Hiển thị các bài đăng có nhãn LIFE. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LIFE. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Đi Mỹ định cư – Chương 3 Có thật sự đổi đời?


Chắc khỏi nói thì ai cũng biết là ở Mỹ hay ở nước nào thì tay cũng phải làm, hàm mới có cái mà nhai. Không những vậy, ở Mỹ này, còn phải tâm niệm “nghề gì cũng làm được” thì mới mong tồn tại được. Ai đó ở VN đã quen làm việc nhàn hạ, sướng thân (mà vẫn rủng rỉnh tiền xài), hoặc thậm chí ngồi mát ăn bát vàng … mà qua đây giữ nguyên suy nghĩ cũ, chê ỏng chê eo “việc này cực thân”, “việc kia thấp kém”, “việc nọ lương bèo” … thì chắc là sẽ thấy đời khổ sở biết bao nhiêu, hoặc thậm chí bỏ về cho sớm…Nhưng mà, chọn được việc làm vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình mà vừa phù hợp với sức mình thì cũng không phải là chuyện dễ dàng. Người ta cũng cần phải tham khảo nhiều, biết sức mình (cả sức khỏe, lẫn sức … tiền và khả năng nữa) thì mới chọn được đúng đường đi. Mà nghề nghiệp ở cái xứ Mỹ này thì đúng là … vô số. “Trình độ chuyên môn” cỡ nào cũng có công việc phù hợp hết. Phạm vi bài này sẽ không bàn sâu tới chi tiết của từng ngành nghề, chỉ cố gắng hệ thống lại một số trong cả rừng nghề nghiệp đó thành từng nhóm như vầy: 

** Không cần biết tiếng Mỹ, không cần bằng cấp
- Không cần giấy phép: 
+ Làm cho nhà hàng/quán ăn VN: phục vụ bàn hoặc phụ bếp
+ Làm trong chợ VN: đứng quầy tính tiền hoặc phụ sắp xếp hàng lên kệ
+ Làm trong tiệm giặt ủi: bấm thẻ cho quần áo dơ, đứng máy giặt, máy ủi, hoặc móc đồ lên giá. Muốn đứng trên quầy thì phải biết tiếng Mỹ khá tốt. Còn làm trong xưởng giặt, ủi hoặc móc đồ lên giá thì phải có sức khỏe để đứng suốt ngày trong cái nóng hầm hập của xưởng..
+ Sửa quần áo: sửa thuê cho tiệm giặt hoặc mở tiệm riêng. Người Mỹ toàn mua đồ may sẵn về bận nên đâu có vừa khít. Hầu như ai cũng phải đem đi lên lai, bóp ống. Thậm chí áo đứt cái nút cũng xách ra tiệm … Nghề này cũng hốt bạc lắm
+ Cắt cỏ: nhận cắt thuê cho những gia đình neo người
+ Sửa chữa, xây dựng nhỏ: lót gạch, đổ sân xi măng, sửa ống nước vv…
+ Làm thợ lắp ráp cho hãng, xưởng của Mỹ
- Phải thi lấy bằng hành nghề (license): 
+ Giữ trẻ: Học rồi thi lấy cái license, có thể giữ tại nhà mình hoặc tới ở luôn tại nhà người ta (những gd khá giả có thể thuê nanny bao lương)
+ Làm nail, làm tóc: Học đủ số giờ quy định của từng tiểu bang rồi thi lấy license, ra làm cho tiệm người ta. Từ từ tích lũy, chừng nào đủ vốn thì tự mở tiệm riêng 
+ Massage: Cũng phải học lấy license. Thường là làm cho spa.

/*/ Thuận lợi:
- Không cần biết rành tiếng Mỹ, vẫn có thể có việc làm
- Không cần có sẵn kinh nghiệm
- Thời gian đào tạo ngắn (với nghề cần license), nên có thể mau đi làm, mau có tiền ổn định cuộc sống
- Thời gian khá linh hoạt, không nhất thiết phải đi làm từ 7-8 giờ sáng mỗi ngày, thậm chí với một số công việc, người ta còn có thể chủ động chọn giờ làm tùy thích
- Những công việc có tiền tip thì thu nhập thực tế cao hơn (nhiều) so với thu nhập trên giấy tờ
- Thường là được lãnh ½ lương bằng tiền mặt, dễ … giấu bớt thu nhập khi khai thuế
- Riêng việc làm cho hãng xưởng Mỹ thì có thể có đầy đủ lợi tức
/*/ Bất lợi:
- Những công việc này thường chỉ có ở nơi có đông người Việt (Cali, Texas vv…)
- Công việc ở nhà hàng, chợ, tiệm giặt ủi, cắt cỏ vv… đều là những việc rất nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe tốt. Mà phải chịu cực lắm lắm nữa.
- Tuy là thời gian linh hoạt, nhưng thực ra, lại mất nhiều thời gian hơn cả, vì thường phải làm trễ, làm cả cuối tuần (nail, tóc, quán ăn, tiệm giặt). Phụ nữ có con nhỏ mà làm những nghề này thì con bị thiệt thòi vì mẹ toàn phải làm về trễ, làm cuối tuần. Tối ngày con cứ phải quanh quẩn với người giữ trẻ vv…
- Chủ yếu là làm cho doanh nghiệp nhỏ nên hoàn toàn không có lợi tức gì khác ngoài lương: không bảo hiểm, không quỹ hưu, không ngày phép vv…
- Công việc không ổn định lắm, rất dễ bị thay đổi (tiệm đóng cửa, đổi chủ vv…)
- Nghề giữ trẻ bị ràng buộc rất gắt gao về luật bảo vệ trẻ em. Sơ suất nhỏ xíu cũng có thể bị treo bằng, phạt vạ, hoặc thậm chí tù đày
- Nghề nail & tóc cực kỳ nguy hại cho sức khỏe vì tiếp xúc thường xuyên, lâu dài với hóa chất độc hại. Tư thế đứng hoài, ngồi lâu cũng gây bệnh đau lưng về sau.

• Cần bằng hành nghề, cần tiếng Mỹ kha khá

- Phụ tá cho bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ: Có thể làm trong bệnh viện hoặc phòng mạch, nhà thuốc. 
- Medical biller, medical coder (nghề này không có ở VN nên không dịch ra tiếng Việt): Giúp cho bv hoặc các phòng mạch code bệnh của bệnh nhân rồi làm thủ tục yêu cầu bảo hiểm thanh toán cho dịch vụ mà bv hoặc phòng mạch đã thực hiện cho bệnh nhân có bảo hiểm
- Bán bảo hiểm
- Môi giới địa ốc
- Bán vé máy bay 

/*/ Thuận lợi:
- Nói chung thì thu nhập của những việc này là khá tốt
- Nếu làm việc trong bv, trong công ty lớn thì cũng có bảo hiểm, có quỹ hưu trí vv…
/*/ Bất lợi:
- Bắt buộc phải biết tiếng Mỹ đủ để nghe, hiểu và nói chuyện trực tiếp với người Mỹ
- Làm trong bệnh viện thì phải làm ca kíp, cuối tuần thì tuần nghỉ tuần làm, ngày lễ nghỉ cũng bị hạn chế.
- Làm cho phòng mạch thì được rảnh rỗi nhiều, nhưng lợi tức không đầy đủ
- Bán bảo hiểm, địa ốc, vé máy bay vv… thì bấp bênh vì tùy thuộc nhiều ở tình hình kinh tế

• Đòi hỏi bằng cao đẳng, đại học
Hình như đã cầm cái bằng cao đẳng với đại học trong tay thì chắc phải rành tiếng Mỹ (hơn 2 nhóm trên), và cơ hội chọn nghề nghiệp mình yêu thích cũng có nhiều hơn. Xin miễn liệt kê những ngành nghề nằm trong nhóm này. 
/*/ Thuận lợi:
- Thu nhập trên trung bình, hoặc cao, và khá ổn định
- Lợi tức đầy đủ: bảo hiểm, quỹ hưu trí, ngày nghỉ hưởng lương, ngày phép vv… (dĩ nhiên, cũng tùy hãng, tùy công việc mà lợi tức này cao hay thấp)
- Giờ giấc thông thường là cố định (8:00am ~ 5:00pm), nghỉ cuối tuần, nghỉ ngày lễ của Liên bang. Có nhiều nghề còn được “work from home” vài ngày trong tuần
- Người có quốc tịch nếu xin được việc làm cho chính phủ liên bang thì gần như ổn định cả đời
- Có thể được hỗ trợ học phí nếu xin học nâng cao
/*/ Bất lợi và Khó khăn:
- Vốn tiếng Anh phải đủ để nghe được lecture, đọc được textbook (chứ không phải nghe nói chuyện hàng ngày, hoặc đọc tiếng Anh phổ thông) thì mới học được cao đẳng, đại học
- Mất khá nhiều thời gian & công sức mới lấy được bằng
- Cũng có nhiều công việc bấp bênh vì tùy thuộc vào tình hình kinh tế

Vì chỉ dựa trên hiểu biết riêng và chủ quan của người viết nên bài này chắc chắn còn thiếu rất nhiều nghề nghiệp “khả thi” dành cho người Việt di dân qua Mỹ thời nay. Bạn nào có đóng góp, bổ sung gì thêm thì xin hoan nghênh 2 tay 2 chân nghen.

Read More




Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Kinh nghiệm đăng kí học community college ở Mỹ

Mình qua Mỹ vừa đúng 1 năm 3 tuận Thầy các bạn băn khoăn về chuyện đăng kí chọn ngành học, mình xin chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình trong 1 năm vừa quạ

Vừa qua Mỹ thì mình thi đăng kí vào ESL, trong thời gian này, bạn có thể đăng kí học ABE nếu như trình độ tiếng Anh khá một chút. Còn nếu không thì bắt đầu học từ đầu, ko sao cả. 2 quarters đầu tiên mình học ESL và ABE. Sau đó làm cái test để bắt đầu học các lớp có tín chỉ. Lúc này mình vẫn chưa có dự định trong đầu là sẽ chọn theo chuyên ngành gì cả mặc dù ở VN mình đã có bằng Đại Hoc. Bằng ĐH mình có dịch sang tiếng Anh, thậm chí là nhờ trường ĐH ở VN gởi trực tiếp còn niêm phong qua.
Không có mỗi trường chính sách khác, trường của mình còn yêu cầu mình gởi bảng mô tả chi tiết mình học những gì trong lớp đó rồi mới so sánh xem có tương xứng không mới chuyển điểm.

Tiếp tục việc học English của mình nhé, sau khi học ABE thì lẽ ra mình sẽ học English & Reading 91 , 96 rồi sẽ học English 101. Nhưng tại vì muốn tiết kiệm thời gian và tiền nên mình lấy test lần nữa và vô được lớp 96 ( skip 2 lớp 91). 

Đến lúc này thì mình bắt đầu định hình là sẽ theo học chương trình Dental Hygiene 2 năm , nhưng các môn prerequisite thì tới 13 lớp , tương đương mất khoảng 3,5 năm.

Trong các trường community college luôn có advisor và advising day được tổ chức thường xuyên. Các bạn book hẹn để nói chuyện với các advisor. Sau khi hiểu được mong muống của bạn, họ sẽ advise các lớp nào bạn cần phải học trước khi vô chuyên ngành.( VD English 101 là môn bắt buộc ở hầu hết các ngành trong college). 

Trước khi bất đầu học, các bạn nghiên cứu kĩ điều kiện và yêu cầu của ngành mình sắp theo là gì.Có gì ko rõ bạn book hẹn trực tiếp với Trưởng khoa của ngành đó luôn, họ sẽ giải thích cụ thể cho bạn về ngành bạn sắp hoc. 

Theo như kinh nghiệm của mình, các bạn muốn đăng kí học mấy ngành có liên quan đến healthcare thì tiêu chuẩn tương đối cao ( VD: GPA trung bình 3.3, thời gian volunteer, etc). Các bạn phải nắm và chuẩn bị tinh thần tất cả.

Ngoại trừ những bạn nhân được Financial Aid phải học cho đủ 15 tín chỉ ( thường là 3 môn ). Mình thành thật khuyên các bạn chỉ nên học 2 môn ( 10 tín chỉ ) nến các bạn mượn loan hoăc tự trả. Lý do là chậm mà chặc Vì những môn science bên này tương đối khó , họ học chuyên sâu , nhiều thuât ngữ chuyên môn khó nhớ , mà ngôn ngữ là rào cản lớn nhất của những người nhập cư như mình.

Summer quarter vừa rồi mình lấy lớp Math và Chemistry. Hiện tại đang lấy lớp English 101 và Biology. Vẫn còn 9 lớp nữa trước khi nộp đơn vào chuyên ngành Dental Hygiene. 

Ngay khi đăng kí học bạn nên apply cho financial aid luộn Hiện tại các trường đều đề nghị bạn đăng kí online tại http://www.fafsa.ed.gov/. Sau đó điền vào mẫu đơn của nhà trường. Họ sẽ gởi thông báo nếu bạn được hỗ trợ như thế nào. Thường thì có 3 mức : financial aid ( tiền CP hỗ trợ bạn hoc, ko phải trả lại, nhưng bắt buộc bạn fai là full-time student và có mức tối thiểu GPA ), mức 2 là subsidized loan ( tiền CP cho bạn vay, bạn trả lại sau khi học xong, ko phải trả lãi suất ), mức 3 là unsubsidized loan ( tiền CP cho vay, bạn phải trả lãi suất ). Điều này tuỳ thuộc vào mức income và hoàn cảnh gia đình của bạn nữa. 

Hi vọng những điều chia sẽ nho nhỏ này sẽ giúp các bạn rõ hơn chút ít. Nếu cần thêm gì các bạn cứ hỏi, nếu biết mình sẽ trả lời giúp các ban.

Read More




Việc học tiếng Anh ở Mỹ



Có nhiều nơi tổ chức lớp học nói, đọc, và viết tiếng Anh. Nhiều trẻ em và người lớn ghi danh học Tiếng Anh như là Ngôn Ngữ Thứ Hai ESL (English as a Second Language). Những lớp học này giúp những người không biết tiếng Anh học ngôn ngữ này. Những lớp học này còn được gọi là Lớp Tiếng Anh cho Người Nói Thứ Tiếng Khác ESOL (English for Speakers of Other Languages) hoặc những lớp dạy đọc viết tiếng Anh.


Trẻ em không biết tiếng Anh sẽ học môn này trong trường. Các trường học công lập Mỹ có những chương trình trợ giúp và giảng dạy đặc biệt cho học sinh cần học tiếng Anh. Những học sinh cần sự trợ giúp thêm thường được gọi là học sinh với Khả Năng Tiếng Anh Hạn Chế LEP (Limited English Proficient).


Học sinh mới bắt đầu học tiếng Anh có thể học lớp ESL thay thế cho lớp Anh Văn chính quy. Học sinh có trình độ tiếng Anh cao hơn có thể được xếp trong những lớp chính quy nhưng được trợ giúp thêm. Một số trường học cũng đưa ra những chương trình sau giờ học và dạy kèm để giúp học sinh học tiếng Anh. Trường học của bé sẽ cho quý vị biết họ có những chương trình trợ giúp nào cho học sinh cần học tiếng Anh.


Người lớn không hiểu tiếng Anh có thể ghi danh học lớp ESL của những trường công cho người lớn và giáo dục cộng đồng hoặc trường ngôn ngữ tư nhân.


Các chương trình ở trường công cho người lớn và giáo dục cộng đồng thường được tổ chức trong cộng đồng địa phương bởi các sở học chánh và đại học cộng đồng. Những chương trình này có những khoá học ESL có tình nguyện viên địa phương dạy kèm. Những chương trình này thường miễn phí, hoặc quý vị phải trả một khoản học phí nhỏ. Thời gian học có thể ban ngày hoặc ban đêm. Hãy gọi cho đại học cộng đồng địa phương hoặc văn phòng sở học chánh để tìm những lớp học ESL gần nhà nhất. Xem trên những trang màu xanh trong danh bạ điện thoại dưới mục “Trường Học- Công Lập” (Schools-Public).


Hầu hết những thành phố lớn đều có những trường ngôn ngữ tư nhân có lớp học ESL ban ngày hoặc ban đêm. Học phí của những lớp học này thường được tính dựa trên số giờ giảng dạy. Các lớp học ngôn ngữ ở trường tư thường đắt hơn những lớp học công. Để tìm trường dạy ngôn ngữ tư nhân, hãy xem trên những trang vàng trong danh bạ điện thoại dưới mục “Trường Ngôn Ngữ” (Language Schools).


Một số tổ chức cộng đồng, thư viện, và những nhóm tôn giáo cũng có những lớp học ESL miễn phí hoặc giá rẻ. Hãy tìm hiểu trong thư viện công cộng địa phương, cơ quan dịch vụ xã hội, nhà thờ hoặc chùa. Nhân viên tra cứu của thư viện địa phương cũng có thể cho quý vị biết về những chương trình ESL và giúp quý vị tìm sách, băng video, đĩa CD và phần mềm điện toán để học ESL trong thư viện.



Gọi 211
Hiện nay tại nhiều tiểu bang quý vị có thể gọi 211 để được trợ giúp tìm kiếm những dịch vụ mà quý vị cần. Hãy gọi 211 để hỏi nơi quý vị có thể ghi danh học những lớp ESL gần nơi quý vị ở. Quý vị cũng có thể gọi 211 nếu cần trợ giúp tìm những chương trình hỗ trợ thực phẩm, nhà ở, và cai nghiện ma túy, hoặc những dịch vụ xã hội khác.

Một số tiểu bang và địa hạt vẫn chưa có dịch vụ 211. Nếu quý vị gọi và không ai trả lời, thì dịch vụ 211 vẫn chưa có trong cộng đồng của quý vị.
Read More




Các trường bảo trợ toàn bộ học phí


Dưới đây là danh sách các trường hứa hẹn bảo trợ toàn bộ học phí cho sinh viên. Danh sách do US NEWS công bố. 


Tên trường (Tiểu bang)

Amherst College (MA)
Antioch College (OH)

Barnard College (NY)
Bates College (ME)
Beloit College (WI)
Boston College
Bowdoin College (ME)
Brown University (RI)
Bucknell University (PA)

California Institute of Technology
Campbell University (NC)
Carleton College (MN)
Chapman University (CA)
Claremont McKenna College (CA)
Clarke College (IA)
Colby College (ME)
Colgate University (NY)
College of the Holy Cross (MA)
Columbia University (NY)
Connecticut College
Cornell University (NY)

Dartmouth College (NH)
Davidson College (NC)
Duke University (NC)

Emory University (GA)

Franklin and Marshall College (PA)

Georgetown University (DC)
Gettysburg College (PA)
Grinnell College (IA)

Hamilton College (NY)
Harvard University (MA)
Harvey Mudd College (CA)
Haverford College (PA)

Lafayette College (PA)
Lake Forest College (IL)
Lawrence University (WI)

Macalester College (MN)
Massachusetts Institute of Technology
Middlebury College (VT)
Mount Holyoke College (MA)

Northwestern University (IL)

Oberlin College (OH)
Occidental College (CA)

Pitzer College (CA)
Pomona College (CA)
Princeton University (NJ)

Rice University (TX)

Salem College (NC)
Scripps College (CA)
Smith College (MA)
Southern Arkansas University
Stanford University (CA)
St. Olaf College (MN)
SUNY College of Environmental Science and Forestry
Swarthmore College (PA)

Talladega College (AL)
Thomas Aquinas College (CA)
Trinity College (CT)
Tufts University (MA)

University of Chicago
University of North Carolina–Chapel Hill
University of Northern Colorado
University of Pennsylvania
University of Richmond (VA)
University of Virginia

Vassar College (NY)

Wabash College (IN)
Washington University in St. Louis
Wellesley College (MA)
Wesleyan University (CT)
Williams College (MA)

Yale University (CT)


Nguồn: nguoi-viet.com
Read More




Khái quát về chi phí học đại học


Các trường đại học Mỹ đều có công bố trên trang web của họ thông tin về chi phí, thay đổi tuỳ theo trường công lập, cộng đồng hay tư thục. Chi phí sinh hoạt thay đổi tùy theo khu vực sống. Phải lên kế hoạch tài chính trước khi chọn trường, ít nhất là một năm trước khi xin nhập học, rồi theo đó bắt đầu tìm các nguồn tài trợ. Ngoài học phí còn có các loại lệ phí của trường, tiền mua sách, ăn ở và đi lại.

Mức học phí ít khi thể hiện chất lượng của trường. Trường tư thục thường có học phí cao nhất, trường công lập có học phí thấp hơn một chút và trường cộng đồng có học phí thấp nhất. Học phí trường công lập và cộng đồng càng thấp hơn nhiều nếu bạn là cư dân thường trú của tiểu bang. Để thoả điều kiện này sinh viên thường được yêu cầu cung cấp bằng chứng đã cư ngụ tại tiểu bang ít nhất một năm và có ý định sẽ cư ngụ lâu dài. Thí dụ về bằng chứng ý định cư ngụ lâu dài là bằng lái, giấy đăng ký sở hữu xe hay đăng ký bầu cử tại tiểu bang.

Đây là một thí dụ cho thấy sự khác biệt về học phí của các loại trường trong cùng tiểu bang California. Các con số đều là xấp xỉ và chỉ bao gồm học phí:
Image

Một trong những cách để tiết kiệm chi phí là, thay vì đi thẳng vào đại học, bạn có thể theo học một trường đại học cộng đồng để lấy bằng cao đẳng hai năm trước, và sau đó chuyển sang đại học học tiếp hai năm để lấy bằng cử nhân. 



Nguồn tài trợ đại học
Chi phí đại học thường được tài trợ như sau nếu trường hứa hẹn sẽ bảo trợ TOÀN BỘ chi phí:
. “Nhu cầu tài chính” của sinh viên được tính bằng tổng chi phí dự kiến cho năm học trừ đi “phần (phải) tự trang trải” của cha mẹ và sinh viên. “Phần tự trang trải” được tính theo công thức của liên bang, căn cứ vào tài sản và thu nhập của cha mẹ và sinh viên;

. Trường qui định một mức cố định chi phí trong phần “nhu cầu tài chính” làm mức mà sinh viên phải tự lo bằng cách vay và làm thêm; thí dụ ở Standford University mức này là $4,000. Sau khi trừ đi khoản $4,000 này và các khoản trợ cấp của liên bang và tiểu bang mà sinh viên nhận được, trường sẽ trợ cấp toàn bộ phần còn lại.


Phần phải tự lo $4,000 nói trên có thể được trang trải bằng các khoản vay của chính phủ liên bang, vay của tư nhân, đôi khi vay của trường, làm việc thêm, và các học bổng bên ngoài. 

Ở những trường không có hứa hẹn bảo trợ toàn bộ chi phí, sinh viên phải tự lo nhiều hơn, bằng cách vay tiền và xin học bổng. 



Chương trình tiết kiệm miễn thuế 529
Chưa có nhiều gia đình biết về chương trình 529. Chương trình này lấy tên theo Đạo Luật 529, cho phép các bậc cha mẹ mở một tài khoản tiết kiệm đặc biệt; các khoản thu nhập bỏ vào đây tạm thời không cần đóng thuế thu nhập. Thuế sẽ được tính khi rút tiền ra khỏi tài khoản, nhưng nếu rút ra để chi cho đào tạo giáo dục, số tiền đó sẽ hoàn toàn miễn thuế. Từ năm ngoái chính phủ đã quyết định điều khoản miễn thuế này có hiệu lực vĩnh viễn. Từ đó quỹ được các bậc cha mẹ đưa vào tài khoản 529 đã tăng nhanh, theo US News, trong năm ngoái từ tổng số $68.4 tỉ lến đến $90.7 tỉ, giúp hạ thấp hơn phí mở tài khoản, càng làm tăng tính hấp dẫn của nó. Vì hiệu lực miễn thuế đã thành vĩnh viễn, các bậc cha mẹ có thể kế hoạch tiết kiệm cho đại học ngay từ khi con còn nhỏ.
Read More