấn thiết kế và tân trang Continuum, cho rằng khuynh hướng mới này có thể sẽ gặp phải phản ứng ngược, chưa kể vài năm sau không biết họ còn có thể tính chi phí vào đâu nữa hay chăng. Ông LaRosa nói: “Spirit, rồi tới Frontier, đang đối phó với nguy cơ bị khách hàng quay qua chọn lựa các hãng khác mỗi khi bắt đầu bị tính lệ phí $100, vì nhận thấy rằng hãng hàng không này không còn là hãng tiết kiệm như trước đây nữa.” (TP)
Read More




Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Thư gởi kèm DS-3032 (tự download)

Hướng dẫn
1. Trong trường hợp mẫu DS-3032 mà NVC gởi cho bạn bị mất, hư hoặc không nhận được. Bạn có thể vào đây: Register an Address and Agent để download DS-3032. Trong mẫu DS-3032 này sẽ không có barcode, HCM#, tên người được bảo lãnh. NVC sẽ chấp nhận bản này nhưng bạn phải nhớ ghi số HCM# lên góc trái phía trên sao cho rõ ràng.

2Download DS-3032

3. Mẫu thư
. Địa chỉ email National Visa Center NVCINQUIRY@state.gov
. Copy, dán và điền vào cho thích hợp những chỗ màu xám.




Subject (đầu đề): 
HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS) - DS-3032

Body (nội dung):
Dear Sir/Madam,

Ref: HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS)

Preference Category: (ghi diện bào lãnh F1, K1 v.v...)

Petitioner's name: (ghi họ tên người bảo lãnh)
Date of Birth: (ngày sinh của người bảo lãnh, thí dụ 01 JAN 1960)

Principal applicant: (ghi họ tên đương đơn chính)
Date of Birth: (ngày sinh của đương đơn chính, thí dụ 30 DEC 1963)

I am the principal applicant of this petition. Due to the fact that my original Form DS-3032 that NVC sent to me on mm/dd/yyyy was lost, I downloaded form DS-3032 from NVC's website to replace it. The case number is at the top-left corner of the form. Please accept this form and continue to process my case.

Your prompt response would be much appreciated.

Regards,
(Họ tên đương đơn chính)
Email: (ghi địa chỉ email)
Phone number: (ghi số điện thoại)
source: vietditru.com
Read More




Email: Xin phục hồi I-130 sau khi người bảo lãnh mất

1. Để đơn xin phục hồi nhân đạo được phê duyệt, bạn phải trình bày sao cho thuyết phục cảm động. Mỗi gia đình sẽ có những lý do khác nhau dựa trên mục 1 đến 7.

2. Người được bảo lãnh phải tự viết các lý do này.


3. Tuỳ theo hồ sơ của bạn đang ở đâu bạn sẽ phải gởi thư đến đó:


+ Nếu hồ sơ ở NVC: Địa chỉ email của National Visa Center là: NVCINQUIRY@state.gov

+ Nếu hồ sơ bị trả về USCIS thì địa chỉ theo I-130 mà người bảo lãnh đã nộp đơn.


4. Copy, dán và điền vào cho thích hợp những chỗ màu xám.

USCIS
P.O.Box xxxxx (địa chỉ đã nộp I-130 ngày xưa)


Subject: Humanitarian reinstatement in the case of death of petitioner

Ref: HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS)



Dear Sir/ Madam

I am X Van Nguyen, the principal beneficiary of the following petition:

. Preference Category: (diện bảo lãnh F1, F2A, F2B, F3, F4)
. Petitioner's name: (họ tên người bảo lãnh), Date of Birth: MM/DD/YYYY
. Principal applicant: (họ tên đương đơn chính), Date of Birth: MM/DD/YYYY


My case was approved by the USCIS on MM/DD/YYYY and is on the way to the U.S. Consulate General. Ten (hoặc tính ra mấy ngày kể từ ngày approved) days later, on MM/DD/YYYY, my father, (họ tên người bảo lãnh), the petitioner, passed away.

As the principal beneficiary, I would be grateful to you for humanitarian reinstatement, by death of petitioner according to the Family Sponsor Immigration Act of 2002, because of:

1. Disruption of an established family unit.

2. Hardship to U.S. citizens or lawful permanent residents

3. Beneficiary is elderly or in poor health

4. Beneficiary has lengthy residence in the U.S.

5. Beneficiary has no home to return to

6. Undue delay by the USCIS or consular officer in processing petition and visa

7. Beneficiary has strong family ties in the U.S.




You will find enclosed:

1. A copy of the petitioner's death certificate.
2. A copy I-797 Approval Notice of I-130.
3. My brother/sister's Affidavit of Support Form I-864.
4. My brother/sister birth certificate, which shows my father name, the petitioner.

Thank you for your assistance.

Sincerely yours,

[Chữ ký người được bảo lãnh chính]
[Tên họ người được bảo lãnh chính]
[Địa chỉ]
[Số điện thoại]
Read More