Hiển thị các bài đăng có nhãn hoctienganh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoctienganh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Làm sao để học tốt môn nói tiếng anh


Bí quyết học nói tiếng anh giỏi



1. Nói thật chậm (Always speak slowly)

Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn.

2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words)

Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, đây không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện tập. Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc nói tiếng Anh!
3. Gắn liền với ngữ pháp mà bạn đã học (Stick to grammar you have mastered)
Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ bạn vào việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào.
Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình!
4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often)
Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là:
- Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy tính, một chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một sự thay thế khá tốt. Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1-2 phút.
- Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót).
- Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu.
5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough)
Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?
- Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều bạn đang trình bày.
- Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp lỗi trong bài nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa.
Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giải pháp không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà bạn thực hành. Có thể ban đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau.
Source: Internet
Read More




Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Lộ bí quyết đạt 118/120 TOEFL iBT



Nữ sinh tiết lộ bí quyết đạt 118/120 TOEFL iBT
Đạt mức điểm gần như tuyệt đối trong đợt thi TOEFL iBT diễn ra cuối tháng 10 vừa qua tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM khiến không ít người kinh ngạc. Em Vũ Kim Khánh (học sinh lớp 9, Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, TP.HCM) chia sẻ, môn tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ 2 của mình.

Vũ Kim Khánh cùng cô giáo chủ nhiệm

Gia đình đã tạo nền tảng ban đầu

Sinh ra trong một gia đình trí thức, cả bố mẹ và chị gái đều biết tiếng Anh là một lợi thế ban đầu của Vũ Kim Khánh. Ngay từ khi Khánh chỉ mới 6 tuổi gia đình đã hướng cho em theo học tiếng Anh.

Ngoài những giờ học trên lớp, Khánh được mẹ kiểm tra phần từ vựng, bố và chị gái là người trực tiếp hướng dẫn cách học tiếng Anh. Tuy nhiên, Khánh thường cố gắng tự mình nghiên cứu các cách học tiếng Anh tốt nhất, chỉ khi nào cần mới nhờ tới sự trợ giúp của bố và chị gái. 

Khánh chia sẻ: "Em không có bí quyết gì đặc biệt, chủ yếu là học nhiều từ vựng kết hợp với việc đọc sách tiếng Anh, xem các bộ phim nước ngoài để luyện nghe, đặc biệt là xem chương trình trên CNN vì theo em đây là kênh truyền hình nói tiếng Anh rất chuẩn". 

Theo Khánh khó nhất vẫn là phần nghe và nói, khi xem phim nước ngoài, nghe người ta nói câu gì, mình nhẩm đọc lại. Cứ như thế em thường lẩm bẩm nói tiếng Anh một mình, tới nay thì đã nói tốt hơn rất nhiều.

Để Khánh học nghe tốt hơn, mẹ thường cho Khánh xem phim nước ngoài và che đi phần phụ đề. Cách làm này giúp em tập trung vào phần nghe hơn là đọc phụ đề, như vậy thì khả năng nghe tiến bộ từng ngày.

Ngay từ những năm học lớp 2, 3 Khánh đã tham gia một số cuộc thi tiếng Anh dành cho học sinh cấp độ nhỏ theo chương trình của Mỹ. Đến năm học lớp 8, Khánh bất ngờ đoạt giải thủ khoa Anh văn cấp quận. 

Ngoài việc học giỏi môn tiếng Anh, Khánh còn là một học sinh giỏi toàn diện với khả năng học giỏi đều tất cả các môn. Kết quả xếp hạng năm học vừa rồi Khánh là học sinh đứng đầu lớp và hiện tại là học sinh dẫn đầu trong bảng kết quả học tập hàng tháng của lớp.

 
Cô lớp phó học tập dễ mến

Ấn tượng ban đầu khi gặp gỡ với Vũ Kim Khánh là một nữ sinh lớp 9 hồn nhiên, dễ mến. Là lớp phó học tập, học rất giỏi, nhưng Khánh luôn có trách nhiệm với các hoạt động phong trào của lớp.

Em Khánh luôn được bạn bè yêu quý

Cô Lê Thị Quy Thục (giáo viên chủ nhiệm của Khánh) đánh giá: "Em Khánh là một cô bé rất đặc biệt, hiền lành và luôn hòa nhã với bạn bè nên được mọi người yêu quý. Không chỉ học giỏi tất cả các môn, Khánh còn tỏ ra rất thông minh, chăm chỉ và là một cán bộ lớp gương mẫu".

Luôn tìm ra những cách học mới mẻ đầy thú vị, Khánh còn thường xuyên trau dồi khả năng tiếng Anh, bằng cách giao tiếp với các bạn trong lớp. Dù đạt kết quả đáng kinh ngạc trong đợt thi TOEFL vừa qua với số điểm 118/120 (điểm TB của học sinh Việt Nam là 73/120) nhưng Khánh vẫn khiêm tốn: “còn nhiều bạn nói tiếng Anh giỏi hơn em rất nhiều”. 

Với Khánh, tiếng Anh hiện tại đối với em không còn là một ngoại ngữ, mà đã là ngôn ngữ thứ 2. Hiện em có thể giao tiếp bằng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ cả về mặt nghe và nói. 

Khánh bật mí thêm: "Lúc còn nhỏ mới học tiếng Anh em rất thích nói chuyện với người nước ngoài, mặc dù khi đó thường nói sai nhiều nhưng vẫn mạnh dạn nói. Rất may họ cũng hiểu mình nói là để “luyện” ngôn ngữ của họ". 

Em cho biết, nguyện vọng khi tham gia đợt thi TOEFL  một phần muốn thử sức và thông qua kỳ thi để xin học bổng du họ. Điểm đến mà em mong muốn chính là du học tại Mỹ.

Về tương lai em thích học ngành kiến trúc sư và muốn nhận được học bổng du học trong thời gian sớm nhất. 

Vẫn vẻ khiêm tốn Khánh nói “cả gia đình rất vui và tự hào về kết qủa kỳ thi TOEFL, nhưng sẽ không có chuyện “ngủ vùi” trong chiến thắng đâu chị. Em phải tiếp tục cố gắng hơn nữa...”.

Source: Vietnamnet
Read More




Thành ngữ tiếng anh 2

Chúng ta cùng học thêm một số thành ngữ tiếng Anh rất thú vị  nhé! 
Rome Was Not Built In One Day = Thành La Mã không phải được xây trong 1 ngày
"It is taking me a long time to write this computer program." Answer: "Rome was not built in one day."

Rub Salt In An Old Wound = Xát muối vào vết thương chưa lành
"Oh please, let's not rub salt in old wounds!"

Start From Scratch = bắt đầu từ đầu, bắt đầu từ con số không
"How are you going to build your business?" Answer: "Just like everyone else does:starting from scratch."

The Pros And Cons = những mặt lợi và những mặt hại
"I've considered the pros and cons and I've decided: it is going to be expensive, but I still want to go to college."





The Straw That Broke The Camel's Back = giọt nước làm tràn ly
"You've been rude to me all day, and I've had it. That's the last straw!"

Third Wheel= kẻ dư thừa, kỳ đà cản mũi
"You two go on ahead without me. I don't want to be the third wheel."

Turn Over A New Leaf= quyết tâm thay đổi cuộc đời
"I'm turning over a new leaf; I've decided to quit smoking."

Two Wrongs Don't Make A Right = hai cái sai không làm nên 1 cái đúng
"That boy pushed me yesterday and I am going to get him back today!" Answer: "No you are not! Two wrongs do not make a right."

Under The Weather = không khỏe trong người, bị bệnh nhẹ do thời tiết
"What's wrong?" Answer: "I'm a bit under the weather."

Up Against = đương đầu với
"We have been up against stronger opponents in the past."

Water Under The Bridge = chuyện đã qua rồi
"Aren't you still angry about what he said?" Answer: "No, that was a long time ago. It's all water under the bridge."

When In Rome, Do As The Romans Do = nhập gia tùy tục
"Are you sure we should eat this with our hands?" Answer: "Why not? All of these people are eating it that way. When in Rome, do as the Romans do!"
Without A Doubt = chắc chắn, không còn nghi ngờ gì nữa
"Are you going to watch the game tomorrow?" Answer: "Without a doubt!"

Word Of Mouth = sự truyền miệng
"Where did you hear about that?" Answer: "Just word of mouth."

You Can't Judge A Book By Its Cover = áo ca sa không làm nên thầy tu, đừng đánh giá dựa trên vẻ bề ngoài
"He dresses in plain clothing and drives an ordinary car. Who would know he is the richest man in town? You can't judge a book by its cover!"
 "Beat around the bush"_đừng vòng vo tam quốc nữa
"Beat around the bush" có nghĩa là nói vòng vo, không nói trực tiếp về chuyện mà mình muốn nói đến.
Ví dụ:
"Has he said that he wants to marry you?"
(Anh ấy đã nói là muốn cưới cậu chưa ?)
- "No, but he has been beating around the bush."  
(Chưa, nhưng anh ấy chỉ nói vòng vo như thế thôi)
Khi bạn muốn nói về một chuyện gì đó nhưng bạn lại không muốn nói thẳng ra, tức là bạn đang "beat around the bush".
Ví dụ:
- "Why don't you just come out and say your are hungry? Stop beating around the bush.
(Sao em không đi ra đây và nói rõ ra là em đang đói ? Đừng nói vòng vo nữa)
Nếu như mọi người càm thấy chán nản vì bạn cứ trốn tránh nói thẳng vào vấn đề, có thể họ sẽ bảo bạn "stop beating around the bush." (đừng vòng vo tam quốc nữa
Read More




Nữ thủ khoa Học viện Cảnh sát chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh

Lê Thùy Trang là cựu học sinh lớp Chuyên Anh của trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) và xuất sắc trở thành thủ khoa khối D của trường Học viện cảnh sát năm 2012 với số điểm 26 (Văn 7, Toán 9,75 và Tiếng Anh 9,25). Năm học lớp 12, Trang cũng đã từng đoạt giải Khuyến khích môn Tiếng Anh và Tiếng Anh cũng chính là môn học Trang yêu thích nhất. Cô bạn đã có những chia sẻ cởi mở với Tiin về phương pháp ôn thi môn Tiếng Anh, thời gian học tiếng Anh và các nguồn tài liệu bổ ích…

Trang đã dành thời gian học môn tiếng Anh như thế nào?
Để ôn thi đại học môn tiếng Anh khối D, mình dành tổng cộng trung bình khoảng 3 tiếng mỗi ngày để học môn tiếng Anh. Đối với học sinh cuối cấp, việc học đôi khi trở nên rất khó khăn vì chúng ta phải gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Nhiều học sinh cuối cấp thường xuyên thức rất khuya để học, tuy nhiên đó thực sự không phải là cách học hiệu quả. Theo mình, thời gian học buổi tối tốt nhất là từ 8h đến 12h và buổi sáng là từ 5h đến 6h. Thời gian học buổi sáng tuy ngắn ngủi nhưng rất hiệu quả vì đó là thời điểm mà đầu óc chúng ta tỉnh táo và minh mẫn nhất, rất thích hợp cho việc học thuộc từ mới tiếng Anh.
Bên cạnh yếu tố về thời gian thì việc thay đổi không gian học cũng rất quan trọng để giúp chúng ta có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn. Nếu như cảm thấy không gian phòng học tại nhà ở của mình đã quá nhàm chán, các bạn có thể tìm đến công viên hay thư viện, hoặc có thể đến nhà bạn để học nhóm…

Trong nội dung chương trình môn Tiếng Anh thì phần nào mà Trang cảm thấy quan trọng nhất? Bí quyết học phần này của Trang là gì?
Trong môn tiếng Anh, phần quan trọng nhất luôn là phần ngữ pháp. Ngữ pháp chính là nền móng của ngôn ngữ, muốn học tốt một ngôn ngữ người học trước hết phải học tốt ngữ pháp, vì thế ngay từ khi làm quen với môn tiếng Anh cho đến khi ôn thi ĐH, mình cũng đã rất chú trọng đến phần ngữ pháp. Để học môn ngữ pháp hiệu quả riêng mình có một số bí quyết như sau:
1. Lên lịch học
Ghi chú những phần ngữ pháp quan trọng và lên kế hoạch học và thực hành từng phần. Ví dụ: Muốn học phần so sánh tính từ (the comparision of adjectives) thì có thể chia tất cả kiến thức và bài tập của phần đó làm đôi để học trong 2 ngày. Ngày thứ nhất học so sánh bằng (as adj as), so sánh hơn (adj + er (than N) hoặc more + adj (than N)) và thực hành các bài tập liên quan. Ngày thứ hai học so sánh nhất (the adj +est (N) hoặc the most adj (N)) và các tính từ so sánh không theo nguyên tắc (good – better – the best,…).
2. Chú ý tới những lỗi ngữ pháp thường gặp
Đây chính là cách “learn from mistakes” (Học từ những lỗi sai). Mỗi khi phát hiện ra lỗ hổng kiến thức ngữ pháp của mình thì ngay lập tức chúng ta nên chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại tất cả những cấu trúc mình sử dụng sai đó để lần sau không bao giờ “tái phạm” nữa.
3. Thực hành và tìm các nguồn bài tập
Tìm các bài tập ngữ pháp từ các nguồn như sách, báo, internet… để thực hành, để học tốt được ngữ pháp thì các em cần phải luyện tập thật nhiều cho tới khi sử dụng nó một cách dễ dàng. Ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều tình huống để chúng ta có thể áp dụng hữu hiệu các quy luật ngữ pháp tiếng Anh.
4. Học các quy luật.
Ví dụ như khi học cách thành lập và sử dụng Thì quá khứ đơn (simple past) nên thực hành ngay các cách áp dụng này vào tình huống thực tế (tập viết một mẫu đối thoại ngắn, chỉ khoảng 5 - 6 câu, sử dụng thì quá khứ đơn. Sau đó tìm thêm một vài tình huống vui vui để thực hành cho tới khi nhuần nhuyễn)…
5. Để ý các cấu trúc ngữ pháp khi đọc
Khi đọc một câu văn hay một câu mẩu chuyện…chúng ta nên để ý đến ngữ pháp và nên tìm hiểu tại sao câu lại được viết như vậy mới có thể nắm vững được cấu trúc ngữ pháp hơn. Nếu không thể hiểu tại sao cấu trúc ngữ pháp lại như vậy thì hãy tìm những cuốn sách về những phần ngữ pháp này và tự luyện tập, ngoài ra bạn hỏi bạn bè hay thầy cô về những điểm mình chưa hiểu rõ…
6. Học các điểm (quy tắc) ngữ pháp ngoại lệ
Ngữ pháp tiếng Anh có khá nhiều trường hợp ngoại lệ. Khi gặp các ngoại lệ này, chúng ta nên ghi chép lại và đối chiếu với quy luật để có thể nhớ được chúng.

Ngoài tập trung ôn luyện kiến thức thì theo Trang, các sĩ tử cần phải chú ý điều gì để đạt được điểm cao môn tiếng Anh?
Để đạt điểm cao môn tiếng Anh trong kì thi đại học, các bạn nên tìm đề thi tiếng Anh đại học của các năm trước làm thử, để kiểm tra trình độ của mình và để biết được cấu trúc một đề thi đại học, xác định nó có những phần nào để ôn thi tập trung vào những phần đó. Thông thường, một đề thi tiếng Anh có các phần như sau:
- Tìm từ đồng nghĩa/trái nghĩa với 1 từ trong 1 câu văn cho trước
- Tìm câu đồng nghĩa với 1 câu cho trước
- Tìm từ có vị trí âm tiết nhận trọng âm khác so với các từ còn lại
- Tìm lỗi sai trong câu
- Đọc và chọn từ điền vào chỗ trong một đoạn văn/câu văn
- Đọc và chọn phương án trả lời câu hỏi
Để đạt điểm cao tất cả các phần này, các bạn sĩ tử nên tìm mua các cuốn sách bài tập tiếng Anh của các tác giả Vĩnh Bá, Mai Lan Hương, Hoàng Thị Lệ. Những cuốn sách này thực sự rất hay vì nó có những bài tập chọn lọc tiêu biểu của từng phần và kèm theo đáp án đầy đủ. Nói nhỏ thêm với các em là các câu hỏi, bài tập có trong sách các tác giả Vĩnh Bá và Mai Lan Hương thường khá sát với đề thi ĐH các năm đấy!
Theo edu.go.vn
Read More




Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Hướng dẫn cách học từ vựng tiếng anh hiệu quả

Bước 1 : Đầu tiên bạn nên học theo chủ đề cho dễ học ( khuyến cáo nên mua quyển bài tập từ vựng tiếng anh của Xuân Bá , có hình ảnh và bài tập đi kèm , rất dễ nhớ ) . Nên học theo chủ đề bởi vì chúng sẽ giúp bạn liên tưởng tốt hơn và đồng thời cũng dễ nhớ hơn .

Bước 2 :Bạn chỉ nên học các từ đơn giản từ 1 đến 2 âm tiết vì các từ nhiều âm tiểt khác trở lên .Đa phần là từ ghép . Vd: waterfall = water( nước ) + fall( ngã ) = thác nước football = foot( chân ) + ball ( bóng ) = đá bóng

Tuy nhiên , vẫn còn 1 số ngoại lệ

Vd : butterfly = butter ( bơ ) + fly ( bay hoặc con ruồi ) = con bướm screwdriver = screw ( ốc vít ) + driver ( người lái xe ) = tua vít

Trong trường hợp này , tốt nhất bạn nên sử dụng trí tưởng tượng ( tưởng tượng là yếu tố then chốt của trí nhớ ) càng cụ thể , nhiều hình ảnh sinh động và càng quái dị thì … càng tốt .

Vd : butterfly . Bạn hãy hình dung , một con bướm đang bay liệng tung tăng thì một miếng bơ thơm ngon từ đâu bay đến trúng luôn vào com bướm làm nó được ướp nguyên 1 màu vàng và bạn tưởng đó là 1 miếng bơ lạ cho vào mồm nhai nhóp nhép . ( lạy chúa con đang đói )

Bước 3 : Học các tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ, ngữ căn . Tiếp đầu ngữ là những từ được thêm đằng trước từ để làm rõ nghĩa thêm . Tiếp vị ngữ cũng tương tự nhưng là ở phía sau . ( để học cái này , bạn nên mua quyển dạy đọc nhanh của tony buzan , ở đó tổng hợp tất cả 3 cái trên , rất hữu ích ) .

Vd : mis ( sai ) + understand ( hiểu ) = misunderstand ( hiểu nhầm ) under ( dưới ) + ground ( mặt đất ) = underground ( dưới mặt đất )

garden ( làm vườn ) + er ( chỉ điều kiện or hoạt động ) = gardener ( người làm vườn ) work ( làm việc ) +er ( như trên ) = worker ( công nhân )

Sự kết hợp giữa bước 2 và 3 :

Vd : goal( khung thành ) + keep ( giữ ) + er ( chỉ đk or hoạt động ) = goal ( khung thành ) + keeper ( người giữ ) = thủ môn

Bước 4 :Chia tất cả các từ cùng 1 chủ đề thành từng nhóm nhỏ ( có điêm tương đồng ) để dễ học và không bỏ sót từ nào .

vd : basketball , football , footballer , goalkeeper , runner , baseball , .. Chia làm 2 nhóm : nhóm 1 các môn thể thao : basketball , baseball , football nhóm 2 vận động viên : runner , goalkeeper , footballer .

Bước 5 : Phải học thường xuyên và có tính kiên trì .
Hiện tại đây là 1 số cách cơ bản , dành cho cả dân chuyên và không chuyên tiếng anh . Có thể bạn chưa đạt được mức 100 từ / ngày ngay lập tức nhưng nếu cứ làm đều đều thì mình nghĩ giới hạn ko chỉ dừng lại ở 100 từ đâu .
Read More




Học Tiếng anh qua những bài thơ hay





Just friends?
I love you more every day,
My name I long for you to say.
Do you know just how I feel?
Do you know this love is real?
Sometimes I wonder what you think.
When you hear my name, do your cheeks turn pink?
Do you dream about me every night?
Wish to hug me and hold me tight?
Do you think we're meant to be?
Together forever, you and me?
These are the questions that run through my mind,
Your way into my heart, you did find.
It drives me crazy as to what I should do,
Should I risk a friendship and confess to you?
Or should I keep my feelings inside,
Keep them locked up, let them hide?
I just don't know what to do anymore,
My heart it aches, my heart it's sore.
I love you more than you could know,
And I don't want to ever let you go.
So even if I'm just a friend,
I'll always love you until the end.







Mỗi ngày tôi lại yêu em hơn
Tôi khao khát được nghe em gọi tên tôi
Em có biết tôi đang cảm thấy gì không ?
Em có biết tình yêu này là rất chân thành ?
Đôi khi tôi tự hỏi em đang nghĩ gì.
Khi nghe thấy tên tôi, má em có ửng hồng ?
Hằng đêm em có mơ thấy tôi ?
Và ước được ôm tôi thật chặt ?
Em có biết chúng ta thuộc về nhau
Mãi mãi bên nhau, chỉ có tôi và em ?
Những câu hỏi này cứ quẩn quanh mãi trong tôi.
Em đã tìm thấy con đường dẫn vào trái tim tôi
Và tôi gần như phát điên lên không biết mình nên làm gì.
Liệu tôi có nên mạo hiểm tình bạn của chúng ta để thú nhận với em ?
Hay tôi nên giữ kín những cảm xúc ấy trong lòng,
Giam cầm và khoá chặt chúng lại ?
Tôi không biết phải làm gì nữa
Trái tim tôi đang rất đau đớn
Tôi yêu em rất nhiều hơn những gì em biết
Và tôi thật sự không bao giờ muốn để em ra đi
Vì thế nên cho dù chúng ta chỉ là bạn mà thôi
Tôi cũng sẽ vẫn mãi yêu em cho đến tận cùng.
Read More




Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Học tiếng Anh cùng con Bốn nguyên tắc cần ghi nhớ

Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất và để trở thành người bạn đồng hành cùng con trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất - đó chính là quan điểm của Tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern University (Mỹ). Tuy nhiên, để trở thành người bạn đồng hành trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

“Viên đạn bạc”
Trong tiếng Anh, thành ngữ “viên đạn bạc” (“silver bullet”) xuất phát từ những câu chuyện và bộ phim về huyền thoại người sói. Con người đã tìm ra cách đối phó với loài sinh vật đáng sợ này, đó là sử dụng những viên đạn làm bằng bạc. Để ngăn chặn lũ người sói, những viên đạn bạc là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, việc tìm ra được “những viên đạn bạc” đó cho những vấn đề phức tạp dường như nằm ngoài sức tưởng tượng.
Giá mà những thứ đó tồn tại, việc học một ngôn ngữ sẽ chẳng có gì phức tạp. Các em sẽ có thể học chủ yếu tại nhà và sử dụng ngoại ngữ thành thạo chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng điều này cũng hoang đường như câu chuyện về người sói và những viên đạn bạc vậy. Thực tế việc học ngoại ngữ và luyện tập sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và có giá trị là một hành trình nhiều khó khăn.
Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất.

Trước khi bàn về một vài phương pháp để những phụ huynh chỉ nói tiếng Việt có thể giúp con mình luyện tập tiếng Anh tại nhà, phụ huynh cần nhớ kĩ 4 điều sau: tích cực học và luyện tập đúng cách, tránh quá tải các bài tập làm trên giấy, không nên để ngoại ngữ thành một nỗi sợ hãi và sử dụng ở cả những hoàn cảnh không phù hợp, và luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp.

Thế nào là tích cực học và luyện tập đúng cách?
Tại các buổi họp phụ huynh, tôi thường nghe hầu hết các bà mẹ chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh cho con. Thường thì con họ sẽ phải thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD. Và rồi họ băn khoăn vì sao với lịch học dày đặc đó mà không thấy sự tiến bộ của các em khi giao tiếp tiếng Anh hay vì sao các em không mạnh dạn nói tiếng Anh nhiều hơn khi đến lớp.
Lý do dường như rất rõ ràng: bởi chính các vị đã làm cho con mình ghét tiếng Anh với một lịch học quá căng thẳng. Sau mỗi ngày làm việc, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ.

Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy?
Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động.
Không nên ép trẻ nói tiếng Anh trong hoàn cảnh không phù hợp
Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ. Vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.
Mong các em giao tiếp tiếng Anh với những người nước ngoài xa lạ sẽ là áp lực lớn và có thể làm các em không thích nói tiếng Anh nữa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ được hình thành trong những hoàn cảnh thích hợp. Nói cách khác, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bỗng nhiên nói một điều gì đó mà không có lý do. Bảo các em nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố cũng là khiến các em ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoàn cảnh. Bởi vốn dĩ các em và những người nước ngoài không quen biết không có chuyện gì để cùng nói cả. Việc đó giống như tôi giới thiệu các bạn với những người bạn Việt Nam tại Mỹ và bảo các bạn “hãy nói tiếng Việt đi”. Sẽ thật kỳ lạ và có thể khiến các bạn ngại giao tiếp.

Trẻ sẽ nhanh chóng nói tiếng Anh khi sống trong môi trường “thấm đẫm” ngôn ngữ này.

Luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp
Bạn rất thành thạo tiếng Anh và mặc dù việc giúp các em luyện tập tại nhà rất có ích nhưng cũng có nhiều hạn chế. Và trường hợp bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nơi duy nhất dạy con bạn học tiếng Anh là các lớp học. Luyện tập tại nhà qua những bài tập trên giấy có thể tăng động lực học và thậm chí bổ sung vốn từ vựng (tôi sẽ trình bày tiếp ở bài tiếp theo), tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó không thể thay thế vai trò của các lớp học.

Source: dantri
Read More




Phương pháp dạy và học tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy thường áp dụng phương pháp gọi là Immersion Language Teaching, hay còn gọi là content-based.
I. Phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy thường áp dụng phương pháp gọi là Immersion Language Teaching, hay còn gọi là content-based, với 2 nguyên tắc chính:
1. Ném trẻ con vào môi trương ngôn ngữ đó và nó sẽ tự xoay xở.

2. Dạy nội dung qua ngôn ngữ, tức là cái chính không phải ở ngôn ngữ mà là ở nội dung mà ngôn ngữ đó truyền tải. Bà con ngày xưa học ngoại ngữ trong trường học chắc đều nhớ là bao giờ cũng có mẫu câu, phải thuộc cái mẫu câu đó rồi sau đó thì biết là dùng trong trường hợp nào, đúng không? Chúng ta toàn học theo cách đó, và bây giờ trong các trường người ta vẫn dạy cách đó, nên trẻ con học hết cấp III rồi vẫn chẳng thốt lên được một câu để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài. 
Với cách dạy Immersion Language Teaching, trẻ con sẽ được giới thiệu với topic, học xung quanh topic đó một cách tự nhiên và ngôn ngữ thì tự nó thấm vào một cách tự nhiên. Nôm na nó là như thế, nên chúng nó không phải băn khoăn là à, bây giờ thế này thì phải nói thế nào nhỉ, như người lớn chúng ta học ngoại ngữ vẫn thường phải thế.
Vì vậy, khi chọn chỗ học ngoại ngữ cho con mà các bố mẹ thấy cô giáo dạy kiểu như là: Apple là quả táo, các con nhớ chưa, thì xin bố mẹ hãy tránh ra xa, các con sẽ có một đống từ lộn xộn trong đầu và có thể biểu diễn được cho bố mẹ biết là apple là quả táo, banana là chuối nhưng vô hình chung là khả năng ngôn ngữ của các con đang bị kìm hãm đấy, sẽ giải thích rõ hơn vấn đề này sau.
II. Các nguyên tắc học ngoại ngữ chính:
1. Học càng sớm càng tốt:
Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi. Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra. 
Đối với trẻ nhỏ thì tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.
2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ:
Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản là: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt như vậy đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song. Ngược lại, nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố,... Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép - nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.
3. Học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức nội dung cần truyền tải:
Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link (liên kết) thẳng cái object (đối tượng) đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải nghĩ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra.
Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.
4. Học ngoại ngữ phải kiên trì:
Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid (thần đồng), tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: “mưa lâu thấm dần”, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích,... Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent (phát âm) đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.
5. Học chuẩn ngay từ đầu: 
Accent không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing... nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm.
Người nước ngoài với một giọng chuẩn là ổn, vì người nước ngoài có 2 lợi thế hơn so với người Việt: 
Trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì một là không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ; thứ hai là họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp; thứ ba là khả năng tạo fun (hài hước) của họ vẫn kém người nước ngoài!!! Tóm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất.
6. Học dưới nhiều hình thức: 
Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài...Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV (truyền hình cáp)), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy:  Thứ nhất là chúng nó phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người; thứ hai là học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như Dinosaurs hay Barbie, hay Strawberry Shortcake, hay Totally Spices…. nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới. Máy tính và Internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì bố mẹ biết rồi.
7. Ngữ pháp:
Vấn đề là Hãy quên ngữ pháp đi, đừng để ý nhiều. Ngoại ngữ là phương tiện để giao tiếp, có nghĩa là cháu nói sao cho người ta hiểu là được, ngữ pháp cháu sẽ tự master dần dần trong quá trình giao tiếp (khi nó nghe người khác nói đúng nó sẽ bắt chước) và khi nó lớn lên. Con nhà mình bây giờ vẫn nói she don't like it, lúc đấy mình chỉ nhắc khẽ là she doesn't...Đừng press quá với con về vấn đề ngữ pháp mà nó sẽ ngại nói đấy. Người Việt Nam mình luôn luôn coi trọng ngữ pháp và nói làm sao cho khỏi sai để người ta khỏi cười, và kết quả là chúng ta ấp úng không dám giao tiếp. Sợ sai là tối kỵ khi học và giao tiếp bằng ngoại ngữ.
8. Điều không nên làm: 


Đừng bao giờ hỏi con “Quả táo” nói bằng tiếng Anh thế nào hả con? Điều tối kỵ đấy. Thay vào đấy, hãy cầm Quả táo lên và hỏi: What is this?

Read More