Hiển thị các bài đăng có nhãn learning english. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn learning english. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Cách dùng "myself" và "by myself"




* Myself (tự) là một trong những reflexive pronouns (đại từ phản thân như myself, himself, herself, oneself, ourselves, yourself, yourselves, themselves). 


- I look at myself in the mirror = Tôi soi gương (tôi tự nhìn tôi trong gương).

- I cut myself shaving this morning = Sáng nay tôi bị dao cạo làm đứt má khi cạo râu.

- His letter was all about himself = Lá thư anh ta chỉ nói về anh ta thôi.

- Everyone was early except myself = Ai cũng tới sớm chỉ trừ tôi mà thôi.

- Ý nhấn mạnh: Since you're not going to help me, I'm going to do it myself=Vì bạn không muốn giúp thì chính tôi làm lấy vậy.

- I'll give this ring to her myself = Chính tôi sẽ đưa cho cô ta chiếc nhẫn này.

- I'm not a very musical person myself = Chính tôi cũng không sành âm nhạc lắm.

- My three-year-old son can dress himself now = Đứa con ba tuổi của tôi có thể tự mình mặc quần áo lấy mà không cần ai giúp.


* By myself = một mình tôi, không ai giúp, alone, without help, without company.

- I live by myself = Tôi ở một mình.

- I was so hungry that I ate the pizza all by myself = Tôi đói quá nên một mình tôi ăn hết chiếc bánh nướng kiểu Ý pít-za.

- I often like to spend time by myself = Tôi thích dùng thì giờ một mình.

- I came early so I had the whole lane in the swimming pool to myself = Tôi tới sớm nên có cả một giải hồ bơi trong bể bơi mà không phải chia với ai.

- Do you need help?—No, thanks. I can do it by myself = Bạn cần giúp không?-- Cám ơn. Tôi có thể làm một mình được.

ST !


Read More




Dịch tiếng anh -10 Lý Do Nên Học Ngoại Ngữ


1. Tăng sự hiểu biết toàn cầu

Federico Fellini, đạo diễn phim người Ý đã nói: "Mỗi một ngôn ngữ khác nhau đưa lại cho chúng ta một tầm nhìn khác nhau về cuộc sống". Học một ngôn ngữ mới đưa lại cho người học khả năng tiếp cận và bước vào một nền văn hóa khác. Tại sao điều này này lại quan trọng? Trong một thế giới mà các quốc gia và các dân tộc đang ngày càng phụ thuộc vào nhau để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, giải quyết tranh chấp chính trị, và đảm bảo an ninh quốc tế như ngày nay thì hiểu biết các nền văn hóa khác là một việc hết sức quan trọng. Thiếu sự nhạy cảm văn hóa có thể dẫn đến mất lòng tin và sự hiểu lầm, giảm khả năng hợp tác, đàm phán và thỏa hiệp.

Khi cuộc sống toàn cầu hóa với sự hỗ trợ của di động và truyền thông đang đưa thế giới gần nhau hơn bao giờ hết thì các công dân toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ càng có nhiều cơ hội để tiếp xúc với ngôn ngữ mới. 52,7% dân số châu Âu thông thạo cả tiếng mẹ đẻ và ít nhất một ngôn ngữ khác. Là một người trẻ tuổi, nếu bạn không có thêm một ngoại ngữ trong tay, bạn sẽ trở thành người tụt hậu so với thời đại.

2. Nâng cao khả năng làm việc

Dù cho bạn đang làm việc ở bất cứ ngành nghề nào, nếu có thêm vốn ngoại ngữ thì cơ hội thăng tiến, mở rộng quan hệ, hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn so với những người chỉ biết 1 thứ tiếng. Hiện nay, nhiều cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp du lịch, kỹ thuật, truyền thông, các lĩnh vực giáo dục, luật pháp quốc tế, kinh tế, chính sách công, xuất bản, quảng cáo, giải trí, nghiên cứu khoa học và một mảng rộng các ngành dịch vụ… đều có nhu cầu cho tuyển dụng những người có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Và những người có lợi thế về ngoại ngữ bao giờ cũng có cơ hội được hưởng lương cao hơn đồng nghiệp.

3. Tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ bản xứ

Nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức về các ngôn ngữ khác làm tăng sự hiểu biết của sinh viên về ngôn ngữ nói chung và cho phép họ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ hiệu quả hơn. Những người học ngôn ngữ nước ngoài có kỹ năng xử lý trong nói và viết cao hơn, huy động từ vựng nhanh hơn và có khả năng đọc hiểu, phân tích hình ảnh tốt hơn so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Nâng cao kỹ năng nhận thức và đời sống

Richard Riley, Bộ trưởng Giáo dục thời Tổng thống Bill Clinton đương nhiệm đã khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn rằng học một ngôn ngữ nước ngoài sẽ có hiệu ứng sóng, giúp nâng cao hiệu suất học tập của học sinh trong các môn học khác”. Những trẻ em được học thêm một ngoại ngữ ở cấp tiểu học sẽ có điểm cao trong các kì thi trắc nghiệm về đọc, sử dụng ngôn ngữ và toán. Không những ngoại ngữ giúp phát triển trí não, nâng cao nhận thức mà còn phát huy sự sáng tạo, kỹ năng tư duy bậc cao như giải quyết vấn đề, tổng hợp khái niệm, lý luận... Từ đó, người học sẽ có thêm kỹ năng sống, cách đối phó và thích ứng với văn hóa mới, tình huống mới và dễ giao tiếp, gặp gỡ với mọi người.

5. Tăng cơ hội vào đại học hoặc sau đại học

Ngày nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ ở một trình độ nhất định. Nhiều chuyên ngành trong nghệ thuật và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng yêu cầu bạn phải học hoặc nghiên cứu về một hoặc nhiều ngôn ngữ để đảm bảo sự sáng tạo và thành công trong tương lai. Có kiến thức về ngoại ngữ tức là bạn có thêm khả năng tự tìm kiếm tài liệu, đào sâu kiến thức về các ngành học đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng.

6. Để có khả năng đánh giá về văn học quốc tế, âm nhạc và phim

Các công trình vĩ đại của thế giới văn học, nghệ thuật được viết bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một bản dịch không bao giờ truyền tải hết được ý nghĩa, phong cách, sự độc đáo trong tâm hồn của tác giả. Chỉ có một cách duy nhất để có thể cảm nhận được toàn bộ tác phẩm đó là tự mình đọc chúng bằng chính ngôn ngữ mà tác giả thể hiện.

Không chỉ văn học mà các thể loại sân khấu, âm nhạc, phim cũng vậy. Nếu ta tìm hiểu chúng ở dạng nguyên bản thì giá trị của chúng sẽ được giữ trọn vẹn.

7. Chuyến du lịch sẽ khả thi và thú vị hơn

Mặc dù bạn có thể đi du lịch mà không cần biết chút gì về ngoại ngữ nhưng như thế thì đã giảm đi hơn nửa sự thú vị. Khi bạn thiếu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ bản địa, bạn có thể sẽ không được tham gia đầy đủ các chương trình về văn hoá, phong tục tập quán ở nơi đó. Rào cản ngôn ngữ sẽ hạn chế khả năng tìm hiểu, tiếp cận và học hỏi của bạn, đôi lúc có thể gặp nguy hiểm. Khi bạn biết về ngôn ngữ, bạn có thể thoải mái trong mọi tình huống, đơn giản như gọi món ăn trong nhà hàng, tìm chỗ ở, thương lượng giá rẻ, gặp gỡ nói chuyện với người bản địa để hỏi đường…

. Chìa khóa mở rộng con đường học tập, nghiên cứu

Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn có ý định tìm học bổng để đi du học. Hầu hết các chương trình học bổng đều đòi hỏi bạn có khả năng giao tiếp và học tập thông qua một ngôn ngữ tiêu chuẩn (thường là tiếng Anh).

9. Nâng cao hiểu biết của mình và văn hóa của đất nước mình

Henri Delacroix, họa sĩ và nhà làm phim Pháp đã nói: "Toàn bộ kinh nghiệm của cá nhân được hình thành dựa trên kế hoạch của ngôn ngữ".

Biết một ngôn ngữ là cơ hội cho bạn nhìn thấy bản thân và văn hóa nước nhà từ góc nhìn bên ngoài. Khi liên hệ với ngôn ngữ khác, nghĩa là bạn đã liên hệ tới một văn hóa, truyền thống và phong tục khác. Điều này giúp bạn có một cái nhìn tổng thể, đầy đủ và khách quan hơn về con người, về cuộc sống.

10. Có nhiều bạn bè

Biết thêm một ngôn ngữ sẽ giúp bạn tăng số lượng bạn bè trên thế giới. Trong một môi trường mới nếu có ngoại ngữ, bạn có thể giao tiếp, học hỏi, làm quen hay trao đổi, chia sẻ với những người bản xứ hay sinh viên quốc tế. Bạn có thể dễ dàng bày tỏ quan điểm hoặc sự quan tâm của mình về vấn đề gì đó và mọi người không gặp khó khăn để hiểu bạn đang nói gì, đang nghĩ gì.

Bất cứ ai đã nói với bạn rằng việc học một ngôn ngữ khác là không thực tế, không cần thiết hoặc đơn giản là một sự lãng phí thời gian quý báu thì đó là một sai lầm rất lớn. Hãy tận dụng cơ hội để nâng cao năng lực của bạn ngay lúc có thể - học một ngôn ngữ mới!

(Theo Việt Báo)


Read More




Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Điều kiện xin visa du học tại New Zealand

Tôi đã có bằng ĐH tại Việt Nam, nay muốn sang New Zealand học nghề hay học một chứng chỉ để dễ kiếm việc làm. Không biết như vậy có xin visa được không? Tôi cần phải có những điều kiện nào thỏa mãn? Thủ tục và chứng minh tài chính thế nào? (Nguyễn Văn Nam, kt02_0207@)
Sinh viên học tại  Trung tâm học liệu


- Trả lời của cô Bùi Thị Mộng Trang, Giám đốc Phát triển Giáo dục New Zealand, Tổng Lãnh sự quán New Zealand:
Có hai điều kiện để xin visa đi học tại New Zealand: kết quả học tập tại Việt Nam và khả năng tài chính. Các trường sẽ yêu cầu trình độ Anh văn tối thiểu để được nhận vào học (bạn có thể học Anh văn ở Việt Nam hay ở New Zealand).
Thủ tục chứng minh tài chính để du học tại New Zealand căn cứ theo các loại giấy tờ sau: Giấy tờ nhà, đất hợp lệ, tài khoản ngân hàng, trái phiếu, ngân phiếu, giấy phép kinh doanh (đối với chủ doanh nghiệp), biên lai thuế trong vòng 12 tháng gần nhất, giấy xác nhận góp vốn trong công ty (nếu là cổ đông), giấy xác nhận mức thu nhập hàng tháng của đơn vị công tác, hợp đồng lao động...
Tùy theo tình hình tài chính của gia đình bạn mà sử dụng các loại giấy tờ nêu trên để chứng minh. Tất cả các loại giấy tờ trên đều phải được công chứng và dịch thuật.
Bạn không nêu rõ độ tuổi, đã tốt nghiệp bao lâu, kết quả bạn học ĐH như thế nào..., để được tư vấn cụ thể hơn, bạn liên lạc Phòng Giáo dục thuộc Tổng Lãnh sự quán New Zealand, 235 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM; ĐT: (08) 8226904.
Theo tuoitre.vn








































Read More




Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Bí quyết học tiếng Anh để bạn trở thành cuốn từ điển sống

Nếu cứ học “chay” thì từ vựng Tiếng Anh rất khó nuốt, nhưng nếu biết cách học thì nó sẽ khắc sâu vào đầu bạn lâu dài. Sau đây là một vài “bí kíp” nho nhỏ giúp bạn dần trở thành một cuốn “từ điển sống”.
tu dien song Bí quyết học tiếng Anh để bạn trở thành cuốn từ điển sống
1. Liên hệ thực tế
Trong đầu bạn hãy luôn có một câu hỏi: “Nếu dịch ra Tiếng Anh, thì từ này sẽ như thế nào?” Ví dụ, xem ti vi, bắt gặp một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, bạn hãy tự hỏi, “nguy nga, tráng lệ” có nghĩa Tiếng Anh là gì, còn có từ đồng nghĩa nào khác không? Và ngay lập tức hãy tra từ điển. Hoặc nếu nghe câu hỏi hay, thú vị của bạn bè mà không biết phải nói bằng Tiếng Anh ra sao, thì tốt nhất nên nhờ người khác giúp đỡ để tìm ra câu Tiếng Anh ấy và khắc sâu vào trí nhớ. Bằng cách liên hệ thực tế, bạn sẽ dễ dàng nhớ từ vựng lâu và biết cách ứng dụng chúng.
2. Ghi những câu nói hay, ấn tượng trong sổ tay
Xem ti vi, thỉnh thoảng nghe được những câu nói hay của người nước ngoài, hãy tận dụng và ghi vào sổ tay đi bạn. Những câu sinh hoạt đời thường ấy sẽ giúp bạn tăng hiệu quả trong giao tiếp và ứng dụng một cách linh hoạt hơn. Bạn không thể nào nhớ hết mọi thứ, vì vậy hãy tập cách ghi tất cả vào sổ. Điều này khiến bạn cảm thấy an tâm và không lúng túng khi phải cố nhớ ra một câu nói nào đó quen thuộc mà không thể diễn đạt.
3. Nghe các bản nhạc Tiếng Anh
Những lời hát trong Tiếng Anh luôn sử dụng cấu trúc ngữ pháp linh hoạt. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy có một số câu trong bài hát có thể ứng dụng để viết luận văn. Thật là thú vị khi nhớ được một lời bài hát hay hay nào đó. Còn nếu bạn không thích nghe nhạc thì chỉ cần hiểu nghĩa tựa đề thôi là vốn từ vựng cũng nâng lên chút đỉnh rồi.
4. Chat trên mạng với người nước ngoài
Nếu bạn không có cơ hội trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài thì chat trên mạng cũng là một phương thức hay nhất để ứng dụng vốn kiến thức của bạn. Ngôn ngữ trên mạng gần giống với ngôn ngữ Tiếng Anh đời thường. Hơn nữa, khi chat thì chỉ cần chúng ta ứng dụng một vài cấu trúc căn bản như hỏi tên, tuổi, sở thích…Bạn không cần lo ngại khi vốn từ của mình không nhiều. Nếu có từ nào không hiểu, bạn hãy tra từ điển điện tử ngay trên mạng. Khá đơn giản đúng không nào?
Qua 4 phương pháp trên, mong rằng vốn từ vựng Tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau một thời gian rèn luyện.
Read More