Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm lọc thông tin du học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm lọc thông tin du học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Kinh nghiệm lọc thông tin du học

Giữa một rừng thông tin du học, học sinh, sinh viên, phụ huynh cần trang bị một số kinh nghiệm để tìm đúng thông tin du học đang cần.

Một thực tế nhiều học sinh, sinh viên khi tham dự triển lãm du học thường không nắm được thông tin về trường, loại hình đào tạo, chế độ chính sách với du học sinh quốc tế, điều kiện ăn ở... khiến việc tìm thông tin tại triển lãm du học như “cưỡi ngựa xem hoa”, phí công sức, thời gian nhưng không đạt được kết quả.

<>Chủ động tìm kiếm

Ông Nguyễn Trường Giang, chuyên viên tư vấn Công ty tư vấn du học quốc tế CMI Việt Nam (Q.Tân Bình, TP.HCM), chia sẻ: “Học sinh, sinh viên dự định du học tại quốc gia nào nên vào các website của lãnh sự quán, quốc gia, trường... để nắm ngay thông tin về nền giáo dục của nước đó, trong đó cần chú ý tới các quy định, chính sách của chính phủ đối với du học sinh.



Sau đó, phải chủ động tìm hiểu thông tin về ngành nghề, trường, học phí, điều kiện ăn ở, làm thêm... từ các nguồn thông tin chính thống hoặc các công ty tư vấn du học có uy tín, chất lượng và được các lãnh sự quán, các cơ quan giáo dục công nhận”.

Bà Phạm Thị Thăng Long, chuyên viên tư vấn Công ty du học Thế Hệ Mới (Q.1, TP.HCM), khuyên trước khi đến dự triển lãm, người tham dự nên xem kỹ danh sách các trường tham gia triển lãm chuẩn bị sẵn danh sách các trường muốn gặp.

 
Ngoài ra, người tham dự triển lãm cần tìm hiểu xem bằng cấp, kinh nghiệm có cho phép bạn hội đủ điều kiện nhập học của trường dự định du học, và nên tham vấn về sự tương thích giữa hệ thống văn bằng ở Việt Nam và quốc gia chọn du học.

Nhiều học sinh, sinh viên coi các triển lãm du học là dịp để “săn” các suất học bổng du học bán phần, toàn phần. Lê Anh, trúng tuyển chương trình học bổng Chính phủ Singapore, du học sinh ĐHQG Singapore, bật mí: “Đại diện tuyển sinh của các trường khi tổ chức triển lãm đều có 1-2 suất học bổng bán phần hoặc toàn phần dành cho học sinh, sinh viên đến tham dự triển lãm.

Để chớp lấy cơ hội giành các suất học bổng này, học sinh, sinh viên tham dự cần chuẩn bị trước một bộ hồ sơ bằng tiếng Anh gồm bài luận viết về bản thân, thư giới thiệu, bản thành tích học tập, các giấy chứng nhận các hoạt động xã hội...”.

<>Hỏi cái mình cần

Khi đến tham dự triển lãm du học, việc liệt kê ra giấy các câu hỏi liên quan đến việc chọn trường, khóa học... sau đó tổng hợp thành một danh sách các câu hỏi là điều người tham dự nên làm.

Lê Thị Mai Phương, cựu du học sinh Trường ĐH Kent State (Mỹ), bật mí: “Người tham dự thắc mắc vấn đề gì hãy chủ động, mạnh dạn hỏi đại diện tuyển sinh của các trường. Câu hỏi càng chi tiết sẽ giúp bạn hình dung cuộc sống du học của mình ở nước ngoài. Vào cuối buổi triển lãm, bạn có thể đến trò chuyện thân mật với đại diện tuyển sinh của các trường để trao đổi thêm các thông tin khác về cuộc sống, con người... ở quốc gia dự định đi du học”.

Theo anh Nguyễn Thi, chuyên viên tư vấn Công ty du học Vietint (Q.1), học sinh, sinh viên, phụ huynh đến dự triển lãm không nên lấy tất cả các tài liệu có sẵn trên quầy, mà chỉ nên thu thập những thông tin thích hợp. Khi chọn được trường đăng ký đi du học, người tham dự chỉ nên thu thập tất cả các thông tin liên quan đến trường dự định du học. Ngoài ra, nếu số trường bạn chọn vượt quá hai, bạn cần so sánh về học phí, chương trình đào tạo, điều kiện ăn ở, xếp hạng trường... để tìm hiểu thông tin.

Khi đi du học tự túc, khâu chứng minh tài chính là cực kỳ quan trọng. Nếu học sinh, sinh viên không chứng minh được bản thân có khả năng tự túc tài chính gồm: học phí, ăn ở, sinh hoạt, mua sách vở, di chuyển... sẽ bị đánh rớt visa ngay. Vì thế chị Phạm Thị Dung, chuyên viên tư vấn Công ty tư vấn du học L&V (Q.3), cho biết: “Khi trao đổi với đại diện tuyển sinh của các trường, bạn cần trình bày cụ thể, rõ ràng về điều kiện tài chính, những khó khăn, vướng mắc về tình hình tài chính của bản thân, gia đình để nhận được những lời khuyên đúng nhất”.
Nguồn : Giáo dục Việt Nam
Read More