Hiển thị các bài đăng có nhãn ando. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ando. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Hướng dẫn xin visa ấn độ

Thủ tục xin visa đi Ấn Độ

Tư vấn Xin visa Ấn Độ, hoàn tất các Thủ tục Xin visa Ấn Độ nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất chỉ có ở Babylon. Dịch vụ tư vấn Thủ tục Xin visa Ấn Độ của Babylon sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước để đẩy nhanh việc cấp Visa Ấn Độ cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi tư vấn Thủ tục Xin visa Ấn Độ tại Babylon.

I. HỒ SƠ XIN VISA ẤN ĐỘ BAO GỒM:
1. 01 đơn xin cấp visa có dán ảnh 3 x 4cm;
2. 01 ảnh chân dung cỡ 4x6;
3. Chứng minh thư gốc của người đi nộp;
4. Hộ chiếu Phổ thông còn hạn ít nhất 06 tháng tính đến ngày khởi hành.

II. TƯ VẤN THỦ TỤC XIN VISA ẤN ĐỘ TẠI BABYLON:

Khách hàng tư vấn Thủ tục Xin visa Ấn Độ tại Babylon sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Xin visa Ấn Độ như:
- Tư vấn những quy định của pháp luật việc cấp visa Ấn Độ;
- Tư vấn Thủ tục Xin visa Ấn Độ;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn Xin visa Ấn Độ;
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác.

2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Xin visa Ấn Độ, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Babylon sẽ đại diện hoàn tất các Thủ tục Xin visa Ấn Độ cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Babylon sẽ tiến hành soạn hồ sơ Xin visa Ấn Độ cho khách hàng;
- Đại diện lên cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ Xin visa Ấn Độ cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận Visa đi Ấn Độ cho khách hàng.

4. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:
Ngoài các dịch vụ ưu đãi kể trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ Babylon vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Giảm giá 10% cho dịch vụ tiếp theo mà bạn sử dụng;
- Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua http://babylonlaw.com
- Tư vấn miễn phí qua hotline: 1900 66 81
Nguồn:Sưu tầm
Read More




Hệ thống văn hóa - giáo dục ở Ấn Độ

1. Văn hóa Ấn Độ
Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó.

Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia.
Âm nhạc Ấn Độ được thể hiện ở rất nhiều hình thức. Hai hình thức chính của âm nhạc cổ điển là Carnatic từ Nam Ấn, và Hindustani từ Bắc Ấn. Các hình thức phổ thông của âm nhạc cũng rất phổ biến, nổi tiếng nhất là âm nhạc Filmi. Ngoài ra còn có nhiều truyền thống khác nhau về âm nhạc dân gian từ mỗi nơi trên đất nước. Có nhiều hình thức nhảy múa cổ điển hiện diện, gồm Bharatanatyam, Kathakali, Kathak và Manipuri. Chúng thường ở hình thức tường thuật và lẫn với những yếu tố sùng đạo và tinh thần. ruyền thống văn học sớm nhất Ấn Độ là hình thức truyền miệng, và sau này mới ở hình thức ghi chép.
Ấn Độ cũng là nước sản xuất ra số lượng phim hàng năm cao nhất thế giới. Vùng sản xuất chính nằm tại Mumbai, cho ra lò hầu như tất cả phim thương mại Ấn Độ, thường được gọi là "Bollywood". Cũng có một số lượng lớn tác phẩm điện ảnh sử dụng tiếng Kannada, tiếng Malayalam, tiếng Tamil, tiếng Telugu và tiếng Bengal.
Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món chay và không chay. cuisine. Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ.
Trang phục truyền thống tại Ấn Độ khác biệt rát lớn theo từng vùng về màu sắc và kiều dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới.
 Môn thể thao được ưa chuộng nhất Ấn Độ là hockey trên cỏ, dù cricket hiện trên thực tế là một môn thể thao quốc gia, đặc biệt phía đông bắc, bóng đá là môn thể thao dân dã nhất và được theo dõi đông đảo. Những năm gần đây tennis cũng trở nên phổ biến ở Ấn Độ.
2. Hệ thống giáo dục Ấn Độ
Từ thuở xưa đến nay, Ấn Độ luôn luôn là một trung tâm của việc học tập. Hàng nghìn năm trước, các học giả lớn thường dùng kinh sách để giảng dạy. Một loạt các ngành học như triết học, tôn giáo, y học, văn học, kịch, nghệ thuật, thiên văn học, toán học, xã hội học được đưa vào chương trình học và những kiệt tác về các lĩnh vực đó đã được sáng tác. Do ảnh hưởng của Đạo Phật, cơ hội giáo dục đến với tất cả những ai mong muốn được đi học, và một số trường học nổi tiếng thế giới đã ra đời từ các tự viện như Nalanda, Vikramshila, và Takshashila (nay ở Pakistan). Trong đó, trường Nalanda đặc biệt nổi bật, phát triển cực thịnh trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 13. Có lúc trường này thu nhận khoảng 10000 sinh viên nội trú và giáo viên cơ hữu, trong đó có cả các học giả đến từ Trung Quốc, Sri Lanka, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
Ngày nay, các trường đại học, viện đại học và viện nghiên cứu của Ấn Độ đóng góp một phần to lớn trong việc truyền tải các kiến thức và khám phá trong lĩnh vực khoa học-công nghệ. Trong các lĩnh vực truyền thống như nghệ thuật hay nhân văn, và trong các ngành khoa học thuần túy như vật lý và hóa học ứng dụng, toán học, trong lĩnh vực kỹ sư công trình, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nông nghiệp, khoa học quản lý, dược học và y học, viện đại học và trường đại học giữ vai trò chủ chốt để đưa Ấn Độ trở thành một nước công nghiệp có kĩ nghệ hiện đại và tiên tiến. Mặt khác, sự bùng lên của cuộc cách mạng xanh và các tiến bộ vượt bậc trong sản xuất sữa đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất thực phẩm lớn. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng trở thành nước hàng đầu có công nghệ tiên tiến mà các quốc gia đang phát triển khác có thể học hỏi nhờ những tiến bộ trong công nghệ vũ trụ, sản xuất và phóng vệ tinh tại chỗ, trong sự phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình.
Các viện và trường đại học cũng đóng vai trò lớn thúc đẩy nhu cầu, khát vọng học đại học và nghiên cứu cho sinh viên và các học giả. Các trung tâm này cũng mở rộng hợp tác và quan hệ hữu nghị với sinh viên từ các quốc gia đang phát triển khác, nơi cơ sở vật chất cho học đại học và nghiên cứu còn thiếu thốn.
Thế mạnh và lợi ích của việc học tập tại Ấn Độ bắt nguồn từ một hệ thống mạnh bao gồm hơn 250 viện đại học và hơn 8000 trường đại học trực thuộc với tổng số sinh viên theo học hàng năm khoảng 5 triệu. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong các trường đại học, và vì thế, đó là một lợi thế bổ sung cho sinh viên nước ngoài có thể tiếp thu tốt các môn học, ngành học kĩ thuật để trở thành người có chuyên môn. Chương trình học và hệ thống giáo dục ở Ấn Độ được thế giới thừa nhận. Hơn nữa, chi phí học tập tại Ấn Độ so với các nơi khác khá là hợp túi tiền của người học.
Chất lượng giáo dục của Ấn Độ được giám sát bởi Ủy ban Tuyển sinh quốc gia, Ủy ban Đánh giá và Xác nhận Quốc gia, Hiệp hội Các Trường Đại học Ấn Độ.
Trong ngành công nghệ thông tin - vốn là một thế mạnh khác của Ấn Độ trong thời gian gần đây - Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin thuộc Chính phủ Ấn Độ luôn dành chỗ cho học sinh nước ngoài theo học phần lớn các chuyên ngành tại một vài trường đại học và viện đại học.
Theo Kiến thức du học
Read More




Du học Ấn Độ - Hướng dẫn và thông tin

Mọi thứ phụ thuộc vào bản thân mình có chịu học hay không. Chất lượng dạy học tại Ấn Độ tương đối khá và đang được nhiều sv quốc tế chọn lựa và mức học phí và ăn ở rẻ.


Thời gian nhập học: tháng 6-7, tháng 8-10 tùy trường và ngành học.

Ngành học và học phí:

Bachelor (Cử nhân) :

+ Công nghệ thông tin: 500-2000$/năm
+ Công nghệ sinh học: 1000-2500$/năm
+ Tài chính - Kinh tế: 700-2000$/năm
+ Dược sĩ: 1200-3000$/năm
+ Bác sĩ: 2000-5000$/năm

Master (Thạc sĩ):


+ Công nghệ thông tin: 8000-3000$/năm
+ Công nghệ sinh học: 1500-5000$/năm
+ Tài chính - Kinh tế: 1000-3000$/năm
+ Dược sĩ - Bác sĩ: 5000-10000$/năm

Chi phí ăn ở:

- Ký Túc Xá (Hostel) - 200-1500$/năm (Đã bao gồm tiền ăn trong ktx)

- Thêu căn hộ ở ngoài, có phòng ngủ, toilet, bếp: 50-150$/tháng (cho 1-2 người) 100-250$/tháng (cho 3-4 người)

- Sách vở: khoảng 50-200$/năm

- Chi phí tiêu xài + cá nhân: 50-250$/tháng

- Chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng (Tàu điện, Buýt, ...): dưới 20$/tháng

* Chú ý: Tại một số trường, tiền học phí, ktx cho sv nước ngoài mắc hơn sv nội địa.

- Vé máy bay từ VN sang India:

1 chiều: 150-450$/người - Tùy hãng máy bay
2 chiều: 300-700$/người - Tùy hãng máy bay

- Visa du học: 50-100$/1-5 năm

Thủ tục hồ sơ cần thiết:

- Bằng tốt nghiệp THPT (nếu có) or Bằng tốt nghiệp THPT tạm thời

- Bảng điểm THPT (học bạ)

- Giấy khai sinh

- Đơn xin nhập học (download từ trên trang web của trường cần học)

- Giấy AIU (Equivalence Certificate): Giấy này có nghĩa là bảng điểm của Việt Nam có thể học tại India hay còn gọi là bằng tương đương. (Giấy này làm trên Association of India University, New Delhi - 200$/giấy) - Các bạn chú ý: giấy AIU này làm tại thủ đô Delhi, nên các bạn nên qua sớm để đi lên Delhi làm giấy này)

- Giấy NOC (No Objection Certificate): hiện tại giấy này không còn cần thiết nữa, do lãnh sự quán đã xóa bỏ nó, nên không cần thiết phải nộp cho trường. Đôi khi một số trường đòi mấy giấy này, nên các bạn có thể xin NOC tại Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ

- Eligibility Certificate: Giấy chấp nhận đủ điều kiện học tại trường DH học ngành Dược, Bác Sĩ

- Giấy chuyển trường (Xin tại trường THPT cũ nếu các trường bên đây yêu cầu)

- Hộ khẩu gia đình

- Bản Photocopy của hộ chiếu

- Hình 3x4, 4x6 cm

- Tờ giấy đạo đức do trường cũ cấp

* Chú ý: Tất cả giấy tờ phải dịch sang tiếng Anh + nếu được thì nên đóng dấu của sở ngoại vụ
Chuẩn bị gì khi đi du học Ấn Độ:

- Các bạn nên chuẩn bị vốn kiến thức tiếng Anh kha khá để khỏi bở ngỡ khi sang học và cũng giúp bạn theo bài vở dễ dàng hơn

- Dụng cụ cá nhân và ít thức ăn nhẹ để dùng tạm cho những ngày đầu mới sang học (mì gói, đồ dùng cá nhân, ít lương khô, v.v...)

- Đầy đủ giấy tờ cần thiết để khỏi mắc công gia đình gửi sang.

- Đem theo ít tiền hoặc thẻ ATM để tiện cho việc tiêu xài, hoặc gia đình gửi tiền khi cần thiết.

- Dò tìm đường trước khi sang Ấn Độ, để tránh bị lạc.
Theo my.opera.com
Read More