Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Lan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Đất nước – con người Hà Lan



KHÁI QUÁT CHUNG
  • Tên chính thức: Vương quốc Hà Lan. Holland hay The Netherlands
  • Thủ đô : Amsterdam
  • Vị trí địa lý: Nằm ở  phía Tây của Châu  Âu, phía Bắc và Tây giáp Biển Bắc, phía Đông giáp Đức, phía Nam giáp Bỉ. Phần lớn lãnh thổ của Hà Lan nằm ngang hoặc thấp hơn mực nước biển. Địa hình chủ yếu là đồng bằng cực kỳ bằng phẳng duy chỉ có một vài ngọn đồi nằm phía đông nam.
  • Khí hậu : ôn đới. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè: 16 oC và vào mùa đông gần: 3 oC
  • Diện tích : 41.526 km2
  • Dân số: 16.491 triệu người(7/2006)
  • Tôn giáo chính: Đạo thiên chúa (36%) và Đạo Tin lành (20%)
  • Quốc khánh: 30-4
  • Ngôn ngữ : tiếng Hà Lan. Tiếng Anh, Đức, Pháp và Frisian cũng được sử dụng rộng rãi.
  • Các vị lãnh đạo chủ chốt:
  • Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Beatrix
  • Thủ tướng Jan Peter Balkenende.
  • Bộ máy chính phủ: đặt tại The Hague
  • Lãnh thổ tự trị ở nước ngoài (Autonomous Overseas Areas): Aruba và the Netherlands Antilles (gồm các đảo Saint Eustatius, vùng phía Nam của Saint Martin, Saba, Bonaire và Curaçao ở Carribe).
  • Đơn vị tiền tệ:  Euro
  • Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội:  6th Floor, Deaha Building, 360 Kim Ma St. Tel: 8315650. Fax: 8315655.
LỊCH SỬ
Trong thời trung cổ, nước Hà Lan được chia thành những vùng tự trị dưới quyền các lãnh chúa phong kiến. Dưới thời vua Karel đệ ngũ (1500-1558), những vùng tự trị này kết hợp với vùng đất thuộc Bỉ và Luxembourg ngày nay dưới tên gọi “Lage Lande” (có nghĩa là các nước thấp hơn mực nước biển) và bị sát nhập vào đế quốc Bourgon và Habsburg (Bourgondisch – Habsburgse Rijk). Năm 1568, vua Phillip đệ nhị (con của vua Karel đệ ngũ) độc tài nên hoàng tử Willem van Oranje lãnh đạo những vùng tự trị miền bắc Hà Lan đứng lên chống lại Phillip đệ nhị. Lịch sử Hà Lan gọi giai đoạn này là “Cuộc chiến tranh 80 năm”, kết thúc bằng hiệp ước MÜnster năm 1648 đánh dấu sự ra đời của quốc gia độc lập “Cộng hoà thống nhất bảy xứ Hà Lan” (Pepubliek der Zeven Verenigde Nederlanden) gồm 7 vùng tự trị là Holland, Zeeland, Utrecht, Friesland, Groningen, Overijssel và Gelderland.
Cuối Thế kỷ 18, Pháp chiếm đóng Hà Lan và thành lập nước Cộng hoà Batavia (Batavian Republic). Napoleon đã biến nước cộng hoà này thành vương quốc (Kingdom of Holland) dưới sự trị vì của em mình là Louis, lấy Amsterdam làm thủ đô.  Một vài năm sau,  Netherlands bị sát nhập vào Pháp. Đến 1813, Hà Lan lại được độc lập, nhưng lại nổ ra nội chiến giữa hai phe Cộng hoà và nhóm ủng hộ Hoàng gia. Kết quả là nhóm Cộng hoà bị thua.
Năm 1813, Willem Frederik – vị Vua đầu tiên – chuyển chính phủ về The Hague, mặc dù Amsterdam vẫn tiếp tục là thủ đô chính thức. Năm 1815, miền Bắc và miền Nam Netherlands – ngày nay là lãnh thổ Hà Lan và Bỉ – sáp nhập lại thành Vương quốc Netherlands dưới sự trị vì của Vua Willem Frederik. Năm 1830, miền Nam Netherlands tách ra để thành lập Vương quốc riêng là Vương quốc Bỉ hiện nay. Vua Willem đệ tam qua đời năm 1890 mà không có con trai để nối ngôi. Dưới quyền nhiếp chính của Thái hậu Emma, nữ hoàng Wilhelmina bắt đầu lãnh đạo đất nước và cũng chấm dứt quyền lực của Hà Lan đối với Luxembourg.
Hiến pháp năm 1848 mở đầu thời kỳ quân chủ lập hiến (nhà vua không chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính phủ mà các bộ trưởng phải có trách nhiệm giải trình với Nghị viện) và việc bầu trực tiếp Hạ viện.
CHÍNH TRỊ
Chế độ chính trị: Quân chủ Lập hiến và Nghị viện.
Hiến pháp
Hiến pháp là nền tảng pháp lý của Hà Lan, quy định những nguyên tắc chính của nhà nước Hà Lan là: Chế độ quân chủ; Nền dân chủ thông qua đại diện; Chế độ pháp quyền; và Phi tập trung hoá (1. Monarchy 2. Representative democracy 3. The rule of law 4. Decentralisation).
Nguyên thủ quốc gia
  • Khác với nhiều nước châu Âu khác, Nữ Hoàng Hà Lan – nguyên thủ quốc gia – tham gia thành một bộ phận của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các bộ trưởng. Nữ Hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín.
  • Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử Hà Lan chưa khi nào có một chính đảng một mình chiếm được đa số trong Quốc hội và các chính phủ Hà Lan đều là chính phủ liên hiệp.
Nội các
Nội các hiện nay của Hà Lan bao gồm 1 Thủ tướng, 2 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng, 14  Bộ trưởng, 9 Quốc Vụ Khanh.
- Thủ tướng: Jan Pieter Balkenende.
Hệ thống nghị viện
  • Nghị viện Hà Lan có tên riêng gọi là States-General (Staten – Generaal), gồm 2 viện, nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện (Upper House) gồm 75 thành viên bầu gián tiếp bởi đại diện 12 tỉnh trong cả nước, và Hạ viện (Lower House) gồm 150 thành viên do cử tri bầu trực tiếp. Thượng viện chỉ có quyền phủ quyết trong khi Hạ viện kiểm soát chính phủ và kiến nghị các quy chế và luật lệ.
  • Quyết định tại nghị viện được thông qua bằng bỏ phiếu đa số. Nghị viện có quyền yêu cầu cơ quan hành pháp điều trần về hoạt động của mình, bỏ phiếu thông qua chính sách hàng năm của chính phủ. Nếu chính sách không được thông qua, nghị viện sẽ bỏ phiếu không tín nhiệm chính phủ.
Hệ thống pháp lý (The Judicial System)
  • Toà án Tối cao gồm các thẩm phán do Nữ hoàng bổ nhiệm suốt đời từ danh sách do Hạ viện đề cử. Hệ thống tư pháp được thực hiện bởi các thẩm phán được bổ nhiệm và không có chế độ Bồi thẩm đoàn. Dưới Toà Tối cao có 3 loại toà án khác:  61 toà án khu chuyên xét xử các vụ hình sự và dân sự nhỏ; 19 Toà án quận xử các vụ quan trọng hơn và 5 Toà Phúc thẩm xử khiếu nại từ các toà án cấp quận.
  • Ngoài ra hệ thống pháp lý Hà Lan còn có các toà án hành chính và toà án quân sự. Các toà án hành chính được chuyên môn hoá trong nhiều lĩnh vực như thương mại và công nghiệp, thuế, tài chính … Hiến pháp Hà Lan bác bỏ việc áp dụng xét xử bằng bồi thẩm đoàn và án tử hình.
KINH TẾ
GDP :  612 tỷ USD (2006)
Tăng trưởng GDP:  2,9% (2006)
Thu nhập bình quân đầu người : 32.100 USD (2006)
Lạm phát : 1,4 % (2006)
Tỷ lệ thất nghiệp: 5,5 % (2006)
Xuất khẩu : 413 tỷ USD (2006)
Nhập khẩu : 373 tỷ USD (2006)
Hà Lan là một nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hà Lan chỉ có hơi đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc (sản lượng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu hiện nay). Nhưng Hà Lan đã biết sử dụng thế mạnh của mình là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu… Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai mầu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.
ĐỐI NGOẠI
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hà Lan từ bỏ chính sách trung lập, Hà Lan tham gia kế hoạch Marshall của Mỹ.
  • Năm 1948 cùng Bỉ, Luxembourg lập Liên minh thuế quan Benelux.
  • Năm 1949 tham gia NATO
  • Năm 1957, là thành viên sáng lập EEC (EU hiện nay)
  • Hà Lan là thành viên của OECD và OSCE.
Là một nước nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài, Hà Lan quan tâm đến hoà bình, ổn định trên thế giới và tự do lưu thông quốc tế. Hà Lan ủng hộ mạnh mẽ quá trình thống nhất Châu Âu cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Hà Lan cũng ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Mỹ trong vấn đề an ninh Châu Âu. Mặt khác, Hà Lan cũng thi hành chính sách đa dạng hoá quan hệ, mở rộng hợp tác với các nước thuộc các khu vực khác trong đó có các nước nhiều nguyên liệu ở Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Về viện trợ phát triển, từ tháng 2/1999, chính phủ Hà Lan quyết định giảm số nước được nhận viện trợ song phương từ 70 xuống còn 17 nước là Bangladesh, Bolivia, Ethiopia, Burkina Faso, Eritrea, Ghana, India, Macedonia, Mali, Mozambique, Nicaragua, Sri Lanca, Tanzania, Uganda, Việt Nam, Yemen, Zambia. Hiện nay gồm 21 nước. Trong quá trình chọn lựa danh sách các nước được nhận viện trợ song phương, chính phủ Hà Lan đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn, trong đó có:
1) Chính sách kinh tế – xã hội có chất lượng tốt;
2) Trình độ quản lý đạt yêu cầu, nhất là trình độ quản lý các quỹ công.
Về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã quyết định thành lập Vụ Nhân quyền và gìn giữ hoà bình, chỉ định Đại sứ nhân quyền (Ambasador for Human Rights).
GIÁO DỤC TẠI HÀ LAN
Nền giáo dục Đại học và sau đại học của Hà Lan có một danh tiếng rất tốt với quốc tế. Nổi tiếng không chỉ do các giải thưởng Nobel, như anh em nhà Timbergen (Jan nhận giải thưởng kinh tế, và Nico nhận giải thưởng sinh học), mà quan trọng hơn là do trình độ của sinh viên tốt nghiệp. Với phương pháp Học dựa trên việc phân tích và giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách độc lập, thông qua việc nhấn mạnh đến khả năng tự học và ý thức tự giác, hầu hết các sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đại học Hà Lan đều nắm được bề rộng, sâu của lý thuyết và phương pháp làm việc một cách sáng tạo, có khả năng làm việc tốt tại các nơi trên thế giới.
Có một mối quan hệ gần gũi giữa thế giới việc làm và nhu cầu xã hội ở Hà Lan. Chính phủ Hà Lan đã cung cấp gần 2,5 tỷ Euros (2,7 tỷ USD) để hỗ trợ các nghiên cứu quan trọng, được thực hiện bởi các trường đại học, viện nghiên cứu và các xí nghiệp tư nhân. Tương đương khoảng 160 Euros (175USD)/người.
Nhờ vào hệ thống các qui định pháp luật quốc gia và những cam kết chất lượng các trường đại học ở Hà Lan đều có chất lượng tương đương nhau, cho nên vấn đề quan trọng ở Hà Lan là bằng cấp của bạn chứ không phải nơi bạn học.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC
Hà Lan có 3 hình thức giáo dục bậc cao tồn tại song song với nhau:

1. Đại học (University):

Hà Lan có 14 trường đại học, bao gồm cả trường đại học Mở. Theo nguyên tắc, các trường này đào tạo sinh viên trở thành học giả và nhà khoa học, nhiều chương trình học cũng có một phần chuyên nghiệp, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ngoài các viện nghiên cứu. Các trường đại học có quy mô khác nhau, số lượng sinh viên đăng ký từ 6,000 đến 30,000. Tổng cộng, số sinh viên lên đến khoảng 150,000 người.

2. Trường đại học chuyên nghiệp (University of professional education hay còn gọi là Hogescholen)

Các trường đại học chuyên nghiệp có các chương trình học đào tạo về mọi ngành nghề. Hà Lan có hơn 50 trường chuyên nghiệp. Trường có số sinh viên đăng ký nhiều nhất là khoảng 20,000 – 25,000, ở các trường khác thì ít hơn nhiều. Tổng cộng có tất cả 280,000 sinh viên học tại các trường này.

3. Viện giáo dục quốc tế (International Education institute):

15 viện giáo dục quốc tế ở Hà Lan có những khóa học sau đại học trong nhiều lĩnh vực. Các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh và được thiết kế cho sinh viên nước ngoài. Để được chấp nhận vào học các khóa này, sinh viên phải có bằng cử nhân và nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Các viện giáo dục quốc tế có khoảng ngàn sinh viên theo học.
Các trường đại học và đại học chuyên nghiệp cũng có các khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh.
T RƯỜNG HỌC
Các trường đại học thông thường:
Hà Lan có 13 trường đại học thông thường, đào tạo sinh viên trở thành các nhà thực hành khoa học. Trường lâu đời nhất là trường Lieden, được thành lập vào năm 1575. Trường đại học Amsterdam và Utrecht là các trường lớn nhất với khoảng 22,000 sinh viên mỗi trường, trong đó có 1,000 sinh viên nước ngoài. Số lượng sinh viên theo học trung bình tính trên 13 trường là 14,000 sinh viên mỗi trường. Các chương trình học cử nhân kéo dài 4 đến 5 năm, điều kiện tốt nghiệp là luận văn tốt nghiệp do sinh viên tự nghiên cứu. Các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Hà Lan có quyền sử dụng học vị “Thạc Sĩ”. Các trường đại học thông thường có các chương trình giáo dục và nghiên cứu với các ngành khác nhau. Có chín trường giảng dạy các lĩnh vực như: Science, Health, Economics, Law, Behaviour & Society, Language & Culture. Đó là các trường Leiden, Amsterdam (2), Groningen, Utrecht, Maastricht, Nijmegen, Tilburg và Rotterdam. Ba trường chuyên về Engineering (Delft, Twente và Eindhoven) và một trường chuyên về Agriculture (Wageningen).
Trường đại học Mở:
Bên cạnh các trường truyền thống c òn c ó c ác trường đại học Mở, nơi cung cấp giáo dục bậc cao từ xa cho những người muốn có bằng cử nhân hoặc cao đẳng nhưng không thể hoặc không muốn học toàn thời gian như ở các khóa học thông thường. Không có một yêu cầu nào về học vấn cho đại học Mở, tất cả các sinh viên hơn 18 tuổi được chấp nhận. Trường đại học Mở cũng có những khóa học bằng tiếng Anh.
Bằng cấp và ở các trường đại học:
Hệ thống đại học Hà Lan không dựa trên 2 bằng cấp như hệ thống Anh và Mỹ. Mọi người nhận bằng Doctoraal, nếu hoàn thành 4 năm học toàn thời gian ở nhiều lĩnh vực, hoặc 5 năm trong Engineering, Natural Science và Agriculture. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Doctoraal thì mới được coi là hoàn thành chương trình học.
Người có bằng Doctoraal được sử dụng học vị Doctorandus (Drs) trong mọi lĩnh vực, trừ Engineering sử dụng học vị Meester (Mr). Bằng Doctoral cùng trình độ với bằng Master của hệ thống Anglo-Saxon của Anh, Canada và Mỹ.
Các trường đại học Hà Lan tập trung đào tạo sinh viên mạnh về chuyên ngành của bằng cấp được lãnh trong tương lai. Sinh viên được học trong một lớp đặc biệt trong trường học để chuẩn bị cho việc học đại học. Chương trình học ĐH có 6 năm. Nghiên cứu độc lập là phần quan trọng của chương trình học đại học.
Luận văn Doctoraal là yêu cầu chính. Đó là một bản báo cáo dựa trên các nghiên cứu riêng của sinh viên. Những luận văn Doctoraal được đăng trên các tạp chí khoa học như những bài báo.
Bằng Doctoraal tạo điều kiện cho việc lấy học vị Tiến Sĩ thông qua một quá trình gọi là Promotie. Quá trình này gồm 4 năm nghiên cứu dưới sự giám sát của một Promotor, người phải là một giáo sư ở một trường đại học.
Để có được học vị Tiến Sĩ, sinh viên phải viết một luận án dựa trên nghiên cứu của riêng mình và sau đó bảo vệ nó thành công trong buổi lễ công khai trước ban giáo sư. Bằng cấp Doctor của Hà Lan tương đương với PhD.
Trường đại học chuyên nghiệp
Trường đại học chuyên nghiệp, có tên là Hogescholen, là các trường trao bằng cử nhân tập trung vào các môn học ứng dụng khoa học, nghệ thuật và kỹ thuật. Sinh viên trang bị kiến thức về những nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức khoa học cũng như những kỹ năng trong việc ứng dụng kiến thức đó.
Có 54 trường đại học chuyên nghiệp ở Hà Lan, khoảng 280,000 sinh viên đăng ký học tại đây. Các trường này tự hào là rất linh hoạt và linh động. Họ có những mối quan hệ gần gũi với các ngành công nghiệp và tổ chức sẽ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ trường. Việc này giúp họ có thể điều chỉnh các chương trình học phù hợp nhanh chóng với các nhu cầu đang thay đổi của thị trường lao động.
Phần thiết yếu của tất cả các chương trình học ở giáo dục chuyên nghiệp bậc cao này là thực tập, qua đó sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế trong hoàn cảnh làm việc thật sự. Năm thứ 4 được sử dụng chính cho việc viết luận văn và đề tài cá nhân, trong đó thường phải nêu ra cả giải pháp giải quyết vấn đề trong một môi trường chuyên nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng học vị cử nhân
Các trường đại học chuyên nghiệp cung cấp nhiều chương trình học toàn thời gian hoặc bán thời gian trong bất kỳ các ngành sau: Agriculture và Natural Environment, Behaviour & Society, Health care, Engineering & Technology, Fine & Performing Art, Economics & Management, Education. Những khóa học cao hơn cũng có thể tìm thấy hầu hết các ngành này. Khoá học có thể kéo dài từ hai tuần đến hai năm. Một số khoá học mang đến chứng chỉ sau đại học, và một số là bằng cao học. Bằng cao học thường được trao thông qua sự kết hợp với một trường đại học Anh.
Bằng cấp của trường đại học chuyên nghiệp
Các trường đại học chuyên nghiệp cũng có một hệ thống không giống hệ thống hai bằng của các trường Anh và Mỹ. Họ chỉ trao một bằng và tất cả các chương trình học đòi hỏi 4 năm. Thực tập hoặc thời gian làm việc thực tập tại các công ty hoặc các tổ chức khác, là rất quan trọng trong chương trình học vốn luôn luôn được định hướng mạnh về nghề nghiệp. Không giống như các trường đại học thông thường đã nói trên, các trường đại học chuyên nghiệp không thực hiện các nghiên cứu lớn và họ không tạo khả năng cho việc thực hiện bằng Tiến Sĩ.
Người có được một bằng cấp từ một trường đại học chuyên nghiệp có thể sử dụng học vị Baccalaureus (bc.), hoặc trong Engineering và Agriculture, học vị là (Ing.). Tất cả sinh viên tốt nghiệp có thể được gọi là cử nhân. Bằng cấp của họ cho phép họ được vào học các chương trình sau đại học, hoặc chương trình cao học, hoặc Tiến Sĩ.
Một số trường đại học chuyên nghiệp cũng có những chương trình học đến cao học. Những chương trình này nói chung được giảng dạy bằng tiếng Anh, nhằm lợi ích của sinh viên nước ngoài. Chúng kéo dài từ 1 hoặc 2 năm và mở rộng cho các sinh viên với học vị Baccalaureus (BC.) hoặc Ingenieur (Ing.). Những sinh viên nước ngoài, điều kiện được chấp nhận học là bằng cử nhân hoặc bằng cấp tương đương.
CÁC VIỆN GIÁO DỤC QUỐC TẾ
Ngày nay, 15 viện giáo dục đặc biệt dành cho giáo dục quốc tế (IE) đưa ra hơn 150 khóa học có thể từ ngắn hạn đến học vị Tiến Sĩ. Và hầu hết các khóa học cấp bằng cử nhân hoặc thạc sĩ. Những người có nghề nghiệp chuyên môn đang trên đường sự nghiệp đến từ các nước đang phát triển là nhóm mục tiêu chính của các trường IE . Cả sinh viên và giảng viên đến từ khắp nơi trên thế giới, các trường IE Hà Lan đã có những khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh từ đầu những năm 1950. Đầu tiên, các khóa học này chỉ kéo dài vài tháng đến một năm, và được cấp bằng cao đẳng. Nhưng trong những năm 1970, chính sách phát triển của Hà Lan đã thay đổi và các trường IE chuyển sự tập trung của họ vào việc giúp đỡ các trường đại học nước ngoài để xây dựng những thế mạnh riêng. Các trường bắt đầu hợp tác trong một mạng lưới toàn cầu và đa dạng hóa công việc như thêm phần nghiên cứu và tư vấn. Cùng thời gian đó, họ cập nhật và nâng cấp các khóa học trình độ cao hơn. Hầu hết kéo dài khoảng 18 tháng và kết thúc bằng văn bằng thạc sĩ nhưng một số trường IE có thể học đến tiến sĩ, và thường liên kết với một trường đại học thông thường.
Bằng cấp của các viện giáo dục quốc tế
Tất cả các khóa học và chương trình học có tại các viện giáo dục quốc tế, được giảng dạy bằng tiếng Anh. Thời gian học có thể kéo dài từ 3 tháng đến 1 hoặc 2 năm. Thường thì sinh viên được đòi hỏi phải hoàn tất chương trình học bậc cao tại đất nước họ, có thể là bằng đại học hoặc tương đương. Những khóa học giáo dục quốc tế dài hơn có thể học đến cao học. Một số viện giáo dục quốc tế đã thỏa thuận với một trường đại học Hà Lan, nơi sinh viên có thể học để lấy bằng Tiến Sĩ sau khi có được bằng thạc sĩ.
VĂN HÓA – CON NGƯỜI
Con người
Nếu bạn đọc sách thì có thể thấy người ta nói rằng dân HL có lòng khoan dung (tolerant), tuy nhiên tôi chưa nhận thấy điều này trong thời gian đến sống ở đây, hy vọng bạn sẽ nhận thấy.
Thẳng thắn là một tính cách dễ nhận thấy của người HL, dù họ luôn lịch sự một cách khách sáo hoặc lạnh.
Tiết kiệm. Mức trợ cấp thất nghiệp ở HL khoảng 1000 euro/tháng, lương của PhD student năm đầu tiên khoảng 1000 euro/tháng, lương của người công nhân bình thường khoảng 1500 euro/tháng, lương của những thành phần khác trung bình khoảng 2000 – 4000 euro/tháng, đây là mức lương của số đông sau thuế. Hàng tháng người dân phải chi các khoản tiền cho thuê nhà, ăn, bảo hiểm, thuế, … Một năm có hơn 30 ngày nghỉ ăn lương, (phải) đi chơi … Rất nhiều các khoản cần chi mà thu nhập thì phần lớn chỉ có lương.
Bạn sẽ thấy chợ second-hand (in open air) ở đây rất phổ biến, vài lần trong năm đều có các dịp để người dân tham gia bán mua. Vào ngày sinh nhật nữ hoàng, 30/4, ở hầu hết các thành phố đều có chợ second-hand. Các cửa hàng bán đồ second-hand có lẽ ở thành phố nào cũng có.
Tiếng HL
Nếu biết tiếng HL bạn sẽ dễ dàng sống ở đây hơn vì mọi thứ đều ghi/nói bằng tiếng HL, kể cả giấy tờ của các cơ quan chính quyền gửi đến cho bạn, chưa nói đến chuyện bạn sẽ biết được các thông tin quan trọng liên quan đến cuộc sống thường ngày như các thay đổi về chính sách của nhà nước cũng như của các công ty, khuyến mại, các sự kiện đang/sắp diễn ra,…
Khi bạn mới sang, hoặc không ở lâu dài, chưa có điều kiện học tiếng HL, bạn có thể đọc báo tiếng Anh ở thư viện địa phương (Openbare Bibliotheek), một số đầu báo nước ngoài đăng tin về HL như Herald Tribune,…
Mặc dù người HL nói tiếng Anh rất tốt nhưng trừ khi bạn hỏi, còn thì … Nội dung tiếng Anh của phần lớn các web site ít hơn rất nhiều so với phần tiếng HL tương ứng. Đôi khi bạn phải hứng chịu ác cảm của người HL khi nói chuyện với họ bằng tiếng Anh.
Để học tiếng HL bạn có thể liên hệ ROC (Regionaal Opleidingen Centrum), trường này có các khoá dạy tiếng HL (Nederlands voor buitenlander / Nederlands als tweede taal) bên cạnh các khoá hướng nghiệp khác, với giá vừa phải nếu so với các khoá học tương ứng của các universiteit tổ chức. ROC có chi nhánh ở nhiều nơi trong HL. Nếu đã có ý định học tiếng HL thì nên đến ROC lấy form để nộp luôn, ROC luôn có rất nhiều người đến đăng ký học nên bạn có thể phải đợi đến khoá sau mới đến lượt (3 tháng hoặc lâu hơn). Như ở Eindhoven, một năm có 4 khoá, khoá chính mở vào tháng 8/9, lệ phí giảm dần nếu bạn học vào thời điểm gấn cuối năm học. Trước khi vào học, học viên được phỏng vấn để xếp lớp. ROC có các khoá học ban ngày và chiều tối, trung bình bạn phải/nên học 2 năm J Một người bạn cho biết học ở ROC ban ngày sẽ được giáo viên luyện cho kỹ hơn.
Khi liên hệ với ROC, có thể họ sẽ hỏi bạn có phải là nieuwkomer (new comer) không. Từ này được dùng để chỉ những người mới nhập cư vào HL (immigrant), những người đó phải/có quyền tham gia vào chương trình đặc biệt và miễn phí của chính phủ để hội nhập dần với cuộc sống ở HL, trong đó có khoá học tiếng HL ở ROC.
QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ
Hà Lan là một đất nước cung cấp dịch vụ toàn cầu, có một thái độ cởi mở với thế giới. Hà Lan mở rộng cửa để kinh doanh, đồng thời cũng mở rộng xã hội và văn hóa. Điều này làm cho Hà Lan thật lý tưởng, thích hợp cho việc tiếp nhận những con người muốn làm giàu kiến thức của mình bằng con đường du học.
Điều mà sinh viên sẽ tìm thấy ở Hà Lan là một xã hội cởi mở, an toàn, thân thiện trong giao tiếp với mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là đến để làm việc.
Người Hà Lan có nhiều tín ngưỡng và quan điểm chính trị khác nhau. Tôn trọng quan điểm và niềm tin của người khác là một đức tính tốt của đất nước này, điều này đem lại sự vững trắc cho cấu trúc xã hội của Hà Lan. Trong ý thức của mỗi người, mọi người đều là thành viên của một cộng đồng nhỏ, và muốn được đối xử tôn trọng thì đòi hỏi phải đối xử với người khác giống như vậy.
“Phần còn lại của thế giới là một nơi rộng lớn”, người Hà Lan thường nói như vậy, họ hiểu rằng đất nước của họ rất nhỏ bé với diện tích 41,000km2.
Hà Lan nằm ở điểm mà nền văn hóa Đức, Anh, Pháp gặp nhau. Điều này đơn giản thể hiện ngay qua truyền hình. Trong một đất nước có hệ thống Cabel tốt như Hà Lan, những chương trình giải trí từ các nước láng giềng và xa hơn nữa có thể được truyền đến tận mỗi gia đình. Bên cạnh đó, Hà Lan còn nhập sách tiếng Anh nhiều hơn các nước không nói tiếng Anh khác. Nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới, Elseviers Science Publishing, hiện đóng tại Hà Lan.
Các rạp ở Hà Lan chiếu các phim nước ngoài bằng tiếng nguyên bản – không qua phiên dịch. Trong các thành phố lớn, bên cạnh các tòa nhà thờ và giáo đường Do Thái còn có những thánh đường đạo Hồi. Bạn có thể nhảy điệu Salsa ở Hà Lan dễ dàng như đang ở Mỹ Latin. Thức ăn Châu Á và Địa Trung Hải ở đây cũng quen thuộc như thức ăn thường dùng của người Hà Lan.
Khác với trước đây, Hà Lan hiện nay đang là một thành viên tích cực ủng hộ cho nhiều tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh v ực. H à Lan là sáng lập viên của United Nations. Trong một số tổ chức của United Nations, gồm cả thực phẩm và nông nghiệp, Hà Lan đóng một vai trò lớn hơn mọi người thường nghĩ về một nước có diện tích nhỏ. Hà Lan cũng đóng góp nhiều về tài chính để giúp đỡ United Nations.
ĐỊA LÝ
Hà Lan nằm ở phía Tây của Châu Âu, có biển Bắc ở phía Tây và phía Bắc. Các nước láng giềng ở phía Đông và Nam là Đức và Bỉ. Đất nước có khoảng 41,526km2 và dân số khoảng 15,6 triệu người. Hầu hết dân cư ở đây là người Hà Lan và ngôn ngữ chính là tiếng Hà Lan.
Vị trí địa lý:Tây Âu, bao quanh là biển Bắc, nằm giữa Bỉ và Đức
Vĩ độ: 520o30 Bắc, 50o45 Đông
Bản đồ tham khảo: châu Âu
Diện tích: tổng cộng: 41.526 km2
Mặt đất: 33.883 km2
Mặt nước: 7.643 km2
So sánh diện tích: nhỏ hơn hai lần diện tích New Jersey
Biên giới trên bộ: tổng cộng: 1.027 km
Các nước giáp biên giới: Bỉ 450 km, Đức 577 km
Đường bờ biển: 451 km
Lãnh hải: Vùng đặc quyền kinh tế: 200 NM
Vùng giáp đất liền: 12 NM
Khí hậu: ôn hoà; mang hơi biển; mùa hè mát mẻ và mùa đông ôn hoà
Địa hình: hầu như thấp hơn mực nước biển và đất khai hoang (lấn biển); một số đồi núi ở vùng đông nam
Độ cao so với mực nước biển: thấp nhất: Prins Alexanderpolder -7 m
Cao nhất: Vaalserberg 321 m
Tài nguyên thiên nhiên: khí ga tự nhiên, dầu, đất trồng trọt
Sử dụng đất: đất trồng: 25%
Vụ mùa vĩnh cửu: 3%
Đồng cỏ vĩnh cửu: 25%
Rừng và đất trồng gỗ: 8%
Đất khác: 39% (số liệu năm 1996)
Đất tưới tiêu: 6.000 km2 (số liệu năm 1996)
Hiểm hoạ tự nhiên: lũ lụt
Môi trường – các vấn đề hiện nay: ô nhiễm nước dạng kim loại nặng; chất hữu cơ tổng hợp và chất dinh dưỡng như nitrat và photphat; ô nhiễm không khí từ xe cộ và các hoạt động tinh chế; mưa axit.
Các hiệp định môi trường tham gia: Tham gia: Ô nhiễm không khí, Ô nhiễm không khí – Nitơ Ôxit, Ô nhiễm không khí – Chất thải hữu cơ, Ô nhiễm không khí – Lưu huỳnh 85, Ô nhiễm không khí – Lưu huỳnh 94, Ô nhiễm không khí – Chất hữu cơ tổng hợp dễ bay hơi, Nghị định thư môi trường – nam cực, Tài nguyên sống ở biển – nam cực, Nghị định thư nam cực, Sự đa dạng sinh thái, Thay đổi khí hậu, Sa mạc hoá, Các loài sinh vật bị đe doạ, Biến đổi môi trường, Rác thải nguy hiểm, Luật biển, Ô nhiễm biển, Bảo vệ động vật biển, Cấm thử hạt nhân, Bảo vệ tầng ôzôn, Ô nhiễm tàu, Gỗ nhiệt đới 83, Gỗ nhiệt đới 94, Đầm lầy, Săn cá voi.
Ký nhưng chưa thông qua: Sự đa dạng sinh thái, Thay đổi khí hậu – Nghị định thư Kyoto
Địa lý – ghi chú: nằm ở cửa ba con sông lớn của châu Âu (Rhine, Maas hay Meuse, và Schelde).
KINH TẾ
Mỗi khi chúng ta nghĩ đến Hà Lan, chúng ta nghĩ đến hoa Tuylip, cối xay gió, và giày gỗ. Tuy nhiên vào đầu thế kỷ 17, Hà Lan đã là một trong các nước đi trước, với sự giàu có bắt nguôn từ các thuộc địa nước ngoài. Ngày nay, Hà Lan vẫn là một trong những nước phát triển nhất trên thế giới. Nó được xếp hạng trong 15 nước giàu nhất và vào năm 1998, nó đứng thứ 5 trong danh sách sức cạnh tranh quốc tế của IMF.
Trao đổi thương mại như một trụ cột của sự phát triển
Trong nhiều thập niên qua, nền kinh tế Hà Lan đã có triển vọng quốc tế đặc trưng và tạo ra một hình tượng về quyền lực thương mại không bao giờ thay đổi. Sự thịnh vượng và nền kinh tế ổn định của Hà Lan có được là nhờ sự tư vấn và phối hợp giữa chính phủ, nhà tuyển dụng và công đoàn. Hà Lan đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống luân chuyển hàng hoá toàn cầu, đất nước này là trung tâm cho nhiều công ty vận chuyển hàng hóa. Hà Lan cũng là nơi đặt trụ sở chính của những công ty đa quốc gia như: Philips, Univer, Akzo, Nobel và Shell. Theo nhà chức trách EIV, trong vòng 5 năm tới, Hà Lan sẽ là sự lựa chọn tốt nhất trong thế giới kinh doanh và đầu tư.
Nhà xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đứng thứ ba trên thế giới
Hà Lan xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đến toàn thế giới, chiếm 7,7% thị phần quốc tế. Hà Lan còn được đặt tên là “Vườn rau quả của Châu Âu”, nó dẫn đầu về xuất khẩu rau quả, và hoa của đất nước này chiếm 60% thị phần thế giới. Phương pháp sản xuất kỹ thuật cao, chuyên sâu và nền quản lý hiện đại đã mang lại năng suất cao, chất lượng hàng đầu và giá trị thặng dư cho nền nông nghiệp Hà Lan.
Các dự án bảo tồn nước và mở rộng đất
Hà Lan nằm trên vùng châu thổ thấp, bằng phẳng và có một phần tư lành thổ nằm dưới mực nước biển. Do vị trí không an toàn này, Hà Lan hiện đang có một trong những đập chắn nước tốt nhất thế giới.
Nhấn mạnh vào sự đầu tư tại nước ngoài
Đầu tư tại nước ngoài của Hà Lan là 200 tỷ USD, chiếm 6-8% tổng số thế giới. Vào năm 1996, Hà Lan đã thực hiện kế hoạch 7 năm cho Trung Quốc vay tổng cộng là 500 triệu USD.
Quyền lực tài chính
Hà Lan có ba ngân hàng nổi tiếng nằm trong số 25 ngân hàng mạnh và lớn nhất trên thế giới, đó là: ABN AMRO Bank, Rabobank và ING Bank. Họ có chi nhánh tại tất cả các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Sức mạnh công nghiệp
Hà Lan đã hình thành một nền kinh tế xuất khẩu thịnh vượng. Ngành công nghiệp, mang đặc điểm quốc tế, tập chung vào hóa học, sản xuất thức ăn và kim loại. Ngành công nghiệp điện cũng phát đạt trong những năm gần đây.
Kỹ thuật và khoa học cao
Chính phủ Hà Lan đầu tư 4 tỷ USD mỗi năm vào kỹ thuật và khoa học. Hà Lan ở vị trí hàng đầu của kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, thông tin, công nghệ sinh học và nguyên liệu.
CÁCH CỬA ĐẾN CHÂU ÂU
Hà Lan nằm ở trung tâm của một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, bao gồm hàng không, đường biển, đường sông, đường bộ và đường xe lửa kéo dài đến mọi hướng. Rotterdam là cảng lớn nhất thế giới và hàng triệu tấn hàng được bốc dỡ tại cảng này mỗi ngày. Sân bay quốc tế Schipho là sân bay chở hàng hóa hành khách lớn thứ tư ở Châu Âu. Hà Lan có khoảng 55% phương tiện đường sông di chuyển trên sông Rhine và sông Maces, và 27% xe vận tải Châu Âu sử dụng đường cao tốc của Hà Lan.
MÔ HÌNH POLDER
Mô hình Polder của Hà Lan đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Sự đồng lòng là nhân tố chính dẫn tới thành công trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp đi một nửa (từ 4% năm 1997 xuống 2%trong năm 2000). Chính phủ với sự hổ trợ của các nhà tuyển dụng và công đoàn, đã giảm chi phí công cộng từ 60% xuống 50% trong GDP. Kết hợp thị trường lao động linh hoạt, đơn giản với chính sách và tiền tệ vững mạnh đồng thời giới thiệu các thị trường năng động hơn, đó là điểm chính của mô hình Polder.
Thu nhập quốc gia của Hà Lan năm 2000 là khoảng 20,000 USD mỗi người. Sự giàu có này được phân bổ công bằng cho mọi người do được bảo đảm bởi hệ thống thuế (bạn thu nhập nhiều bao nhiêu thì bạn trả thuế cao bấy nhiêu) và hệ thống chi tiết các khoản tiền trợ cấp và phúc lợi xã hội. Điều này dẫn tới 3 kết luận. Thứ nhất, nếu Hà Lan muốn duy trì mức độ thịnh vượng thì phải đạt thu nhập cao từ những dịch vụ và sản phẩm hiện đại. Nghĩa là phải cải tiến không ngừng ở tất cả các mặt, điều này rất quan trọng. Thứ hai, phải có dân trí cao. Và thứ ba, phải được quốc tế hoá – hướng ra thế giới và không mang chủ nghĩa địa phương
VỀ ĐẤT NƯỚC HÀ LAN
Hà Lan là một đất nước cung cấp dịch vụ toàn cầu, có một thái độ cởi mở với thế giới. Hà Lan mở rộng cửa để kinh doanh,đồng thời cũng mở rộng xã hội và văn hóa. Điều này làm cho Hà Lan thật lý tưởng, thích hợp cho việc tiếp nhận những con người muốn làm giàu kiến thức của mình bằng con đường du học.
Điều mà sinh viên sẽ tìm thấy ở Hà Lan là một xã hội cởi mở, an toàn, thân thiện trong giao tiếp với mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là đến để làm việc.
Người Hà Lan có nhiều tín ngưỡng và quan điểm chính trị khác nhau. Tôn trọng quan điểm và niềm tin của người khác là một đức tính tốt của đất nước này, điều này đem lại sự vững trắc cho cấu trúc xã hội của Hà Lan. Trong ý thức của mỗi người, mọi người đều là thành viên của một cộng đồng nhỏ, và muốn được đối xử tôn trọng thì đòi hỏi phải đối xử với người khác giống như vậy.
Read More




Du học Hà Lan với bằng IELTS 6.0 được không ?

Em đang có bằng tốt nghiệp 6.49 điểm và bằng IELTS 6.0. Xin hỏi em đủ tiêu chuẩn để du học Hà Lan, lấy bằng thạc sĩ về tài chính chưa? Có cần thêm các điều kiện gì không?
(huynhmai@…)
%title
- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink International: Để học thạc sĩ tại Hà Lan, điểm tiếng Anh phải đủ IELTS 6.5. Trong trường hợp như bạn, có thể tham dự khóa học dự bị thạc sĩ để chuẩn bị vào khóa chính, các khóa học này rất phổ biến và được thiết kế phù hợp với du học sinh quốc tế.
Bên cạnh đó, mỗi trường sẽ có các yêu cầu đầu vào khác nhau, ví dụ như kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành muốn theo học, điểm GMAT…
Để tìm hiểu thông tin cho các khóa học liên quan đến Finance (Tài chính) và điều kiện của từng trường, bạn có thể tham khảo các website chính thức của các trường hoặc của Tổ chức Hợp tác quốc tế về giáo dục của Hà Lan (www.nesovietnam.org).
* Du học sinh có được phép ở lại sống và làm việc dài hạn sau khi tốt nghiệp?Nguyễn Hồng Anh (TP.HCM)
- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink International: Các quốc gia nói tiếng Anh có chính sách nhập cư thoáng và rộng mở cho du học sinh và người lao động quốc tế là Úc, New Zealand, Canada trong việc làm thêm. Đây là những quốc gia rộng lớn, ít dân và thiếu nguồn lao động – nhất là nguồn lao động trí thức và có tay nghề cao.
Tuy nhiên, các chính sách và quy định có liên quan đều thay đổi theo từng năm nên cần theo dõi để cập nhật chính xác. Ngoài ra việc áp dụng các chính sách và quy định định cư này cũng có nhiều điểm cần lưu ý, nhất là với những người chưa am hiểu nhiều về các chính sách nhập cư, di trú; các gia đình cần tìm hiểu thật cẩn thận, tìm thông tin từ các nguồn chính quy như các phòng và bộ phận phụ trách di trú và nhập cư của đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước tại Việt Nam. Không nên nghe những lời bàn tán, đồn thổi của dư luận để tránh bị lợi dụng dẫn đến tốn kém thời gian và tiền bạc.
Bạn có thể liên hệ các trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế chuyên nghiệp, có uy tín để luôn được cập nhật các thông tin về chính sách dành cho du học sinh sau khi tốt nghiệp như ở lại làm việc lấy kinh nghiệm, làm việc và sinh sống dài hạn cũng như các chính sách di trú và nhập cư theo các diện khác.
Theo TTO
Read More




Thăm ngôi làng không có đường cái ở Hà Lan


Ngôi làng độc nhất vô nhị này thuộc tỉnh Overijssel của Hà Lan. Được thành lập bởi một nhóm đào tẩu từ khu vực Địa Trung Hải khoảng năm 1230 sau Công nguyên, Giethoorn chỉ thực sự trở nên nổi tiếng vào năm 1958 khi nó xuất hiện trong bộ phim Fanfare của nhà làm phim người Hà Lan – Bert Haanstra.
Thăm ngôi làng không có đường cái ở Hà Lan
Giethoorn có thể được coi là ngôi làng yên bình, thơ mộng nhất trên thế  giới vì nó nổi hoàn toàn trên mặt nước, không có đường cái. Phương tiện giao thông duy nhất dành cho người dân địa phương cũng như khách du lịch đến với vùng đất nên thơ này là giao thông đường thủy. Muốn thăm thú khung cảnh đẹp như tranh của Giethoorn với những ngôi nhà mái lợp bằng sậy, bạn có thể chèo thuyền dọc các con kênh hoặc đi bộ qua những cây cầu vòm bằng gỗ.
Giethoorn được mệnh danh là Venice của Hà Lan
Thăm ngôi làng không có đường cái ở Hà Lan
Đây là địa điểm rất hút khách du lịch
Thăm ngôi làng không có đường cái ở Hà Lan
Mái nhà không lợp bằng ngói
Thăm ngôi làng không có đường cái ở Hà Lan
Thăm ngôi làng không có đường cái ở Hà Lan
Đến với Giethoorn, bạn sẽ không còn nghe thấy tiếng động cơ hay tiếng còi xe réo inh ỏi
Thăm ngôi làng không có đường cái ở Hà Lan
Thăm ngôi làng không có đường cái ở Hà Lan
Người dân trong làng cũng đi lại bằng thuyền, xe cộ đều để ở bên ngoài
Theo Zing
Read More




Trường Đại học kinh doanh Rotterdam


Trường Đại học công lập Rotterdam – đặt tại thành phố Rotterdam – Hà Lan, hải cảng lớn nhất thế giới, nổi tiếng về khoá học quản trị kinh doanh với các chương trình: dự bị, đại học, thạc sỹ, và các khoá chuyển tiếp.
Trường Đại học kinh doanh Rotterdam

Khóa dự bị Quản trị kinh doanh quốc tế (Pre-IBMS)

  • Khoá học dự bị 6 tháng gồm: Tiếng Anh chuyên sâu (2 tháng) và Khoá giới thiệu khái quát về quản trị kinh doanh.
  • Yêu cầu: Tốt nghiệp PTTH loại khá + toán khá; IELTS 5.5.
  • Khai giảng: Tháng 2 hàng năm. Hạn nộp hồ sơ tháng 11.
Học phí: 3.000 €
Khóa cử nhân Quản lý kinh doanh quốc tế (IBMS) 4 năm
Sinh viên có cơ hội học 1 hoặc 2 năm tại các trường đại học châu Âu trong quá trình học tập để thu bằng cấp kép.
Sau năm học đầu tiên , sinh viên sẽ chuyên sâu vào một trong các lĩnh vực sau đây:

Quản lý Marketing

  • Chương trình Kinh doanh châu Âu (EBP): 2 năm trao đổi với một trường đại học châu Âu để lấy bằng cấp kép.
  • Trao đổi với các trường đại học của Mỹ hoặc Canada trong năm thứ 3.

Quản lý Giao nhận vận tải

  • Học kỳ một của năm thứ 3 tại Anh hoặc Đức
  • Học kỳ hai của năm thứ 4 tại Mỹ

Tài chính Kế toán

  • Trao đổi với các trường đại học tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Thuỵ Sĩ.
  • Trao đổi với các trường đại học của Mỹ hoặc Canada trong năm thứ 3.Học phí: 4.000 €
Chi phí sinh hoạt ước tính dành cho sinh viên trong chương trình trao đổi (bao gồm chỗ ở, thực phẩm, sách, bảo hiểm và tiền tiêu vặt):
  • Châu Âu: 500€/tháng
  • Mỹ và Canada: 750€/tháng
Khai giảng: tháng 9 hàng năm. Hạn nộp hồ sơ tháng 5 cho khoá học T9.
Yêu cầu: Tốt nghiệp PTTH, toán khá và đã học về kinh tế; TOEFL 550 hoặc 6.0 IELTS.
Khóa học chuyển tiếp đại học (18-24 tháng) nhận bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh
Yêu cầu: IELTS 6.0, tốt nghiệp cao đẳng quản trị kinh doanh hoặc đã có bằng cử nhân chuyên ngành khác và có một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh.
Sáu tháng đầu tiên sinh viên sẽ học tiếng Anh kinh doanh và Quản trị kinh doanh bậc cao. 12 tháng kế tiếp chính là năm cuối của chương trình Quản lý kinh doanh quốc tế IBMS.
Học phí 18 tháng (Euro)
Học phí 6 tháng đầu: 3.000 €
Thực tập (4 tháng): 2.000 €
Học phí 12 tháng sau: 4.000 €
Khóa học Thạc sỹ (1năm): Tài chính Kế toán; Cố vấn và Kinh doanh; Quản lý hậu cần
Yêu cầu:
IELTS 6.5; GMAT 500 (Sinh viên không đáp ứng được các yêu cầu về tiếng Anh và GMAT có thể theo học khoá dự bị thạc sỹ vào tháng 2 hàng năm, yêu cầu IELTS 6.0 cho chương trình dự bị IBMS).
Bằng cử nhân chuyên ngành liên quan.
Học phí:
Dự bị thạc sỹ (6 tháng): 3.000€
Khoá thạc sĩ:(Gồm cả phí thư viện, máy tính, sách học): 8.000€
Hạn nộp hồ sơ trước tháng 5 cho khoá học T9; trước tháng 12 cho khoá học T3
** Các chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo alantic
Read More




Hệ thống giáo dục đại học Hà Lan đứng thứ 3 thế giới

Theo bảng xếp hạng mới nhất của tạp chí Times (Times Higher Education) về giáo dục Đại học trên thế giới công bố vào tháng 03/2012, Hà Lan là quốc gia có hệ thống giáo dục tốt thứ ba thế giới với 5 trường Đại học lọt vào top 100 trường Đại học hàng đầu thế giới.
Theo bảng xếp hạng mới nhất này, Hà Lan có 5 trường nằm trong top 100 gồm:
  • Đại học Công nghệ Delft
Hệ thống giáo dục đại học Hà Lan đứng thứ 3 thế giới
  • Đại học Amsterdam
Hệ thống giáo dục đại học Hà Lan đứng thứ 3 thế giới
  • Đại học Utrecht
Hệ thống giáo dục đại học Hà Lan đứng thứ 3 thế giới
  • Đại học Leiden
Hệ thống giáo dục đại học Hà Lan đứng thứ 3 thế giới
  • Đại học Wageningen
Hệ thống giáo dục đại học Hà Lan đứng thứ 3 thế giới
Bảng xếp hạng Hệ thống giáo dục Đại học thế giới của tạp chí Times là bảng xếp hạng quốc tế toàn diện và uy tín, sử dụng các tiêu chí đánh giá như:
  • Môi trường và phương pháp giảng dạy;
  • Tính quốc tế trong môi trường học tập và giảng dạy (tỷ lệ giảng viên hay sinh viên quốc tế so với trong nước);
  • Số lượng bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học;
  • Tầm ảnh hưởng cũng như phạm vi của các công trình nghiên cứu;
  • Khả năng cung cấp các sáng kiến cho các doanh nghiệp.
Bảng xếp hạng T.H.E (Times Higher Education) cũng cho biết sự chuyển dịch về khả năng đào tạo và thứ hạng đang thay đổi từ các nền giáo dục thuộc khu vực Bắc Mỹ và Vương Quốc Anh sang khu vực trung tâm châu Âu với sự hiện diện của Hà Lan là điểm nhấn. Hà Lan tiếp tục xứng đáng là hệ thống giáo dục Đại Học uy tín thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Anh).
Read More




Du học Hà lan

Để thu hút du học sinh quốc tế nhiều trường đại học ở Châu Âu như  Phần Lan, Hà Lan đã đưa ra những gói học bổng có giá trị cao thậm chí là học bổng toàn phần để thu hút sinh viên.


“Du học các nước Phần Lan, Hà Lan vẫn có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng học phí và chi phí sinh hoạt thấp hơn so với Mỹ, Úc… Hơn nữa, do muốn thu hút sinh viên quốc tế nên visa vào các nước này rất dễ dàng” – cô Phan Thanh Xuân, Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế Trung tâm Du học AMA, nhận xét về thế mạnh của thị trường du học châu Âu hiện nay.
Trường công cũng mở “hầu bao”
Để dẫn chứng điều này, cô Phan Thanh Xuân đưa ra trường hợp của Trường Đại học Công lập Saxion – Hà Lan. Khi đăng ký chương trình cử nhân của đại học này, sinh viên có cơ hội nhận học bổng trị giá 3.300 euro. Do đó, mức học phí còn lại chỉ 4.500 euro. Trường có các chương trình quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh gồm các ngành về kinh doanh và kỹ thuật. Sinh viên còn có cơ hội vừa học vừa làm thêm 10 giờ/tuần với mức lương tương xứng. Mức chi phí này sẽ phần nào hỗ trợ cho sinh viên trong suốt quá trình học tập tại Hà Lan.
Trường Đại học Han (Hà Lan) cũng đưa ra học bổng trị giá 2.500 euro/năm và sẽ xét duyệt tiếp cho các năm sau dựa trên số tín chỉ đạt được. Theo Công ty Tư vấn Giáo dục mạng lưới quốc tế (INEC), đơn vị đại diện tuyển sinh, với mức học phí đại học 7.000 euro/năm, chi phí sinh hoạt từ 4.000 – 6.000 euro/năm, cơ hội làm thêm ngoài giờ 20 giờ/tuần, không chứng minh tài chính… là những lý do khiến Hà Lan thu hút du học sinh quốc tế.
Trong khi đó, nhiều trường đại học ở Phần Lan cấp học bổng là 100% học phí và chương trình học giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được làm thêm 20 giờ/tuần… Để đạt được học bổng này, ngoài yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, ứng viên phải dự thi 2 môn toán và tiếng Anh. Công ty Du học VISCO cho biết hằng năm đã gửi khoảng 30 sinh viên đến học tập tại các trường đại học như Haaga – Helia, Hamk, Laurea, Turku, Lahti, Metropolia, Savonia, Vaasa, Central Ostrobothnia…
Rào cản chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Dù các đơn vị đại diện tuyển sinh của các trường đại học châu Âu như Phần Lan, Hà Lan đều khẳng định tỉ lệ visa vào các nước này rất cao, thậm chí 100% nhưng họ thừa nhận sinh viên Việt Nam vẫn bị một rào cản. Đó là phải có bảng điểm tiếng Anh TOEFL iBT hoặc IELTS trước khi vào học. Trong khi các quốc gia khác có thể học tiếng Anh tại nước mình mà không cần chuẩn bị như tại Việt Nam.
Ví dụ điều kiện tiếng Anh để học bậc đại học đối với nhiều trường đại học Phần Lan là: IELTS 5.5 – 6.0/TOEFL iBT 79 – 80. Còn đối với đại học Hà Lan là: IELTS 6.0, TOEFL 550/TOEFL iBT 80. Rào cản là ở chỗ không phải học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12 nào cũng có sẵn các chứng chỉ này. Do đó, học sinh có ý định du học đại học châu Âu ngay khi tốt nghiệp lớp 12 thì trước đó phải đầu tư thời gian học tiếng Anh và dự thi lấy các chứng chỉ quốc tế nói trên.
Ngoài ra, dù các quốc gia như Đức, Pháp, Phần Lan, Hà Lan… đều có những chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng nếu du học ở các nước này sinh viên vẫn phải trang bị cho mình ngôn ngữ của nước bản xứ để thuận tiện trong giao tiếp, sinh hoạt, du lịch… Các chuyên viên tư vấn du học khuyên rằng tuy nhà trường có dạy ngôn ngữ bản xứ cho sinh viên quốc tế nhưng để an tâm du học thì cần học ngôn ngữ đó từ khi ở Việt Nam, ở mức độ giao tiếp căn bản.
Theo Alantic
Read More