Hiển thị các bài đăng có nhãn australia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn australia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Du học Úc và chuyện tìm nhà trọ

Du học sinh tìm nhà trọ tại Úc không khó, nếu không nói là dễ hơn tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Với giá trung bình khoảng 150 USD/tuần, bạn có thể thuê được một phòng riêng khá tươm tất đã tính kèm phụ phí điện, nước, ga và mạng Internet.
Khi mới sang Australia, tôi không có người quen. Tôi hoang mang lắm về vấn đề nơi ăn chốn ở. Có một điều thú vị là loại hình ký túc xá ở Úc lại khá đắt đỏ. Giá thuê phòng ‘chát’ hơn nhiều so với thuê trọ ngoài.
nhatro Du học Úc và chuyện tìm nhà trọ
Tôi tìm hiểu, thấy nhiều người khuyên sinh viên mới sang nên ở homestay (sinh hoạt cùng gia đình người bản xứ), vừa an toàn vừa học hỏi được nhiều về văn hóa. Tuy nhiên, xét đến cùng, homestay là hình thức ở tốn kém nhất.
Khi ở homestay, giá thuê thường gồm cả chi phí ăn uống. Dĩ nhiên, nếu không hợp khẩu vị, bạn cũng có thể thương lượng với chủ nhà để tự nấu nướng riêng nhưng quy ước này thường không được chấp nhận phổ biến.
Thực tế cho thấy, du học sinh chỉ lựa chọn gắn bó với homestay một thời gian đầu. Sau khi đã tương đối quen đường đi lối lại, đa số đều chuyển ra thuê trọ ngoài, vừa thoải mái, vừa tiết kiệm.
Có nhiều cách tìm nhà trọ ở Úc. Trước hết, bạn có thể thông qua quảng cáo trên các website chuyên dụng như gumtree.com.au, roommatefinder.com.au hay au.easyroommate.com… Phương pháp này cho bạn rất nhiều lựa chọn về loại hình nhà ở. Bạn cùng nhà sẽ đa số là những người đi làm, thuộc đủ mọi ngành nghề khác nhau, và thường thì đến từ khắp nơi trên thế giới, rất thích hợp cho những bạn ưa khám phá và thích giao lưu.
Tuy nhiên, nếu không am hiểu đường đi, địa hình nước Úc, bạn có nguy cơ lãng phí thời gian với những địa chỉ nhà quá xa trường mình học. Hơn nữa, bạn cũng nên đề phòng khi trọ cùng những người tứ xứ thuộc mọi thành phần trong xã hội. Ngoài ra, giờ giấc và cách sống khác nhau đôi khi cũng có thể gây phiền nhiễu.
Cách thứ hai và cũng là cách được sinh viên quốc tế chuộng nhất là tìm nhà trọ qua website trường. Trang mạng các trường đại học Úc được quản trị khá hiệu quả và tạo cơ hội tương tác cao giữa nhà trường với sinh viên, sinh viên với sinh viên. Đa số website mỗi trường đều có khu vực “họp chợ”, tức là forum dành cho sinh viên đăng tuyển quảng cáo tìm phòng trọ, bạn trọ, mua bán trao đổi sách vở hay các đồ đạc khác, tiếp thị các dịch vụ sinh viên và cả nhiều cơ hội việc làm. Ưu điểm của các nhà ở tìm qua đây là giá phòng thường theo khung biểu chung, khá mềm và dễ chấp nhận với sinh viên.
Có một thực tế thú vị là nhiều bạn sinh viên quốc tế tại Úc sẵn sàng mạnh dạn đứng ra thuê trọn cả căn nhà, rồi đăng tuyển tìm người đến trọ cùng. Điều này không chỉ giúp ‘khổ chủ’ tiết kiệm tối đa chi phí ở mà nếu quản lý tốt, còn có một khoản thu nhập kha khá tương đương tiền đi làm thêm.
Chủ nhà và bạn trọ đa số đều là sinh viên cùng trường nên mức độ tin tưởng khá cao. Dù đến từ nhiều quốc gia trên thế giới nhưng khi ở cùng nhà, mọi người sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp chung. Các nhà trọ kiểu này còn có lợi thế là thường gần trường và gần bến tàu, xe, thuận tiện đi lại.
Ở Australia, không chỉ du học sinh mà người bản xứ cũng rất thích sử dụng các phương tiện công cộng. Hệ thống xe bus, xe điện (xe tram) và tàu hỏa đưa bạn đi khắp khu trung tâm thành phố và các vùng phụ cận. Khoảng cách tầm 10 phút đi bộ từ nhà đến bến tàu, xe được coi là chấp nhận được.
Một kênh tìm nhà ở hiệu quả nữa là qua forum của hội sinh viên Việt Nam tại Úc. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý điều này thường đồng nghĩa với việc bạn sẽ ở nhà người Việt, sinh hoạt cùng Việt kiều tại Australia hoặc du học sinh Việt Nam ở đây.
Nhiều khi, bạn sẽ ‘tình cờ’ rơi vào cả một cộng đồng người Việt trên đất Úc. Nhà ở tại các khu này thường có chất lượng kém hơn so với mặt bằng chung. Ngoài ra, cơ hội giao lưu văn hóa cùng người bản xứ và trau dồi vốn ngôn ngữ cũng sẽ bị nhiều hạn chế. Sẽ có lúc bạn băn khoăn tự hỏi, không biết mình đang ở trời Tây hay đang ở Việt Nam bởi sự khác biệt thật mong manh. Điều này theo quan điểm của cá nhân tôi không có lợi cho trải nghiệm du học.
Tiền nhà ở Úc thường tính theo tuần. Bạn có thể thương lượng đóng tiền hai tuần một lần hoặc bốn tuần một lần. Với giá trung bình khoảng 150 USD/tuần, bạn có thể thuê được một phòng riêng khá tươm tất đã tính kèm phụ phí điện, nước, ga và Internet.
Dĩ nhiên, nếu chấp nhận ở cùng phòng với người khác, bạn có thể tiết kiệm thêm chi phí. Không giống như nhà trọ ở Việt Nam thường ‘vườn không nhà trống’ khi mới dọn đến, nhà trọ ở Úc tạo cho bạn cảm giác ấm cúng và được chào đón vì tất cả đều đã ‘sẵn sàng’.
Phòng của bạn sẽ được trang bị các đồ đạc tối thiểu như bàn học, giường, tủ quần áo. Giường thường đi kèm chăn ga gối đệm chất lượng tốt. Vì thế, bản thân tôi cũng từng cố nhét cái chăn chiên vào vali hành lý theo lời mẹ dặn để đỡ tốn kém mua sắm sau này, nhưng khi sang đến nơi đành quyết định cho cái chăn ấy mãi mãi nằm trong vali.
Khu vực bếp dành cho mọi người trong nhà nấu nướng chung. Bếp sẽ đi kèm sẵn các đồ vật căn bản như tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng, bếp gas, chạn bát…Tùy số lượng người trong nhà mà mỗi người sẽ được chỉ định một ngăn riêng để thực phẩm dự trữ của mình trong tủ lạnh.
Theo kinh nghiệm ở homestay của bạn tôi, ở homestay chưa phải đã “chắc ăn”. Bạn tôi mới đầu ở cùng một góa phụ hiền lành với con mèo đen bầu bạn. Được khoảng chục ngày thì bà chủ nhà phải đi cấp cứu nằm viện điều trị. Đơn vị môi giới khi đó đành “cấp cứu” chuyển bạn sang ở với một gia đình khác.
Ở nhà người lạ, dù dễ chịu đến mấy vẫn không thoải mái bằng cái góc riêng của mình. Vậy nên, bạn tôi quyết định ra ở riêng.
Cựu du học sinh Đại học Monash, Australia
Read More




Kinh nghiệm du học Melbourne ở Australia

Australia đang dần trở nên là một “đất nước du học”. Công nghệ hiện đại cộng với cách dạy học dễ hiểu, áp dụng thực hành nhiều hơn lý thuyết, bắt chúng ta phải động não và áp dụng thực tế.
dh melbourne Kinh nghiệm du học Melbourne ở Australia
Đây là bài viết nói về kinh nghiệm của tôi khi đang du học tại đất nước hòa bình nhất thế giới, nói chính xác hơn là tại thành phố Melbourne.
1. Khí hậu: chia ra làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
– Xuân: hoa cỏ đua nhau nảy nở (trong công viên, những vườn hoa, kể cả hoa cỏ dại mọc ven đường cũng rất đẹp), khí hậu thì mát mẻ rất dễ chịu.
– Hạ: có phần hơi bị nóng vào giờ trưa, nhưng lại rất mát mẻ vào buổi tối. Đặc biệt nhất là trong mùa hè, có rất nhiều “ngày 4 mùa” – trong một ngày có tới 4 loại khí hậu của xuân hạ thu đông. Và điều mà mọi du học sinh thích nhất là tổ chức các buổi BBQ ngoài trời rất thú vị. Sau đó thì dắt nhau đi hồ bơi, bãi biển (vì biển bên này đẹp và sạch cực kỳ).
– Thu: khí hậu lại trở nên bắt đầu lành lạnh, thích hợp cho các buổi đi chơi xa như câu cá ngoài biển, bắt mực, bắt cua, cắm trại, picnic…
– Đông: bạn sẽ được tận hưởng cái cảm giác gọi là “thở ra khói”, rất thú vị cho việc đi núi tuyết, trượt tuyết…
2. Môi trường:
– Về vấn đề này thì khỏi cần phải bàn cãi. Australia có bầu không khí cực kỳ trong lành và tươi mát. Chưa hề nghe người nào nói: ‘Sao qua Australia về mà lại nhiều mụn hơn lúc ở Việt Nam vậy?’ (trừ khi bạn ăn quá nhiều mì gói thôi). Đi ra đường phố, khi gặp một chiếc xe tải chạy ngang, bạn ko cần lấy tay bịt mũi, che mặt hay đeo khẩu trang gì hết đâu vì không có bụi.
3. Sinh hoạt hằng ngày:
– Nơi ở: giá cả dành cho một căn hộ cao cấp ở trung tâm thành phố (thường là dành cho con cái nhà cực giàu và dành cho sinh viên từ Ảrập Xêút) là khoảng $3000/tháng. Nhưng đối với tôi (nhà không quá nghèo, nhưng cũng không được gọi là công tử Sài Thành) thì chi phí cho một phòng đơn là $100/tuần bao gồm: điện, nước, gas, nhà đầy đủ mọi tiện nghi: máy lạnh, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy đồ, máy hút bụi…nói chung là khá được. Thường là nhà ở cách trạm xe điện 10 phút đi bộ, đi hoài bạn sẽ quen và cảm thấy thích đi bộ luôn á.
– Ăn uống: nếu như đối với một người “chịu ăn” như tôi, và ăn đồ ngon thì khoảng $50/tuần. 5 chai Coca Cola loại 2 lít bán có 10 đồng. Đồ ăn thì bao la luôn, mà người ta bán cái gì cũng ngon và rất nhiều. Vô tiệm phở bình dân bên này có $5 là bạn có một tô phở “xe lửa” rồi – bự cỡ cái chậu rửa mặt á, mà đầy tô luôn.
– Xe điện, xe buýt, và xe tram (loại xe như xe buýt nhưng chạy trên đường ray): cùng sử dụng một loại vé, mua một vé, đi cả ba xe đó đều được. Người ta chia tuyến xe điện ra làm hai Zone: Zone 1 và Zone 2. Vì tôi ở cách xa thành phố – khoảng 14 trạm xe điện nên tôi mua vé Zone 1 lẫn Zone 2 là $170/tháng, nếu ai chỉ ở cách thành phố khoảng 10 trạm xe điện đổ lại (chỉ mua Zone 1) thì khoảng $110/tháng thôi. Lâu lâu đến mấy ngày lễ, người ta cho đi miễn phí sướng luôn á.
– Những thứ linh tinh như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu thì ôi thôi bao la bát ngát, mà toàn hàng xịn, rẻ bèo à. Không cần lo lắng lắm cho việc này.
– Việc làm: đây là một trong những phần được coi là quan trọng nhất cho du học sinh. Việc làm khá là dễ kiếm: bồi bàn, làm vườn như cắt cỏ tỉa hoa, làm trang trại như là hái dâu hái nho, tỉa cành, bán đồ ăn, quần áo cho các tiệm tây. Lương trung bình dành cho một người “lười làm” là $8/giờ, một tuần làm 20h, một tháng được hơn $650. Nếu làm cho tây giống như tôi, bán quần áo cho thương hiệu Jay Jay của Australia thì lương khởi điểm là $17/giờ, một tuần 20h, một tháng cũng được hơn $1400 (tiếng Anh phải giỏi, khoảng 7.0 Ielts).
4. Giáo dục:
– Công nghệ hiện đại cộng với cách dạy học dễ hiểu, áp dụng thực hành nhiều hơn lý thuyết, bắt chúng ta phải động não và áp dụng thực tế. Môi trường học đường thân thiện giúp học sinh tiếp thu rất tốt các lý thuyết được đưa ra. Và kết quả là tấm bằng tốt nghiệp và kỹ năng áp dụng thực tế. Đó cũng được coi như là nền tảng cực kỳ vững chắc để giúp các sinh viên quốc tế bước vào thương trường đầy nguy hiểm và nhiều rủi ro.
– Học phí (chỉ kể về Melbourne, vì tôi chỉ biết về Melbourne): đối với những đại học danh tiếng như là Monash (có anh Lại Bắc Hải Đăng đang học) hay là RMIT, Melbourne, Swinburne thì học phí hơi cao vì do họ xây quá nhiều tòa nhà, nhiều sân trường, nhiều công nghệ quá tối tân. Nhưng bạn vẫn có thể chọn những trường rẻ hơn nhiều như là Homesland với chỉ 12 ngàn đô Úc cho một năm đại học mà thôi, mà điều kiện học rất tốt, bằng cấp quốc tế, và còn nhiều trường khác nữa.
Nói chung, Australia đang dần trở nên là một “đất nước du học”. Vì dường như nó đang lấy được tình cảm của rất nhiều phụ huynh và sinh viên quốc tế. Người cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được thành tài sau khi cầm cái bằng tốt nghiệp. Và tôi hy vọng rằng bài viết này cũng giúp một phần không nhỏ trong sự chọn lựa đất nước du học của bạn. Rất vui lòng khi được tư vấn cho bạn thêm nhiều chi tiết nữa.
Read More




HƯỚNG DẪN HỒ SƠ DU HỌC ÚC


HỒ SƠ ĐĂNG KÍ NHẬP HỌC
  • Hộ Chiếu
  • Bằng tốt nghiệp và bảng điểm bậc học gần nhất
  • Bảng điểm IELTS hoặc các chứng nhận ngoại ngữ khác nếu có

HỒ SƠ XIN VISA DU HỌC:
Bao gồm hồ sơ cá nhân, học tập và hồ sơ chứng minh tài chính

Hồ sơ cá nhân:
  1. Ảnh 4x6 (10 tấm)
  2. Hộ  Chiếu (bản gốc)
  3. Giấy Khai Sinh (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
  4. CMND (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
  5. Hộ Khẩu của học sinh (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
Hồ Sơ học tập :
  1. Bảng Điểm và Bằng tốt nghiệp THPT ( 01 bản gốc và 2 bản photo công chứng)
  2. Bảng Điểm và Bằng tốt nghiệp Đại học (01 bản gốc và 2 bản photo công chứng)
  3. Giấy khen và các giấy chứng nhận khác nếu có (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
Hồ Sơ Chứng Minh Tài Chính:
Một trong các điều kiện để xin thị thực của Úc là bạn phải có và chứng minh được nguồn tài chính hỗ trợ việc học tập của bạn trong suốt thời gian du học tại Úc, bao gồm toàn bộ chi phí về học phí, ăn ở và các chi phí khác như bảo hiểm, vé máy bay hai chiều … Tùy vào khóa học của bạn mà văn phòng visa của Bộ Di trú Úc sẽ có những mức độ yêu cầu khác nhau trong việc chứng minh tài chính.

Chứng minh tài chính thường gồm có 2 phần:
  1. Bằng chứng về số tiền bạn phải chuẩn bị đi du học; và Nguồn gốc tích luỹ của số tiền đó.
  2. Bằng chứng về số tiền chuẩn bị du học của bạn có thể thể hiện bằng sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng vay tín dụng du học của Ngân Hàng.
Để có thể kí được hợp đồng vay tín dụng, ngân hàng có trách nhiệm thẩm định khả năng chi trả của gia đình bạn. Khi bạn đã đáp ứng đủ các yêu cầu của ngân hàng, văn phòng visa sẽ tin tưởng và công nhận khả năng tài chính của gia đình bạn. Các ngân hàng cho vay tín dụng du học như: ANZ, ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK, MARITINEBANK, HDBANK..v.v. Nếu bạn dự định vay tiền ngân hàng đi du học & chưa biết lựa chọn ngân hàng nào, chúng tôi có thể giới thiệu bạn tới một trong các ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn cho vay du học.

Tuy nhiên nếu gia đình bạn đã có sẵn nguồn tiền và các nguồn thu nhập có thể chứng minh được rất rõ ràng thì bạn có thể chứng minh trực tiếp bằng sổ tiết kiệm. Nếu bạn phân vân không biết mình nên chọn cách nào, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách chứng mình tài chính an toàn, thuận tiện, tiết kiệm và phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể và chi tiết thu nhập của gia đình bạn.

Một số giấy tờ cần thiết cho việc chứng minh tài chính như sau:
  • Giấy tờ chứng nhận quan hệ giữa người bảo trợ tài chính và du học sinh
  • Thư cam kết bảo trợ tài chính
  • Giấy CMND của người bảo trợ tài chính
  • Sổ tiết kiệm
  • Giấy tờ sở hữu bất động sản
  • Bảng kê lương, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có)
  • Biên lai đóng thuế
  • Hợp đồng hạn mức tín dụng
Các giấy tờ nộp là bản photo công chứng ( 03 bản). Các giấy tờ công chứng quá 6 tháng là không còn hiệu lực.
Số lượng và chi tiết giấy tờ tùy thuộc vào cách thức chứng minh tài chính mà bạn chọn và nguồn gốc tài chính mà bạn có.
Read More




Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Nước Úc


Úc, còn gọi là Úc Đại LợiAustralia, quốc danh hiện tại là Khối thịnh vượng chung Úc (tiếng AnhCommonwealth of Australia, còn dịch là Khối thịnh vượng chung Úc Đại LợiKhối thịnh vượng chung Australia), là một quốc gia nằm ở Nam bán cầu. Đây là nước lớn thứ sáu trên thế giới, là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa và cũng là nước lớn nhất trong khu vực Úc-Á (Australasia)/châu Đại Dương. Nó cũng gồm một đảo lớn là Tasmania, một tiểu bang của Úc và nhiều hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các nước láng giềng của Úc gồm có New Zealand về phía Đông Nam; IndonesiaĐông Timor và Papua New Guinea về phía Bắc; Quần đảo SolomonVanuatu và New Caledonia về phía Đông Bắc.
Lục địa Úc đã bắt đầu có thổ dân định cư từ 42.000 năm trước. Sau một vài chuyến viếng thăm lác đác của các ngư dân ở phương Bắc và các hình trình khám phá của người châu Âu mà đầu tiên là của người Hà Lan năm 1606, lãnh thổ phía Đông của Úc đã bị người Anh tuyên bố chủ quyền và họ bắt đầu thành lập những vùng lưu đày ở New South Wales từ ngày 26 tháng 1 năm 1788[11]. Vì dân số ngày càng gia tăng và nhiều vùng đất mới được khám phá, năm thuộc địa hoàng gia tự trị mới được thành lập trong suốt thế kỷ 19.
Ngày 1 tháng 1 năm 1901, sáu thuộc địa chính thức liên kết trở thành một liên bang thống nhất dẫn tới việc Khối thịnh vượng chung Australia ra đời. Từ đó Úc vẫn giữ vững thể chế chính trị dân chủ tự do và hiện vẫn nằm trong vương quốc thịnh vượng chung. Thủ đô của Úc là Canberra tọa lạc trong lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT). Vì điều kiện thiên nhiên không thuận lợi sâu trong lục địa nên xấp xỉ 60% trong dân số 21,7 triệu người của Úc sống tập trung ở các thủ đô của bang như SydneyMelbourne,BrisbanePerth và Adelaide.
Khối thịnh vượng chung Úc 
Commonwealth of Australia (tiếng Anh)
Flag of Australia.svgAustralian Coat of Arms.png
Quốc kỳHuy hiệu
Vị trí của Úc
Quốc ca
Advance Australia Fair
Hành chính
Chính phủLiên bang Đại nghị vàQuân chủ lập hiến
Nữ hoàngNữ hoàng Elizabeth II
Toàn quyềnQuentin Bryce
Thủ tướngJulia Gillard
Ngôn ngữ quốc giaTiếng Anh (trên thực tế)
Ngôn ngữ chính thứcKhông có
Thủ đôCanberra
35°18′N, 149°08′Đ
Thành phố lớn nhấtSydney
Địa lý
Diện tích7686850 km²
Diện tích nước0.897 %
Múi giờKhác nhau[3] (UTC+8 tới +10.5); mùa hèKhác nhau (UTC+9 tới +11.5)
Lịch sử
1 tháng 1 năm1901Hiến pháp
11 tháng 12năm 1931Đạo luật Westminster
9 tháng 10 năm1942 (có hiệu lực từ 3 tháng 9năm 1939)Đạo luật Westminster sửa đổi
3 tháng 3 năm1986Đạo luật Úc
Dân cư
Tên dân tộcÚc
Tiếng Anh: Australian hayAussie (thông tục)
Dân số ước lượng (2009)21,714,000 người (hạng 51)
Dân số (2006)19.855.288 người
Mật độ(hạng 232)
Kinh tế
GDP (PPP) (2008)Tổng số: $795,305 tỉ](hạng 17)
Bình quân đầu người: $37.298 (hạng 14)
GDP (danh nghĩa) (2008)Tổng số: $1.010 tỉ (hạng 15)
Bình quân đầu người: $47.400 (hạng 16)
HDI (2008)Green Arrow Up Darker.svg 0,965 cao (hạng 4)
Đơn vị tiền tệĐô la Úc (AUD)
Thông tin khác
Tên miền Internet.au
Mã điện thoại61
Lái xe bêntrái

Read More